Giọng điệu của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965-1975

TÓM TẮT

Thơ ca là tiếng nói khởi nguồn từ nhu cầu giãi bày của tâm hồn nghệ sĩ. Giọng điệu

chính là một phương thức bộc lộ rõ nhất những trạng thái cảm xúc của cái tôi trữ tình. Với

những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình, giọng điệu thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975

cũng mang nhiều sắc thái, cung bậc. Đội ngũ sáng tác trẻ đã cùng hoà giọng, tạo nên nền

thơ mang âm hưởng của một thời đại hào hùng. Khát vọng giải đáp những vấn đề nóng

bỏng của hiện thực chiến tranh, khám phá bản chất cuộc sống đã tác động đến giọng điệu

chung của cả nền thơ bấy giờ. Thế hệ nhà thơ trẻ có những bức chân dung tự hoạ với một

sắc giọng mang tầm vóc thời đại mới, tạo nên bản sắc sáng tạo riêng của thơ trẻ Việt Nam

1965 - 1975 trong nền thơ hiện đại.

pdf10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giọng điệu của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965-1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ậu sang bè 
trầm của giọng buồn. Dấu ấn đời tư có khi 
hằn vào thơ viết về dân tộc sự xót xa, hoài 
nghi trong tuyệt vọng. Đó là giọng điệu 
chất vấn trong niềm thổn thức của cái tôi 
trữ tình: Đến bao giờ Người mới được nghỉ 
ngơi/ Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ 
nhỏ?/ Đến bao giờ đến bao giờ nữa/ Việt 
Nam ơi? (Việt Nam ơi - Lưu Quang Vũ). 
Trong hoàn cảnh chống chọi với những 
cơn sốt rừng già, không ít người lính trong 
thời chống Mĩ đã ra đi và bỏ lại đằng sau 
những lời đính hẹn dở dang, những mỏi 
mòn trông đợi. Cái tôi ngẫm ngợi về sự ra 
đi đột ngột của người lính trẻ, giọng thơ 
buồn thương, tiếc hẫng: Gió đi giật cục 
GIỌNG ĐIỆU CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 - 1975 
bàng hoàng/ Mây đỉnh núi chít khăn tang 
ngang trời/ Bao người yêu đã chết rồi/ Còn 
đau chưa nói được lời yêu nhau (Người 
đang yêu - Nguyễn Duy). 
Nỗi đau mất mát không chỉ là câu 
chuyện bi kịch chiến tranh mà đó còn là 
những thương tổn tinh thần, vì thế, có thể 
thấy suy tư, trải nghiệm là chất giọng thể 
hiện chiều sâu tư tưởng của đội ngũ thơ trẻ. 
Thường xuất hiện trong thơ những câu hỏi 
tu từ vừa như chất vấn vừa là tự vấn. Nhất 
là ở mảng đời riêng tư, giọng thơ đầy dằn 
vặt qua câu hỏi mang màu sắc hoài nghi, 
trăn trở: Em nơi đâu? bao năm tháng qua 
rồi/ Người ta bảo rằng em đã chết/ Người 
ta bảo quên đi đừng phí sức/ Hãy chấp 
nhận những vách tường có sẵn/ Em làm gì 
có thật mà mong (Thơ tình viết về một 
người đàn bà không có tên III - Lưu Quang 
Vũ). Có lúc đối mặt với không gian tròng 
trành, hiểm trở, cái tôi như rơi vào vô 
vọng; giọng thơ buồn chao chát: Đây cửa 
sông, nơi anh ra biển/ Nơi anh về. Mong 
anh được bình yên/ Được bình yên trở lại 
cùng em/ Nhưng anh chỉ trở về trong 
những ngày bão tố (Một vùng cửa sông - 
Xuân Quỳnh). Khi nỗi cô đơn và hụt hẫng 
đã tột cùng thì con người mang vào thơ 
chất giọng tự trào. Nhưng chủ thể càng tỏ 
ra bất cần, giọng thơ lại càng cay đắng: 
Anh như thằng bờm/ Chẳng thiết trâu bò 
chẳng thiết lim/ Chỉ nhận nắm xôi cười 
ngặt nghẽo (Ngã tư tháng chạp - Lưu 
Quang Vũ). Trong suốt hành trình rong 
ruổi giữa nhân gian, người nghệ sĩ vẫn 
khắc khoải với những ước vọng không 
thỏa. Cái tôi đành gửi câu hỏi còn bỏ ngỏ 
về bản ngã đích thực của con người vào “di 
chúc tình yêu”. Giọng thơ rơi vào nỗi 
mong mỏi kiếm tìm, đầy chất nghiệm sinh: 
Lẽ sống và lẽ chết của anh/ Ta đi mãi về 
nhau tìm mãi bản thân mình/ Cuộc tìm 
kiếm suốt đời không tới đích (Di chúc tình 
yêu – Lưu Quang Vũ). Khi cuộc sống là 
những ngày hứng chịu cái nghèo cay cực, 
khi tiếng máy bay uy hiếp lưng trời, con 
người rơi vào cảm giác tủi phận trong tình 
yêu. Nhà thơ không giấu nổi giọng cay 
đắng xót lòng khi choáng hết tâm can là ám 
ảnh áo cơm: 
Có tình yêu nào không cần cơm áo? 
Em ơi 
Em đã thấy sáng nay từng mảng cuộc đời 
Buộc vào nhau bằng những manh áo 
mỏng 
Những bát cơm không đủ níu lòng 
Đi giữa trời 
Rét mướt 
(Đi giữa rừng súng máy - Trần Phá Nhạc) 
Sự thể hiện cái tôi trăn trở về số phận 
con người trong chiến tranh đã hình thành 
trong thơ trẻ chất đằm sâu, trầm buồn; đậm 
tâm sự cá nhân mà giàu sức ám ảnh; nồng 
nàn mà rất thâm trầm trên nền cảm xúc và 
suy tưởng. 
4. GIỌNG ÂU LO, DỰ CẢM 
Đến với thế giới riêng tư trong thơ trẻ 
1965 - 1975, người đọc không khỏi thảng 
thốt bởi vẫn phải đối diện với những góc 
khuất bi kịch. Như đã khẳng định, đây 
hoàn toàn không phải là trạng thái tinh thần 
chủ đạo của cái tôi thơ trẻ giai đoạn này, 
song chính sự xuất hiện của cái tôi chông 
chênh trong cảm giác tất cả như sắp không 
còn, sẽ mất trong thơ trẻ đã hình thành 
thanh âm dự cảm xót đau. 
Trong các nhà thơ nữ, phải nói Xuân 
Quỳnh đã đi đến cùng những tiên cảm về 
hạnh phúc trần thế. Ngay trong chặng sống 
hạnh phúc, bình yên nhất, thơ chị cũng 
rung lên những sắc giọng phấp phỏng, 
chênh chao: Mùa thu nay sao bão mưa 
nhiều/ Những cửa sổ con tàu chẳng đóng/ 
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm/ Em 
BÙI BÍCH HẠNH 
lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Tự hát). 
Cái tôi rơi vào trạng thái trơ trọi giữa 
không gian đầy bão gió, không gian hoang 
lạnh. Giọng thơ chính là tiếng hớt hải của 
chủ thể đi tìm mình trong cõi lòng sâu hút 
của tình yêu. Bởi mang trái tim quá sức vì 
chăm chút yêu thương, bởi khát khao thâu 
hết cõi nhớ cõi yêu về với thiên chức của 
người phụ nữ và cũng bởi mang trái tim đa 
đoan, thơ Xuân Quỳnh ăm ắp thanh âm dự 
cảm cách ngăn. Nhiều khi, người thơ 
không thể đặt hết niềm tin vào người mình 
yêu. Trong tôi là giọng đan cài mâu thuẫn. 
Nhớ mong rồi chất vấn, tự nhủ rồi lại tự 
vấn: Dẫu nhớ em xa quá không gian/ Chớ 
thương em một mình vất vả/ Em ở đây bạn 
bè đông đủ cả/ Anh đi con đường này 
không anh? (Viết trên đường 20). Ngẫm 
nghiệm trước cái chênh vênh của tình yêu 
diệu vợi, giọng thơ Xuân Quỳnh thao thiết 
với nghìn nỗi lo âu: Anh, con đường xa 
ngái/ Anh, bức vẽ không màu/ Anh, nghìn 
nỗi lo âu/ Anh, dòng thơ nổi gió/ Mà em 
người đời thường/ Biết là anh có ở (Anh). 
Có lẽ bản chất của tình yêu là khao 
khát vươn đến sự hoàn thiện, vì thế trong 
những câu chuyện tình tứ giản dị, sáng 
trong, người phụ nữ vẫn không giấu được 
cảm thức e ngại, thậm chí không hài lòng 
khi được người yêu bày tỏ lời khen. Điều 
tưởng nghịch lí trong hồn thơ Lâm Thị Mỹ 
Dạ cũng trở nên có lí. Có lí một cách 
duyên dáng, nũng nịu. Cái tôi cứ thành thật 
trong giọng ưu tư, lo lắng: Em sợ lời khen 
của anh/ Như sợ chiều về, hắt tối/ Nhiều 
khi ngồi buồn một mình/ Trách anh sao mà 
nông nổi (Anh đừng khen em). 
Qua nhiều lần vay trả để có lại yêu 
thương, sau nhiều đổ vỡ, phải nói trong thơ 
trẻ Việt Nam 1965 – 1975, Lưu Quang Vũ 
là nhà thơ đã để lại nhiều nhất những cung 
âm dự cảm, lo âu, phấp phỏng về những 
điều quá mỏng manh trong hành trình con 
người kiếm tìm hạnh phúc. Hay có thể 
khẳng định giọng điệu dự cảm, tiên liệu 
chính là âm bản của thăng trầm trong cuộc 
đời người nghệ sĩ đa đoan này. Đến với thế 
giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, người 
đọc hẳn đến được vùng cảm xúc không 
bình lặng với giọng thảng thốt trong dự 
cảm chia xa, giọng hối hả trước bao dự 
định còn dang dở: Riêng lòng anh anh 
không quên đâu/ Chỉ sợ trời mưa đổi mùa 
theo gió/ Cây lá với người kia thay đổi cả/ 
Em không còn màu mắt xưa (Anh chỉ sợ rồi 
trời sẽ mưa). 
Trong thế giới nghệ thuật thơ trẻ, thiên 
nhiên là đối tượng đồng hành với nhiều ẩn 
ức của con người và đó cũng là khoảng 
không gian thành hình những dự cảm của 
người nghệ sĩ. Hồn thơ Nguyễn Duy cũng 
từng khắc khoải trước cái phẳng lặng của 
ngày mai, giọng thơ thảng thốt trong nỗi 
niềm khát gió: Trái đất sẽ ra sao khi một 
ngày nào kia không còn gió nữa (Gửi từ 
vùng gió Phan Rang). Sống trong hiện thực 
máu và súng luôn là nỗi đe doạ kinh hoàng, 
những tưởng các nhà thơ trẻ trong lòng đô 
thị miền Nam chỉ có thể trải mình trong cái 
tôi căm hận, oán thán; những tưởng xâm 
chiếm hết hồn thơ họ chỉ là những niềm 
đau chung đã ngấm lịm vào da thịt. Vậy 
mà trong tiếng lòng chung đó, người nghệ 
sĩ vẫn dành một góc nhỏ để trải nghiệm về 
trạng thái cô độc của hiện tại và xót xa hơn 
là tiên liệu về một khoảng thời gian định 
mệnh. Giọng thơ chùng xuống, đẫm buồn 
song cái tôi vẫn gắng gượng trong sắc 
giọng da diết nhớ. Giọng giằng xé của cái 
tôi cô độc như lạc đi trong nước mắt của 
chia li: Bây giờ những buổi chiều còn lại 
một mình/ em có biết chăng đời tôi rồi sẽ 
có một sớm mai nào/ ra đi không ngày trở 
lại/ tôi vẫn nhớ em khi đêm tối về/ âm thầm 
GIỌNG ĐIỆU CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 - 1975 
khóc trong chiếu chăn/ những giọt lệ vàng 
thánh thiện như nước mắt chim khuyên 
(Những buổi chiều một mình - Thái Ngọc 
San). Lê Văn Ngăn - cây bút của phong 
trào học sinh sinh viên thành thị miền Nam 
- cũng mang sắc giọng dự cảm chia xa 
trong tình yêu. Trong hồn thơ của một 
người đang rơi vào tuyệt vọng, mây trời u 
ám là không gian của mòn mỏi đợi chờ: 
Anh sẽ lui về thành thị cũ/ soi mắt em trong 
tấm gương mờ/ ngó qua mái ngói mây trời 
đục/ biết đến đêm này khuya có mưa (Bên 
hồ Thuỷ Ngữ). 
*** 
Tương ứng với từng biểu hiện của cái 
tôi trữ tình, các nhà thơ trẻ lựa chọn những 
hình thức biểu hiện phù hợp với thế giới 
quan, nhân sinh quan và phong cách sáng 
tạo của tác giả và thời đại. Sự lựa chọn thể 
loại, sự sáng tạo nên những hiệu ứng thẩm 
mĩ khá dụng công cho chất liệu ngôn ngữ 
và đặc biệt là sự thể hiện nhiều cung bậc 
giọng điệu đã đưa thế hệ thơ trẻ khám phá 
sâu vào bản chất của cái tôi trữ tình giai 
đoạn này. Thực tế chiến trường ác liệt và 
không khí chiến đấu của những năm chống 
Mĩ, cứu nước đã tạo điều kiện cho thơ trẻ 
bắt nhịp với cảm hứng dân tộc. Trong dàn 
hoà ca ấy, thơ trẻ đã xuất hiện nhiều nhiều 
sắc giọng đa dạng, hợp thành giọng điệu 
đặc trưng của nền thơ 1965 – 1975. Trong 
đó, sắc giọng nghiệm suy, chất vấn, dự 
cảm, âu lo đã tạo nên dấu ấn của một số 
phong cách thơ và có phần đậm hơn trong 
sáng tác của các nhà thơ trẻ thành thị miền 
Nam. Song dù là giọng ngợi ca hào sảng, 
giọng tin yêu đằm thắm, giọng suy tưởng 
trầm buồn hay giọng tiên cảm xót xa thì bật 
lên trên hết vẫn là chất đắm đuối trong 
những hồn thơ mặn mà với hiện thực đời 
sống. Giọng điệu trong thơ trẻ 1965 – 1975 
góp phần khắc sâu hơn sự đa diện của cái 
tôi trữ tình, vốn được xem là biểu hiện sắc 
nét của chân dung tinh thần thơ trẻ Việt 
Nam giai đoạn này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1995 (Nhìn từ phương diện sự vận 
động của cái tôi trữ tình), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
2. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 
3. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
4. Roman Jakobson (2001), “Chủ âm”, Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn, 
Hà Nội. 
5. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiong_dieu_cua_cai_toi_tru_tinh_trong_tho_tre_viet_nam_1965.pdf