Đề cương ôn thi hết học phần môn Miễn dịch thú y - Học kỳ I - Năm học 2014-2015

Câu 1,2: Miễn dịch là gì? Trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?

Trình bày hiểu biết về MD tiếp thu bị động ?

a. Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể sống không mắc phải tác động có hại của yếu tố như

vsv, chất độc, chất lạ #.mà trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong

điều kiện sống và lây bệnh tương tự.

^ Miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ

thể.

s Miễn dịch bao gồm miễn dịch tự nhiên ( MD ko đặc hiệu) và miễn dịch thu được ( MD đặc hiệu).

s Khả năng MD của cơ thể liên quan tới : Cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính mầm bệnh, điều

kiện ngoại cảnh . Vì vậy tình MD thể hiện ở các mức độ khác nhau:

Cơ thể có mức độ MD cao : mầm bệnh xâm nhập sẽ không gây được bệnh, mầm bệnh

bị loại trừ.

Cơ thể có mức độ MD thấp : Mầm bệnh sẽ gây được bệnh nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ

ở 1 mức nhất định.

Cơ thể không có MD :mầm bệnh sẽ gây đc bệnh với triệu chứng, bệnh tìch điển hính,

cơ thể bị đầu độc, phá hủy dẫn đến tử vong.

pdf38 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Đề cương ôn thi hết học phần môn Miễn dịch thú y - Học kỳ I - Năm học 2014-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 thành và biệt hóa đc, kết quả là không có miễn dịch qua trung gian tế 
bào. Hiện tượng này gọi là hội chứng George. Trường hợp thứ hai là rối loạn hoạt hoá của tế bào lympho T 
đó trưởng thành. 
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng B: Có thể là do tổn thương tuỷ xơng, túi Fabricius mà không có 
biệt hoá dòng B hoặc có thể có sai lạc trong quá trính hoạt hóa của lympho B đó trưởng thành gây rối 
loạn sự tổng hợp các kháng thể dịch thể. 
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng các tế bào thực bào và sản xuất bổ thể gây giảm tế bào thực bào và 
thiếu hụt bổ thể. 
❖ Suy giảm miễn dich mắc phải 
+Suy giảm miễn dịch mắc phải là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp, là một hiện tượng 
thứ phát sau nhiều bệnh. Nhất là các bệnh gây suy dinh dưỡng, nhiễm độc, ảnh hưởng của một số thuốc 
gây ức chế miễn dịch... và do nhiễm virus. 
+VD: ở người là nhiễm virus HIV - một bệnh nan y của thời đại và ở gia cầm là bệnh Gumboro - một suy 
giảm miễn dịch dịch thể thứ phát do nhiễm virus Gumboro. 
+Suy giảm miễn dịch thứ phát do suy dinh dưỡng: Người ta đã thấy rõ rằng: khi cơ thể bị suy dinh dưỡng 
35 
sẽ xuất hiện trạng thái suy giảm miễn dịch cả không đặc hiệu lẫn đặc hiệu mà cơ chế bệnh sinh ra là do 
thiếu nguyên liệu trong sinh tổng hợp các chất. 
+Suy giảm miễn dịch thứ phát là do nhiễm trùng: 
•Trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng). Nếu kộo dài đến gây 
suy dinh dưỡng dẫn đến suy giảm miễn dịch. 
•Nhiễm vi rút dẫn đến rối loạn đáp ứng miễn dịch và làm suy giảm miễn dịch dẫn đến các bội nhiễm khác. 
•Nhiễm khuẩn mạnh, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn nội tế bào như hủi thí bao giờ cũng gây ra suy giảm miễn 
dịch tế bào. 
•Ở gia cầm: Virut Gumboro làm tổn thương nặng nề túi Fabricius do đó rối loạn sự biệt hoá lympho B dẫn 
đến suy giảm miễn dịch dịch thể trầm trọng. 
Ở Vr tai xanh tấn công vào tế bào ĐTB phế nang làm nó mất khả năng thực bào vi khuẩn nên ko có tế bào 
trính diện kháng nguyên. 
-Suy giảm miễn dịch thứ phát do một số bệnh khác: 
+Các bệnh ác tình như ung thư, bệnh máu ác tình và các bệnh về thận như suy thận, thận nhiễm mỡ... đều 
dẫn đến suy giảm miễn dịch. 
+Ngoài ra ở các cơ thể già, do có những thay đổi trong hoạt động miễn dịch, người ta thấy có những suy 
giảm miễn dịch rõ rệt, ở ngời già thường thấy tăng khả năng nhiểm khuẩn, hay bị ung thư, mắc bệnh tự 
mẫn chình là do suy giảm miễn dịch. 
Câu 37: Quá mẫn? 
a. Khái niệm: 
-Quá mẫn: là sự phản ứng quá mức của một cơ thể đó miễn dịch đối với KN khi chúng xâm nhập vào lần 
sau. 
-Sự tương tác giữa KN và KT, giữa KN và lympho T mẫn cảm dẫn đến tổn thương và rối loạn hoạt động 
cho cơ thể từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể tử vong. 
b. Phân loại: Có hai loại quá mẫn: quá mẫn nhanh và quá mẫn muộn. 
1. Quá mẫn nhanh hay quá mẫn tức khắc: là phản ứng sảy ra tức khắc hoặc không muộn hơn 6h kể 
từ khi có sự tương tác gia KN và KT đặc hiệu. Quá mẫn tức khắc lại bao gồm phản vệ và dị ứng: 
-Phản vệ (Anaphylaxia): 
+Phản vệ là một phản ứng miễn dịch bệnh lý hoàn toàn trái ngược với miễn dịch bảo vệ, nó có thể xuất 
hiện ở tất cả các loài động vật có vú, phản vệ gây tổn thương nặng nê cho cơ thể. Phản vệ có thể chia ra 
làm: 
•Phản vệ toàn thân: xuất hiện khi KN vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch với tốc độ nhanh, cơ thể thường 
bị truỵ mạch, tăng hô hấp, khó thở, tăng tính thấm thành mạch, co cơ trơn, rối loạn tuần hoàn, tiêu hoá, 
bài tiết, có thể co giật rồi chết. Những biểu hiện trên là do các chất amin hoạt mạch như Histamin, 
serotamin thoát ra từ TB Mast, bạch cầu ái kiêm. 
•Phản vệ cục bộ: hay xảy ra tại da, xuất hiện khi đưa KN vào cơ thể qua da và niêm mạc, do KN và KT 
kết hợp ngay trên bê mặt tế bào tổ chức, hình thành phản ứng viêm cục bổ do các chất hoạt mạch đc tiết 
ra ồ ạt tại cục bộ. 
+Cơ chế của phản vệ: có hai lớp KT gây phản ứng là IgE và IgG. Các KT này khi xuất hiện, dù ở nồng độ 
thấp cũng bám rất mạnh lên tế bào Mast và tế bào bạch cầu ái kiêm. KN kết hợp với các KT này trên bê 
mặt các tế bào trên gây ra tín hiệu làm thay đổi hoạt động màng tế bào làm tế bào giải phóng ra các bọng 
chứa các chất hoá học trung gian là các amin hoạt mạch. Các chất này trực tiếp tác động lên tế bào ở các 
cơ quan phủ tạng gây ra các tổn thương nghiêm trọng. 
36 
-Dị ứng và các bệnh dị ứng. 
+Dị ứng là một danh từ để chỉ một trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể với KN lạ, đó là một phản 
ứng miễn dịch bệnh lý sảy ra do hiện tượng phản vệ toàn thân hay cục bộ do KT IgE kết hợp với KN gây 
nên. 
+KN gây nên dị ứng gọi là dị ứng nguyên (allurgen). KT IgE gây ra dị ứng đc gọi là KT dị ứng (reagin). 
ở người, dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở các cơ thể có đáp ứng miễn dịch tạo IgE trội khi có dị nguyên 
xâm nhập. Những cơ thể này chỉ cần tiếp xúc với một lượng dị nguyên nhỏ thì cũng tạo ra một lượng IgE 
đủ gây ra các biểu hiện phản vệ. 
+Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiêu đường khác nhau, nhưng chủ yếu qua da và hô 
hấp. 
•Dị ứng toàn thân: biểu hiện giống như phản vệ toàn thân, thường xảy ra ở người, rất nguy hiểm, điển 
hình là dị ứng penicilin, đặc biệt là benzympenicilin. Một biểu hiện nữa là tai biến khi dùng huyết thanh 
điêu trị nhiêu lần. Một số cơ thể có thể sinh IgE gây dị ứng. 
•Dị ứng cục bộ: hay gặp các trường hợp : hen mê đay, eczema, viêm mũi dị ứng... 
•Phòng và chống dị ứng: Điêu trị tai biến dị ứng có tính chất cấp cứu vì có thể chết rất nhanh. 
-Thuốc: dùng thuốc đối lập với tác dụng của các amin hoạt mạch như Epiuephrin, 
isoproterenol - dùng thuốc kháng Histamin. 
-Giải mẫn: tiêm dị nguyên trong một thời gian dài với liêu tăng dần. Làm như vậy cơ thể sẽ sinh ra IgG 
nhiêu hơn, ngăn cản sự kết hợp giữa dị nguyên và IgE bám trên tế bào Mast. 
2. Quá mẫn muộn. 
-Xảy ra khi lympho bào T mẫn cảm với KN như thế nó chỉ xảy ra ở cơ thể có đáp ứng tế bào gọi là muộn 
bởi phản ứng xảy ra chậm, sau khi đưa KN vào cơ thể từ 6 - 8h và cường độ cao nhất sau 24 - 48h hoặc 
hàng tuần. Quá mẫn muộn thường khu trú cục bộ dưới dạng một phản ứng viêm đặc trưng với sự thâm 
nhiễm của đại thực bào và lympho bào. 
-Quá mẫn muộn với VSV hay dị ứng nhiễm trùng: 
+Điển hình là quá mẫn muộn với vi khuẩn lao. 
+Thí nghiệm của Koch: tiêm vi khuẩn lao vào chuột lang đó mẫn cảm, sự kết hợp giữa vi khuẩn lao với 
lympho T mẫn cảm đó khu trú đc vi khuẩn nhưng lại gây ra một phản ứng viêm tại nơi tiêm tạo ra các u 
hạt. 
+Cơ thể của quá mẫn muộn là sự kết hợp giữa KN với lympho T mẫn cảm, T tiết ra lymphokin có tác 
dụng tập trung đại thực bào và bạch cầu hạt đến để thực bào vi khuẩn. Tại đây đại thực bào và bạch cầu 
tiết ra các enzym làm tổn thương tổ chức, các lymphokin gây huỷ hoại tế bào. 
+Hiện tượng trên đc ứng dụng trong chẩn đoán để phát hiện một số bệnh có miễn dịch tế bào như bệnh 
lao.... 
-Quá mẫn do tiếp xúc: Một số hóa chất, một số kim loại nặng, khi tiếp xúc, xâm nhập qua da vào cơ thể 
chúng kết hợp với protein của cơ thể tạo ra dị nguyên, kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch tế bào. Nếu 
tiếp xúc lần sau sẽ gây tổn thương cục bổ: nổi mụn, sưng cứng.... 
Câu 38: Hiểu biết về phản ứng Sandwich Elisa (Sandwich Elisa trực tiếp, 
Sandwich Elisa gián tiếp)? 
Phản ứng Sandwich ELISA dùng để xác định kháng nguyên 
Phản ứng Sandwich gồm có 2 dạng: 
❖ Sandwich ELISA trưc tiếp: 
-Các bước tiến hành: 
37 
+Gắn kháng thể chuẩn lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc. 
+Cho kháng nguyên nghi vào, để 1 thời gian, rửa nc. 
+Cho kháng thể có gắn enzyme vào để 1 thời gian, rửa nc. Sau đó cho cơ chất vào để 1 thời gian. 
+Cho chất dừng phản ứng vào. 
-Đọc kết quả trên quang phổ kế. 
+Phản ứng dương tính có xuất hiện màu. So màu trong quang phổ kế định lượng mức độ của phản ứng.
 ^ 
+Âm tính: ko xuất hiện màu. 
❖ Sandwich ELISA gián tiếp: 
-Các bước tiến hành: 
+Gắn kháng thể chuẩn lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc. 
+Cho kháng nguyên chuẩn vào, để 1 thời gian, rửa nc. 
+Cho kháng thể có gắn enzyme vào để 1 thời gian, rửa nc. Sau đó cho cơ chất vào để 1 thời gian. 
+Cho chất dừng phản ứng vào. 
-Đọc kết quả trên quang phổ kế. 
+Phản ứng dương tính có xuất hiện màu. So màu trong quang phổ kế định lượng mức độ của phản ứng.
 ^ 
+Âm tính: ko xuất hiện màu. 
Câu 39:Hiểu biết về phản ứng Elisa cạnh tranh (để phát hiện kháng nguyên và để 
phát hiện kháng thể)? 
Phản ứng Elisa cạnh tranh gồm 2 loại: để phát hiện kháng nguyên và để phát hiện kháng thể. 
a. Elisa cạnh tranh phát hiện kháng thể: 
-Các bước tiến hành: 
+Gắn kháng thể đã biết lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nước ^ loại bỏ kháng nguyên thừa. 
+Cho kháng thể nghi vào, để 1 thời gian, rửa nước. 
+Cho kháng thể chuẩn đặc hiệu với kháng nguyên đã gắn enzyme, để 1 thời gian, rửa nc. 
+Cho cơ chất đặc hiệu với enzyme, cho chất dừng phản ứng vào. 
-Đoc kết quả: 
+Phản ứng dương tính: Phức hợp ko xuất hiện màu do kháng thể nghi phù hợp với kháng nguyên đã biết 
nên cạnh tranh sự kết hợp của kháng thể chuẩn có gắn enzyme. 
+Phản ứng âm tính: phức hợp xuất hiện màu đăc trưng do kháng thể nghi ko phù hợp với kháng nguyên 
chuẩn nên bị rửa trôi. Kháng thể đã biết có gắn enzyme trực tiếp kết hợp với kháng nguyên đã biết khi cho 
cơ chất phù hợp vào sẽ tạo màu. 
b. Elisa canh tranh phát hiện kháng nguyên: 
-Các bước tiến hành: 
+Gắn kháng thể đã biết lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nước. 
+Cho kháng thể nghi vào, để 1 thời gian, rửa nc nhằm loại bỏ kháng nguyên thừa. 
+Cho kháng nguyên đã biết có gắn enzyme vào, để 1 thời gian, rửa nước. 
+Cho cơ chất đặc hiệu với enzyme, để 1 thời gian. Cho chất dừng phản ứng vào. 
-Đoc kết quả trên quang phổ kế: 
+Phản ứng dương tính: Phức hợp ko xuất hiện màu do kháng nguyên nghi phù hợp với kháng thể đã biết 
nên cạnh tranh sự kết hợp của kháng nguyên chuẩn có gắn enzyme. 
+Phản ứng âm tính: phức hợp xuất hiện màu đăc trưng do kháng nguyên nghi ko phù hợp với kháng 
38 
thể nên bị rửa trôi. Kháng nguyên đã biết có gắn enzyme trực tiếp kết hợp với kháng thể gắn trên kit. 
Khi cho cơ chất phù hợp vào sẽ tạo màu. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_het_hoc_phan_mon_mien_dich_thu_y_hoc_ky_i_na.pdf