Đo lường chất lượng thông tin công bố trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO

Thông tin công bố trong báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý ở cấp vi mô cũng như cấp vĩ mô. Có thể nói rằng chất lượng của thông tin công bố trong BCTC ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. Ở Việt Nam, những thông tin được công bố từ các công ty niêm yết, đặc biệt là các thông tin trong BCTC rất nhạy cảm và quan trọng với các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, đo lường chất lượng thông tin công bố trong BCTC của các công ty niêm yết là vấn đề cần thiết. Bài báo này sẽ tiến hành đo lường theo mô hình EBO đại diện cho phương pháp đo lường dựa trên cơ sở thị trường.

pdf8 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đo lường chất lượng thông tin công bố trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
sửa đổi phương pháp tiêu chuẩn;
- Sửa đồi phương pháp tiêu chuẩn cho rủi ro 
hoạt động, thay thế phương pháp tiêu chuẩn và đo 
lường nâng cao hiện tại;
- Sửa đổi việc đo lường tỷ lệ đòn bẩy và một 
bộ đệm tỷ lệ đòn bẩy cho các ngân hàng lớn có hệ 
thống toàn cầu (G-SIB), sẽ có hình thức một bộ 
đệm vốn cấp I, thiết lập ớ mức 50% bộ đệm vốn 
theo trọng số rủi ro của G-SIB;
- Đảm bảo rằng các tài sản có rủi ro được tính 
toán bởi mô hình nội bộ không thấp hơn một “tỷ lệ 
tối thiểu” 72,5% RWAs được tính toán theo phương 
pháp chuẩn hóa của Basel IV. Các ngân hàng cũng 
được yêu cầu phải công khai RWAs dựa trên các 
phương pháp chuẩn hóa này.
Như vậy, Basel IV sẽ thúc đẩy các ngân hàng 
đánh giá lại các mô hình nội bộ và các quy trình 
quản lý rủi ro, bao gồm cả giá trị gia tăng.
2. Thực trạng tiếp cận Basel II tại các NHTM 
Việt Nam
Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên có quy định về 
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/
QĐ-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 
Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn 
trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ 
lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% nhưng phương pháp 
tính đơn giản, chưa phản ánh chính xác tinh thần 
Basel I. Đến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết 
định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn 
tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán 
đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, 
NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay 
thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nâng tỷ lệ an 
toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán 
đã từng bước tiếp cận Basel II, chính thức có hiệu 
lực từ ngày 01/10/2010.
Năm 2016, theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN 
quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và vốn tự có, tài 
sản tính theo rủi ro tín dụng; vốn yêu cầu cho rủi ro 
hoạt động, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước ban 
hành ngày 30/12/2016. Từ ngày 1/1/2020, ngân 
hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn 
vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân 
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 
8%. Như vậy, hệ số CAR đã được điều chỉnh giảm 
từ mức 9% đang áp dụng xuống còn 8% gần 2 năm 
nữa. Hơn nữa, thông tư hướng dẫn việc giảm thiểu 
rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao 
dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù 
trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản 
phẩm phái sinh tín dụng.
Theo chủ trương thí điểm áp dụng Basel II với 
10 ngân hàng lớn nhất hệ thống thì thời điểm thực 
hiện quy định an toàn vốn (CAR) sẽ được triển khai 
từ tháng 9/2017 và một trong các yêu cầu mà các 
ngân hàng phải tuân thủ là hệ số CAR từ 8% trở 
lên. Ngân hàng Nhà nước thực hiện thí điểm Basel 
II tại 10 ngân hàng thương mại gồm: Vietcombank, 
BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, 
MBBank, Sacombank, Maritime bank và VIB từ 
tháng 2/2016, tuy nhiên ngân hàng phương đông 
(OCB) là NHTM đầu tiên công bố hoàn tất việc 
triển khai dự án Basel II. Kết quả áp dụng tiêu chuẩn 
an toàn vốn theo Basel II tại 10 tổ chức tín dụng 
thí điểm cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm 
mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản 
có quy đổi rủi ro tăng. Đối với 4 ngân hàng thương 
mại nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo báo 
cáo hiện tại đã gần tiệm cận mức 9%. Nếu hệ thống 
áp dụng Basel II, tỷ lệ này còn giảm xuống dưới 8%. 
Theo thống kê mới đây của NHNN, CAR toàn hệ 
thống đã giảm từ 12,84% vào cuối năm 2016 xuống 
12,37% vào cuối tháng 8/2017.
3. Giải pháp triển khai Basel II trong quản trị 
rủi ro tại các NHTM Việt Nam
3.1. Phương pháp luận
NHNN mới đây đã ban hành Thông tư số 
41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ an toàn 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 127 - tháng 5/2018
vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài. Điểm thay đổi đầu tiên trong Thông tư này 
chính là thay đổi trong cách thức tính toán hệ số an 
toàn vốn (CAR), theo đó, mẫu số phải cộng thêm 
cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt 
động:
Trong đó:
C: Vốn tự có
RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
Kor: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động
Kmr: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường
Để từng bước thực hiện được Basel II, NHNN 
yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ hệ số CAR từ 
8% trở lên, như vây:
Mục tiêu: Tăng CAR ▶ Giảm RWA ▶ Giảm 
thiểu hệ số rủi ro
Từ công thức tính toán hệ số rủi ro (HSRR) tín 
dụng:
Chúng ta có 3 phương pháp giảm thiểu hệ số 
rủi ro: 
- Một là, tập trung khai thác nhóm khách hàng 
có hệ số rủi ro thấp; 
- Hai là, giảm RWA:
RWAtối đa = RWAđã giải ngân + RWAdự kiến giải ngân
▶ Giảm RWAtối đa thì phải giảm RWAdự kiến giải ngân
▶ Biện pháp: Giảm hệ số rủi ro tín dụng của các 
khoản phải đòi và giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng 
tài sản bảo đảm (TSBĐ).
- Bà là, tăng dư nợ: nhận diện khó khăn và cũng 
như đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong 
việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện 
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo 
nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về 
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).
3.2. Các giải pháp triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam
STT Giải pháp Mục đích
1
Rà soát, làm sạch và lấp đầy dữ liệu để có số liệu chính xác 
hơn trọng việc tính vốn theo Basel và làm giảm hệ số rủi ro:
- Triển khai thu thập thông tin Basel của khách hàng, 
khoản vay. Bổ sung thông tin Basel của khách hàng, 
khoản vay, TSBĐ đã giải ngân.
- Rà soát lại thông tin mục đích vay trên hệ thống đảm 
bảo khai báo đúng mục đích được phê duyệt; kiểm tra và 
điều chỉnh lại thông tin của khách hàng, tài sản bảo đảm 
nếu phát hiện sai sót.
Khi thiếu thông tin, khoản phải 
đòi doanh nghiệp chịu hệ số rủi ro 
cao → Giảm các khoản vay có hệ số 
rủi ro cao
2
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng TSBĐ: 
- Đối với các khoản vay có TSBĐ là sổ tiết kiệm/hợp đồng 
tiền gửi (STK/HĐTG) thì tỷ lệ cho vay sẽ tính đến hệ số 
điều chỉnh tiền tệ và độ lệch thời gian.
- Đối với khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản 
(BĐS): Cập nhật tình trạng của BĐS
Khi không tính toán đến giá trị 
của TSBĐ hiệu chỉnh theo độ lệch 
thời gian, hệ số hiệu chính TSBĐ, 
hệ số điều chỉnh tiền tệ, thì khoản 
vay sẽ có hệ số rủi ro cao → Giảm 
các khoản vay có hệ số rủi ro cao
3 Lựa chọn khách hàng có hệ số rủi ro thấp: Xây dựng chiến lược phát triển đối với các khách hàng có hệ số rủi ro thấp.
Giảm được các sản phẩm có hệ số 
rủi ro cao
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 127 - tháng 5/2018
4 Thay đổi quy trình nghiệp vụ:
4.1. Tất cả các hợp đồng tín dụng phải có điều khoản: 
Ngân hàng có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang 
khi khách hàng vi phạm điều kiện hủy ngang hoặc suy 
giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Hạn mức tín dụng chưa sử dụng sẽ 
được áp dụng hệ số chuyển đổi
4.2. Bổ sung thêm đối tượng, điều kiện để không thỏa 
thuận các điều kiện của sản phẩm chuyên biệt.
Giảm được các sản phẩm có hệ số 
rủi ro cao
4.3. Đối với STK/HĐTG bằng ngoại tệ khuyến khích giải ngân 
cùng loại tiền (nếu thỏa thuận quy định cho vay bằng ngoại tệ).
Giúp giảm độ lệch tiền tệ khi sử 
dụng giảm thiểu rủi ro bằng TSĐB
4.4. Đối với các trường hợp không có chứng từ cụ thể về 
việc KH có phát sinh thu nhập từ bất động sản (cho thuê 
nhà, cho thuê một vài tầng v.v...), ưu tiên ghi nhận là KH 
không cho thuê, không có nguồn thu nhập từ kinh doanh 
BĐS này -> BĐS không kinh doanh
Dịch chuyển từ nhóm có HSRR 
cao (BĐS kinh doanh) sang nhóm 
có HSRR thấp (BĐS không kinh 
doanh) khi được cập nhật thông 
tin về trạng thái BĐS
4.5. Cập nhật lại tỷ lệ đảm bảo khi giá trị TSĐB là BĐS bị suy 
giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xác định gần nhất. Theo yêu cầu của TT41
4.6. Đối với trường hợp nhiều khoản vay được đảm bảo 
bằng nhiều TSBĐ hoặc một khoản vay được đảm bảo 
bằng nhiều TSBĐ để có thể phân tách các phần khoản 
vay theo từng TSBĐ.
Không bị trùng lặp dữ liệu khi 
thực hiện các biện pháp giảm thiểu 
rủi ro
5 Tập trung phát triển dư nợ vào các ngành nghề có hệ số rủi ro thấp. Tăng dư nợ
6
Truyền thông và đào tạo:
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân 
viên: hiểu biết về tầm quan trọng của việc triển khai Basel 
II trong việc quản trị rủi ro.
- Truyền thông về tầm quan trọng của việc lấp đầy và cập 
nhật đúng và đủ dữ liệu lên hệ thống.
- Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cách thực hiện các 
quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
4. kết luận
Như vậy, trong xu hướng hội nhập và toàn cầu 
hóa, hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động 
nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội 
nhập để có thể biến những thách thức thành cơ 
hội, biến những khó khăn thành lợi thế nhằm thúc 
đẩy sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Việc 
áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam là một xu 
thế tất yếu và phù hợp với yêu cầu hoạt động và quá 
trình hội nhập quốc tế. Bài viết chỉ dừng lại ở việc 
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm triển khai áp 
dụng Basel II ở các NHTM, việc lựa chọn biện pháp 
nào để áp dụng còn phụ thuộc vào thực trạng quản 
lý rủi ro tại mỗi ngân hàng. Do đó, hướng nghiên 
cứu phát triển bài viết trong tương lai sẽ tập trung 
vào việc đưa ra các giải pháp toàn diện để triển khai 
Basel II tại các NHTM Việt Nam, nhằm hỗ trợ các 
NHTM về các giải pháp để đảm bảo tiến độ hoàn 
thành Basel II năm 2020 theo thông tư 41/NHNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIS (11/2010), Basel Committee on Banking 
Supervision: Core Principles for Effective 
Banking Supervision;
2. Ths. Nguyễn Bảo Huyền - Học viện Ngân 
hàng: “Quá trình tiếp cận việc thực hiên 
Basel III ở các nước khu vực Đông Nam Á”;
3. Tài liệu nội bộ về Quản lý rủi ro của ngân 
hàng Phương Đông OCB;
4. TT41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an 
toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài;
5. https://www.sbv.gov.vn;
6. 
Ngày nhận bài lần 1: 28/3/2018
Ngày duyệt đăng: 1/5/2018

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_chat_luong_thong_tin_cong_bo_trong_bao_cao_tai_chin.pdf
Tài liệu liên quan