Đo lường tính so sánh được của thông tin báo cáo tài chính

Tính hữu ích của thông tin tài chính được nâng cao nếu thông tin đó có thể so sánh được. Sự khác biệt giữa các phương pháp kế toán được sử dụng có thể có một tác động tiêu cực đến khả năng so sánh của báo cáo tài chính. Do đó, có nhiều nghiên cứu tìm kiếm cách thức đo lường tính so sánh được nhằm tăng tính hữu ích của thông tin báo cáo tài chính được cung cấp đến người sử dụng. Mục đích của bài viết đưa ra các chỉ số thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường. Bài viết sử dụng các chỉ số được chấp nhận chung (C, H, I) và những ví dụ minh họa, quan điểm khác nhau của nhiều tác giả đưa ra nhằm chứng minh sự phổ quát của chỉ số chung. Mặc dù có nhiều tranh cãi của thống kê các chỉ số sử dụng cho mục đích đo lường nhưng các chỉ số là cần thiết để phát triển một chỉ số được chấp nhận rộng rãi giúp cho quá trình hài hòa, hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán.

pdf7 trang | Chuyên mục: Kiểm Toán Căn Bản | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đo lường tính so sánh được của thông tin báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n quốc tế, (4) để xác định các khoản mục có vấn 
đề trong báo cáo tài chính (đối tượng với mức độ 
so sánh thấp) và (5) các tổ chức đang đối phó với 
mức độ so sánh của báo cáo tài chính có thể sử 
dụng phương pháp đo lường để thiết lập các mục 
tiêu liên quan đến mong muốn mức độ so sánh cho 
một khoản mục trong báo cáo tài chính. Để đạt 
được mức độ so sánh cần so sánh với các chuẩn 
mực kế toán (Tas, 1988). Tay và Parker (1992) đang 
thực hiện các phương pháp thay thế để đo lường 
sự so sánh mặc dù họ đồng ý với quan điểm của 
Tas(1988). Hoạt động so sánh tập trung vào việc 
so sánh các kết quả từ các nước khác nhau và các 
nghiên cứu đo lường tập trung thực hiện những 
báo cáo về mức độ so sánh không hoàn toàn, so 
sánh hoàn toàn. Mức độ so sánh có thể được định 
lượng bằng cách sử dụng chỉ số tập trung. So sánh 
mức độ so sánh trong các giai đoạn khác nhau sẽ 
cho thấy sự so sánh và không so sánh. Mức độ so 
sánh có thể được đo lường bằng các phương pháp 
thay thế như thử nghiệm thống kê phi tham số, đo 
lường tập trung, đo dữ liệu chọn mẫu, phương sai 
của logarit, chỉ số Hannah-Kay, kiểm định t-test. 
Tas(1992) bác bỏ những nỗ lực của Tay và Parker 
(1992) đã nói rằng các chỉ số H được tính theo bình 
phương các tần số tương đối thay thế phương pháp 
đo lường cho một loại giao dịch.
Mức độ tập trung của các đơn 
vị kinh doanh được đo bằng chỉ 
số H xung quanh một hoặc một số 
phương pháp thay thế dẫn đến mức 
độ so sánh của chỉ số H ngày càng 
tăng. Tay và Parker dựa theo quan 
điểm của họ trên thực tế về chỉ số H 
là một chỉ số đo mức độ tập trung đã 
được thực hiện qua các thử nghiệm 
không quan trọng đồng nghĩa với 
những thay đổi (thống kê) không quan trọng hoặc 
có thay đổi quan trọng trong giá trị của chỉ số. Tiếc 
là, Tay và Parker không thảo luận về phương pháp 
thực tế đo lường sự so sánh của chỉ số. Chỉ số C 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 115 - tháng 5/2017
không phải là chỉ số tập trung, nhưng tỷ lệ được 
tính bằng thương số của số lượng các cặp so sánh 
được của báo cáo tài chính và tổng số các cặp của 
các báo cáo tài chính. Điều này xác nhận không 
tồn tại các vấn đề trong việc áp dụng, các cuộc thử 
nghiệm thống kê thông thường có ý nghĩa. Ưu 
điểm của chỉ số C là: (1) sự tham gia của việc đo 
lường mức độ so sánh không hoàn toàn có ảnh 
hưởng đến nhiều báo cáo và công bố thông tin bổ 
sung trong các thuyết minh báo cáo tài chính cho 
phép người dùng khác nhau hiểu được báo cáo tài 
chính, (2) sự biến động của chỉ số C cho thấy tầm 
quan trọng của các thử nghiệm.
Tay và Parker (1992) đã không trình bày và nghĩ 
ra một phương pháp khác. Các phương pháp này 
được mô tả khá phức tạp và để lại một số câu hỏi 
chưa được trả lời, chẳng hạn như tầm quan trọng 
của các thử nghiệm, đo lường mức độ tập trung 
và làm thế nào để áp dụng phương pháp tập trung 
trong việc phát hiện vấn đề. Tầm quan trọng của 
các thử nghiệm không có nghĩa là kiểm tra sự quan 
trọng của biến động mức độ so sánh, nhưng tập 
trung vào mức độ quan trọng của sự so sánh. Tầm 
quan trọng của sự biến động mức độ so sánh chưa 
được thử nghiệm một cách phù hợp vì các phương 
pháp đo lường được đưa ra có nhược điểm nhất 
định như chỉ số H. Nhược điểm nữa của phương 
pháp Tay & Parker là không thể ảnh hưởng đến 
nhiều báo cáo hoặc bổ sung thông tin trong các 
thuyết minh để đo lường sự so sánh không hoàn 
toàn từ một báo cáo tài chính được lập chỉ bằng 
một phương pháp thay thế của phép đo lường. 
Có thể kết luận rằng để đo lường mức độ so sánh 
không hoàn toàn của các chỉ số C thì phương pháp 
của Tay và Parker chắc chắn không phải là tốt nhất. 
Tay và Parker (1992) nhận xét tư duy của Tas 
(1992) như sau: vấn đề chung liên quan đến việc 
sử dụng mức độ tập trung để định lượng sự so 
sánh bắt nguồn từ tiềm ẩn của các doanh nghiệp 
(c) về một hoặc nhiều hơn các phương pháp lựa 
chọn thay thế có sẵn trái ngược với tổng số (n) 
phương pháp thay thế. So sánh tăng lên khi c tăng 
hoặc giảm khi n tăng. Tuy nhiên, rất khó để dự 
đoán cách đo sự hòa hợp phản ứng khi biến đổi 
(c,n) cùng lúc theo nhiều hướng khác nhau. Vấn 
đề trên có thể được khắc phục bằng cách đo lường 
tập trung như chỉ số H và đo lường entropy (đo sự 
bất định trong cấu trúc của hệ thống(E)). áp dụng 
phương pháp entropy là không phù hợp vì nó gần 
như là không thể, lấy mẫu để thử nghiệm, tính xác 
suất của việc không sử dụng một trong các phương 
pháp kế toán có sẵn và giá trị tương đối của việc 
đo lường entropy là không phù hợp với các giá trị 
tuyệt đối. Với điều này có thể kết luận rằng chỉ số H 
là biện pháp đáng tin cậy hơn trong việc đo lường 
mức độ so sánh. Vấn đề chung với các giá trị của 
chỉ số C là đánh giá những thay đổi chỉ số trọng 
yếu của sự so sánh với những thay đổi trong công 
bố thông tin đó xuất hiện cùng một lúc.
5. Minh họa đo lường mức độ so sánh
Nghiên cứu của Hermann và Thomas (1995) 
cố gắng để xác định mức độ so sánh của kế toán 
trong Liên minh châu Âu (EU27) bằng cách xem 
xét thực tiễn sự đo lường nhất định trong khoảng 
thời gian từ năm 1992 đến năm 1993 cho các báo 
cáo hàng năm của tám quốc gia thành viên EU (Bỉ, 
Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào 
Nha và Vương quốc Anh). Sự so sánh đã được thử 
nghiệm bằng cách sử dụng thử nghiệm chia bình 
phương và đo bằng chỉ số “I”. Kiểm định t-test xem 
xét sự tương đương của các phương pháp kế toán 
đối với các nước này, trong khi chỉ số đo mức độ 
tập trung xoay quanh các phương pháp đo lường kế 
toán riêng biệt được lựa chọn để thử nghiệm.
Bảng 5 cho thấy các kết quả nghiên cứu của 
Hermann và Thomas. Mức độ tuân thủ cao nhất là 
trong lĩnh vực giao dịch ngoại tệ ở thị trường trong 
nước và xác định giá trị hàng tồn kho.
Bảng 5. Tóm tắt các chỉ số và kiểm định chi bình phương.
Chỉ số I kiểm định T-test
Bảng cân đối kế toán 0,9040 7,22
Giao dịch ngoại tệ 0,8494 6,88 
Xác định giá trị hàng tồn kho 0,7943 17,89
Báo cáo thu nhập 0,6433 54,39 
Phương pháp khấu hao 0,6245 134,82 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 115 - tháng 5/2017
6. kết luận
Mục đích của bài viết này là để hỗ trợ các nhà 
nghiên cứu trong việc lựa chọn phương pháp thích 
hợp nhất để đo lường khả năng so sánh của báo cáo 
tài chính. Bài viết chỉ đề cập việc sử dụng các chỉ 
số để đo lường tính so sánh được. Người sử dụng 
các chỉ số có xu hướng thích đồng nhất và cho rằng 
việc so sánh tối đa tồn tại khi tất cả các công ty sử 
dụng cùng phương pháp kế toán. Ngoài ra, còn có 
thể sử dụng mô hình thống kê. Các mô hình thống 
kê thích sự linh hoạt và cho rằng việc so sánh tối đa 
tồn tại khi các công ty có thể sử dụng các phương 
pháp kế toán thích hợp nhất bất kể quốc gia nào. 
Việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào cách tiếp 
cận khái niệm tính so sánh được. Dựa trên các yêu 
cầu này, các phương pháp thích hợp nhất sau đó có 
thể được lựa chọn. Bất kể phương pháp được lựa 
chọn, nghiên cứu thêm là cần thiết để đo lường khả 
năng so sánh các báo cáo tài chính để kết luận rằng 
các báo cáo tài chính có thể so sánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aisbitt (2001), Measurement of harmony 
of financial reporting within and between 
countries: the case of the Nordic countries, 
European Accounting Review, Volume 10, 
Issue 1, pp. 51 – 72.
2. Archer, S., Delvaille, P., McLeay, S., (1995), 
The Measurement of Harmonisation and the 
Comparability of Financial Statement Items: 
Within-Country and Between-Country 
Effects, Accounting & Business Research, 
25(98), pp. 67-80.
3. Baker and Barbu, (2007), Trends in 
research on international accounting 
harmonization, The International Journal 
of Accounting, Volume 42, Issue 3.
4. Belkaoui, A. (2004), Accounting Theory, 5th 
ed., p.598, Thomson.
5. Emenyonu, E. N., Gray, S. J., (1992), EC 
accounting harmonization, an empirical 
study of measurement practices in France, 
Germany and UK, Accounting and Business 
Research, 23(89), pp. 49–58.
6. Fontes, A., Rodrigues, L. L., Craig, R., 
(2005), Measuring convergence of National 
Accounting Standards with International 
Financial Reporting Standards, Accounting 
Forum, Volume 29, Issue 4, pp. 415-436.
7. Herrmann and Thomas, (1995), 
Harmonisation of Accounting Measurement 
Practices in the EuropeanCommunity, 
Accounting&Business Research, 25(100): 
253-265. p.264.
8. Mustata, R. V., Matis, D., (2007), Measurement 
of need for harmonization between national 
accounting standards and international 
financial reporting standards, Journal of 
International Business and Economics, 
3(VII), pp. 23-46.
9. Rahman, A., Perera, H., Ganeshanandam, S., 
(1996), Measurement of formal harmonisation 
in accounting: an exploratory study, Accounting 
and Business Research, 26(4), pp. 325–339.
10. Roberts, C., Weetman, P., Gordon, P., (2008), 
International corporate reporting – a comparative 
approach, 4th Edition, Prentice Hall
11. Sterling, R., (1969), A test of the uniformity 
hypothesis, Abacus, Vol. 5, No. 1, pp.37–47.
12. Tas, L. (1988), Measuring Harmonisation 
of Financial Reporting Practice. 
Accounting&Business Research, 18(70), pp. 
157-169.
13. Tas, L., (1992), Evidence of EC financial 
reporting practice harmonization: The case 
of deferred taxation, European Accounting 
Review, 1(1), pp. 69–104.
14. Tas, L., (1995), International accounting 
harmonization: American hegemony or 
mutual recognition with benchmarks?, 
European Accounting Review, 4(2), pp. 
255–260.
15. Tay, J. S. W., Parker, R. H., (1990), 
Measuring international harmonization 
and standardization, Abacus,26, pp. 71–88.
16. Walton, P., Haller, A., Raffournier, B., 
(2003), International Accounting, 2nd 
Edition, Cengage LearningEMEA.
Chi phí nghiên cứu và phát triển 0,4105 38,76 
Đánh giá lại tài sản cố định 0,2852 93,34 
Lợi thế thương mại 0,2457 124,90 
Phương pháp tính giá hàng tồn kho 0,2292 71,88
Nguồn: Herrmann and Thomas (1995)

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_tinh_so_sanh_duoc_cua_thong_tin_bao_cao_tai_chinh.pdf
Tài liệu liên quan