Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy

Tóm tắt

Giọng điệu có vai trò quan trọng trong nghệ thuật tự sự. Nó không chỉ thể hiện thái độ, tình cảm, lập

trường, tư tưởng, đạo đức trước hiện thực cuộc sống mà còn mang tính chất riêng biệt, độc đáo của mỗi

tác giả. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã xác lập được giọng điệu tự sự mang dấu ấn của mình ở thể loại tiểu

thuyết. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu giọng điệu triết luận, giễu nhại, trữ tình qua hai

tác phẩm mà anh dành nhiều tâm huyết là Màu rừng ruộng và Con chim joong bay từ A đến Z

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
rợ 
TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
75 
thủ đắc lực cho Đỗ Tiến Thụy đả phá vào 
những hạn chế, tiêu cực trong xã hội. Anh 
không ngần ngại giễu nhại những phong 
tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở nhiều 
miền quê trên đất nước ta. Đặc biệt, với 
tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z, 
nhà văn gốc Hà Tây đã bóc trần hiện tượng 
tham nhũng, nhận hối lộ đang tồn tại như 
những ung nhọt nhức nhối của xã hội. Có 
thể nói, những trang văn phản ánh về vấn 
nạn này không chỉ gây ám ảnh cho độc giả 
mà còn cho thấy tinh thần phê phán của 
một nhà văn, của một công dân có trách 
nhiệm trước thời cuộc. 
 2.2.3. Giọng điệu trữ tình 
Giọng điệu trữ tình là giọng điệu nhẹ 
nhàng, sâu lắng, đầy chất thơ, khơi gợi 
trong lòng độc giả những xúc cảm thẩm 
mĩ. Nó được khởi phát từ những cảm xúc 
mang tính chủ quan của chủ thể trong tác 
phẩm, thường xuất hiện trong thơ hoặc văn 
học lãng mạn. Giọng điệu này được chuyển 
tải qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh gợi 
hình, gợi cảm, giàu chất thơ; qua việc dùng 
đa dạng các kiểu câu; tận dụng triệt để các 
biện pháp tu từ, nhất là so sánh để gợi 
những liên tưởng độc đáo Khảo sát tiểu 
thuyết Màu rừng ruộng và Con chim joong 
bay từ A đến Z, chúng tôi nhận ra giọng 
điệu trữ tình được thể hiện chủ yếu ở việc 
miêu tả bức tranh thiên nhiên và nội tâm 
nhân vật. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập 
trung tìm hiểu ở khía cạnh miêu tả bức 
tranh thiên nhiên. 
Có thể nói, Đỗ Tiến Thụy đã dành 
nhiều tâm huyết khi miêu tả những bức 
tranh thiên nhiên sống động, nên thơ, nhiều 
màu sắc. Đọc tác phẩm của anh, chúng ta 
như lạc vào thế giới đa sắc của ruộng, của 
rừng. Khi chăn trâu trên Đồng Mồ, nhân 
vật Vinh đã cảm nhận về vẻ đẹp của quê 
mình: “Tháng tám lúa trổ. Cả cánh đồng 
trắng tơ lúa phơ đòng. Những con rô béo 
vàng tung mình đớp chấu rơi oạch vào 
giữa bụi lúa lạch đạch mãi mới thoát. Á à! 
Thế là Vinh sắm cần câu. Một chiếc giỏ 
nhỏ như quả bầu be thắt eo đeo bên sườn. 
Một ống bơ bỏ đầy cào cào, châu chấu. 
Vinh ngồi vắt vẻo trên lưng Nghé Hoa nhịp 
nhịp cần câu. Gió đồng thơm lựng. Nắng 
hanh vàng óng ả. Bầu trời lãng đãng mây 
trôi. Mỗi lần Vinh búng cần nhấc lên một 
chú rô là Nghé Hoa quay cổ lại, nhe hàm 
lợi trọc như cười. Vinh cảm thấy cuộc đời 
chưa đến nỗi nào. Ai bảo chăn trâu là 
khổ?” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.15). Với 
giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng; câu chữ, 
hình ảnh đep đẽ, giàu chất thơ, đoạn văn 
trên đưa người đọc trở về cánh đồng quê 
vùng đồng bằng Bắc bộ, trở về với những 
kí ức tươi đẹp của tuổi thơ. Ở đó, có màu 
trắng tơ của lúa phơ đòng, màu vàng của 
con rô béo, vàng óng ả của nắng hanh; có 
hình ảnh cánh đồng vào tháng tám lúa trổ, 
con cá rô tung mình đớp chấu rồi rơi oạch 
vào giữa bụi lúa; có cào cào, châu chấu, có 
Nghé Hoa nhe hàm lợi trọc như cười; gió 
đồng thơm lựng; bầu trời mây trôi lãng 
đãng; có trò chơi trẻ thơ câu cá rô đồng, 
chăn trâu đầy mộng mơ.v.v. Từ cảm thán 
“á à”, câu khẳng định “Vinh cảm thấy cuộc 
đời chưa đến nỗi nào”, câu hỏi tu từ mượn 
từ lời thơ của Giang Nam “Ai bảo chăn 
trâu là khổ?” đã cho thấy cảm xúc hạnh 
phúc, sung sướng ngất ngây của nhân vật 
chính khi được đắm mình vào một không 
gian thơ mộng, bình yên như vậy. Làng 
quê của Vinh không chỉ đẹp vào ban ngày 
mà khi màn đêm buông xuống, trăng lên 
cũng đẹp không kém: “Lần đầu tiên trong 
đời Vinh được ăn một bữa ngon như thế. 
Bữa ăn trên cỏ, dưới trăng vàng ngần 
ngận. Gió đồng rời rợi mê tơi. Hai anh em 
táng bay con gà và chai rượu nếp. Lần đầu 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 
76 
tiên Vinh uống rượu nên đầu óc lầng 
khầng. Cậu nằm dài trên bãi cỏ gà thênh 
thênh ngửa mắt nhìn trăng. Trăng mùng 
tám như cánh diều vàng. Trên trăng là sao. 
Những vì sao li ti nhấp nháy liên hồi” 
(Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.57-58). Cảnh vật 
vốn dĩ đã đẹp lại được nhìn qua đôi mắt 
của chàng trai tuổi mười bảy đang chếnh 
choáng men say sau chầu nhậu lại càng 
lung linh, huyền ảo hơn. Câu văn ngắn, các 
từ láy “ngần ngận, rời rợi, thênh thênh, li 
ti, nhấp nháy” cùng biện pháp tu từ so sánh 
“Trăng mùng tám như cánh diều vàng” đã 
đặc tả vẻ đẹp nên thơ của ánh trăng, gió 
đồng, bãi cỏ.v.v. Chúng hiện lên trước mắt 
người đọc một cách sống động như thật. 
Đó là nhờ vào công sức lao động nghệ 
thuật của Đỗ Tiến Thụy khi những câu văn 
miêu tả cảnh vật được anh trau chuốt kĩ 
lưỡng để mang đến rung cảm thẩm mĩ 
mạnh mẽ trong tâm hồn độc giả. 
Với tiểu thuyết Con chim joong bay từ 
A đến Z, chúng tôi thấy dù không gian 
nghệ thuật ở Hà Nội khá chật chội, chủ 
yếu chỉ được khắc họa ở nhà cụ Tướng 
nhưng không vì thế mà giọng điệu trữ tình 
khi miêu tả bức tranh thiên nhiên bị thiếu 
hụt. Lần đầu tiên đến nhà cụ Tướng, con 
joong đã phải thốt lên: “Chòe! Một giàn 
phong lan buông hoa tha thiết. Một cụ già 
tóc trắng hoa lau ngồi viết trên bộ bàn ghế 
làm từ gốc rễ cây rừng gân guốc. Những 
làn mây mỏng bay vấn vít quanh hoa 
quanh tóc cụ. Dưới chân cụ là một thằng 
lợn khoang nằm ngoan ngoãn. Nom cụ hệt 
một tiên ông giữa động hoa rừng” (Đỗ 
Tiến Thụy, 2017b, tr.20). Câu cảm thán, 
ngôn từ có tính hình tượng, giàu cảm xúc 
đã mang đến cho chúng ta một bức tranh 
thủy mặc có sự hài hòa giữa con người và 
thiên nhiên. Giàn phong lan buông hoa tha 
thiết đã làm cho người đọc trầm trồ về cái 
đẹp thanh tao, nhã nhặn cùng bộ bàn ghế 
làm từ rễ cây rừng, làn mây mỏng bay vấn 
vít quanh hoa, quanh cụ chủ mang đến một 
không gian như thoát tục. Một cụ già xuất 
hiện với mái tóc trắng hoa lau ngồi trên 
bàn viết, dưới chân là thằng lợn khoang 
nằm ngoan ngoãn. Nó khiến joong phải 
thốt lên: “Nom cụ hệt một tiên ông giữa 
động hoa rừng”. Giọng điệu trữ tình ở đây 
đã phát huy tác dụng khiến cho độc giả 
như rũ bỏ được những ồn ào, “bụi bặm” 
của cuộc sống xô bồ ngoài kia mà sống 
một cách yên bình trong sự hài hòa với 
thiên nhiên. 
Đỗ Tiến Thụy có hơn mười năm gắn 
bó với Tây Nguyên. Vì vậy, khi bàn về 
giọng điệu trữ tình ở phương diện miêu tả 
bức tranh thiên nhiên, cảnh vật, độc giả 
không thể bỏ sót những phân đoạn khiến 
mình phải trầm trồ thán phục khi anh viết 
về nơi ấy. Nhà văn đã miêu tả một trận 
mưa đá trên đỉnh núi Sa Man thật ấn 
tượng: “Tiếng lộp bộp dày dần. Một viên 
sỏi ném trúng mũ đánh cốp rồi văng tóe ra 
xa. Suýt nữa thì Vinh buột miệng reo lên 
“mưa đá!”. Những viên đá trắng tinh khôi 
nhảy lao xao trên nền đất thẫm. Vinh đứng 
nép vào mái lán ngắm nhìn Cửa sổ lều 
Juny bất ngờ được vén lên. Juny vươn tay 
ra ngoài trời. Cánh tay trắng muốt hấp tấp 
gỡ giò phong lan treo ngoài cột. Những 
bông hoa trắng mỏng manh run rẩy trước 
những viên đá lạnh... Nàng vẫn vươn tay 
ra ngoài đón bắt những viên đá nhỏ. Bàn 
tay ngửa lòng cong cong như chiếc thuyền 
xinh xắn chao đi chao lại nhẹ nhàng. 
Những viên đá nhỏ tinh nghịch cố tình 
chơi trò cút bắt nên không viên nào đậu 
vào bàn tay chào đón. Juny mải mê với trò 
hứng đá, thi thoảng lại cất tiếng cười thích 
thú” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.229). 
Cảnh ấy, người ấy quá đẹp trong đêm 
TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
77 
khuya giữa núi rừng Tây Nguyên. Giọng 
văn nhẹ nhàng, tinh tế, thậm chí run rẩy 
như giò phong lan run rẩy trước những 
viên đá lạnh làm lòng ta xốn xang. Hình 
ảnh những viên đá trắng tinh khôi nhảy lao 
xao, bông hoa trắng mỏng manh, bàn tay 
ngửa lòng cong cong của Juny như chiếc 
thuyền xinh xắn chao đi chao lại nhẹ 
nhàng hứng những viên đá nhỏ khiến ta 
chao đảo tâm hồn. Cái đẹp hiện lên trong 
trẻo, tinh khôi, thuần khiết. Nó giúp nhân 
vật Vinh lần đầu tiên cảm nhận “một tiếng 
gác trong đêm sao mà ngắn ngủi” (Đỗ 
Tiến Thụy, 2017a, tr.230). 
Có thể nói, về phía tác giả, giọng điệu 
trữ tình sẽ giúp cho lời văn thêm cảm xúc, 
đậm chất thơ; giúp cho dòng sự kiện được 
miêu tả trở nên nhẹ nhàng, bớt xung đột, 
căng thẳng. Về phía độc giả, nó giúp họ 
chững lại để nhìn nhận sự việc, để cùng 
ngẫm suy, vui buồn với nhân vật cũng như 
được hòa mình vào những bức tranh thiên 
nhiên thơ mộng, hiền hòa. Chính nhờ giọng 
điệu này mà tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy 
trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn. 
3. Kết luận 
Giọng điệu mang đặc trưng riêng của 
mỗi nhà văn, thể hiện tính cá thể hóa rất 
cao. Nó cho thấy bản lĩnh trong quá trình 
sáng tạo nghệ thuật. Tiểu thuyết của Đỗ 
Tiến Thụy có ba giọng chủ là triết luận, giễu 
nhại, trữ tình. Nếu giọng điệu triết luận 
mang tính thâm sâu, giảng giải về các quy 
luật, kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn; 
giọng điệu giễu nhại đầy mai mỉa vào nhiều 
thói tật qua tiếng cười ý nhị thì giọng điệu 
trữ tình lại nhẹ nhàng, sâu lắng mang đến 
những rung cảm thẩm mĩ cho bạn đọc. 
Chúng không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà 
hòa quyện vào nhau mang lại hiệu quả cao 
cho nghệ thuật tự sự. Qua đó, chúng ta có 
thể phác họa ra chân dung của Đỗ Tiến 
Thụy. Đây là nhà văn giàu suy tư, thường 
nghiền ngẫm về thế sự, về những quan điểm 
tư tưởng trong xã hội; luôn quan tâm đến 
hiện thực phức tạp của đời sống, sẵn sàng 
lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác để bảo vệ 
điều thiện, lẽ công bằng nhưng cũng không 
kém phần sâu sắc, tinh tế khi quan sát, miêu 
tả thiên nhiên và tâm trạng con người. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lê Huy Bắc. (1998). Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, 
(số 9), tr.56-62. 
Nguyễn Thị Bình. (2007). Văn xuôi Việt Nam 1975 -1995, Những vấn đề cơ bản. Hà Nội: 
NXB Giáo dục. 
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (2010). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: 
NXB Giáo dục. 
Nguyễn Thái Hòa. (2005). Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Đỗ Tiến Thụy. (2017a). Màu rừng ruộng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 
Đỗ Tiến Thụy. (2017b). Con chim joong bay từ A đến Z. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 
Lê Ngọc Trà. (2005). Lý luận và văn học. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 
Ngày nhận bài: 15/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019 

File đính kèm:

  • pdfgiong_dieu_tu_su_trong_tieu_thuyet_cua_do_tien_thuy.pdf