Bài giảng Dược lý thú y - Chương 9: Thuốc tác động lên hệ sinh dục và tiết niệu

9.1. Nội tiết tố sinh dục

Các họat động trong chu kỳ sinh dục được điều khiển bởi hệ thần kinh và nội

tiết theo cơ chế phản hồi âm tính (negative feedback) hay điều khiển ngược. Từ hạ

tầng thị giác, GnRH (gonadotropin releasing hormone) – sinh dục hưnh phấn tố

được chuyển đến não thùy trước kích thích sự phân tíết FSH (follicle stimulatin

hormone ) – nang noãn hu6ng phấn tố và LH (luteinizing hormone ) hoàng thể

hưng phấn tố. Dưới tác động của FSH, nang noãn trên buồng trứng phát triển và

chín (de graff). Lượng estrogen tiết ra ngày càng nhiều sẽ là một kích thích

(positive feedback) đối với hạ tầng thị giác rồi tuyến não thùy phân tiết LH. Khi hàm

lượng LH/FSH khoảng 3/1 trứng sẽ rụng và hoàng thể được thành lập.

Progesteron tiết ra từ hoàng thể sẽ ức chế sự rụng trứng (negative feedback). Nếu

gia súc có thai, hoàng thể tồn tại suốt thai kỳ và phân tiết Progesteron. Nếu gia súc

không có thai hoàng thể sẽ thoái hóa. Ở cuối thai kỳ hoặc cuối gia đoạn nghỉ ngơi

prostaglandin F2( (PG F2( ) tiết ra từ nội mạc tử cung sẽ phá vỡ hoàng thể, lượng

Progesteron sụt giảm sẽ là một kích thích đến tuyến não thùy phân tiết Oxytoxin

gây hiện tượng sinh đẻ hoặc động dục trở lại.

pdf26 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương 9: Thuốc tác động lên hệ sinh dục và tiết niệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
gây mê ngắn 5 – 10 phút khi tiêm dưới da; 5 – 10 phút 
khi tiêm bắp thịt; 30 giây khi tiêm tĩnh mạch.
20
1. Loài ăn thịt
Tiêm bắp thịt: 15mg / kg thể trọng
Tiêm tĩnh mạch: 5g / kg thể trọng
Thời gian gây mê là khoảng 20 phút, có thể kéo dài bằng cách tiêm liều chia 
nhỏ hay tiêm truyền tĩnh mạch.
1. Loài ngựa
Tiêm bắp thịt: 10mg / kg thể trọng
Tiêm tĩnh mạch: 2mg / kg thể trọng
2. Loài dê, cừu
Tiêm bắp thịt: 10mg / kg thể trọng
Tiêm tĩnh mạch: 2mg / kg thể trọng
3. Trâu bò và loài lợn
Tiêm bắp thịt: 15mg / kg thể trọng
Tiêm tĩnh mạch: 5mg / kg thể trọng.
Nếu khi cần thiết, có thể nâng liều cơ bản nêu ở trên lên 20 – 25% (liều chỉ 
tử DL50 đối với liều tiêm tĩnh mạch là là vào khoảng 50 – 60mg / kg).
9.2.14. Novocain
Novocain còn gọi là Procain và nhiều tên khác như Syncain, Scurocain, 
Velecain, Allocain, Ethocain v.v là dẫn xuất của Cocain chiết xuất từ cây Coca.
Tính chất
Novocain có dạng tinh thể trắng, hơi đắng tan mạnh trong nước, dễ bị vàng 
khi ra ánh sáng, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bị thủy phân nhanh ở máu, các tổ 
chức, đặc biệt ở gan.
Novocain kém độc hơn Cocain từ 4 – 6 lần. Trong thực tiễn điều trị, người ta 
dùng muối clohydrat, đôi khi muối borat, benzoat; trong nhãn khoa tốt nhất là dùng
muối phenyl propionat.
 Tác dụng
Novocain có tác dụng gây tê và giảm đau.
Khi tiêm vào máu, thuốc ức chế thần kinh thực vật, chống co bóp của cơ
trơn, co thắt của khí quản. Novocain còn làm giãn mạch máu.
21
Novocain tương tự nư cocain, thấm qua lớp trên của niêm mạc rất dễ dàng 
và làm mất cảm ứng các ngọn dây thần kinh cảm giác tạo ra tác động gây tê.
Adrenalin làm tăng tác dụng gây tê của Novocain và làm giảm tác dụng giãn
mạch của Novocain.
Với dung dịch loãng và liếu thấp, Novocain kích thích thần kinh hưng phấn 
nhẹ, làm tăng chức phận dinh dưỡng của cơ thể nên có tác dụng chữa bệnh.
 Chỉ định
Trong thú y, Novocain được chỉ định:
Làm thuốc gây tê tốt nhất trong gây tê tủy sống ; gây tê dùng lưng – hông; 
gây tê ngoài màng cứng; gây tê trong nhãn khoa (phẫu thuật); phong bế thần kinh 
bao quanh vết thương, chấn thương, chữa bong gân, sưng khớp, sai khớp, các 
bệnh khớp, chữa đau bụng co giậy, co thắt khí quản, hen suyễn, chữa bệnh viêm 
tử cung trâu, bò, chữa bệnh suy dinh dưỡng, phù thũng.
 Liều lượng
1. Gây tê tại chỗ, tiêm dưới da dung dịch 2 – 3% với liều
Trâu, bò, ngựa : 0,5 – 1,5g
Lợn, dê, cừu : 0,15 – 0,3g
2. Chữa đau bụng, co giật co thắt khí quản, hen phế quản: Tiêm tĩnh mạch 
dung dịch 1 – 5%, với liều trên.
3. Chữa đau lưng: Tiêm dưới da dung dịch 2 – 3% với liều nói trên.
4. Gây tê ngoài màng cứng: Tiêm dung dịch 1% trong nước sinh lý khi phẫu 
thuật, thời gian ngắn (tối đa: 1 giờ) hay dung dịch 2% kết hợp với Adrenalin khi 
phẫu thuật kéo dài (2 giờ rưỡi)
5. Gây tê trong phẫu thuật nhãn khoa: nhỏ dung dịch 1%, tốt nhất là dùng với 
muối Phenylpropionat novocain.
6. Chữa bong gân, sưng khóp v.v; dung dịch 2%vào bao khớp.
7. Chữa viêm tử cung: Tiêm vào động mạch chủ bụng dung dịch với liều 
150mL. Tiêm nhắc lại sau 96 giờ.
8. Phong bế vết thương, chấn thương (bao quanh): dung dịch 0,25%
9. Chữa suy dinh dưỡng, phù thũng: bằng dung dich, 25 – 0,5%.
Chú ý
22
- Novocain (Procain) không thích hợp cho loài vẹt (két) và các loài chim nhỏ, 
kể cả Penicillin – Procain.
9.2.15. Pentobarbital
Pentobarbital là loài thuốc ngủ còn có tên thương phẩm là Nembutal,
Pentabarbital sodic.
 Tính chất
Thuốc bột trắng, hòa tan dễ trong nước.
Thuốc thường trình bài dưới dạng dung dịch chứa 65mg trong 100mL
 Tác dụng
Thuốc có tác dụng an thần ngắn hay dài hơn (30 – 40 phút tùy theo liều), tiếp 
đó là gây ngủ kéo dài 1 – 2 giờ hay hơn tùy theo cá thể hay loài, có thể đạt tới 24 
giờ, có khi đến 72 giờ ở một số con mèo.
 Chỉ định
Gây mê toàn thân; trong các rối loạn thần kinh; trong ngộ độc do Strychnin,
Metaldehyd; trong các cơn co giật, uống gián, kinh giật đau bụng.
 Liều lượng
Liều cơ sở:
1. Trong gây mê, tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch 6%:
Gia súc lớn: 15mg / kg thể trọng
Loài ăn thịt nhỏ: 30mg / kg thể trọng ( pha loãng dung dịch với 3 khối lượng 
nước cất).
Nói chung, thời gian gây mê là 30 – 40 phút và tỉnh dậy sau 1 – 2 giờ. Có thể 
tim vào phúc mạc cho mèo, lợn. Riêng ở lợn đực khi thiến có thể tiêm vào tinh 
hoàn.
Tác dụng gây mê sau 10 – 15 phút.
2. Trong gây chết không đau, dùng dunh dịch 20% tiêm vào tĩnh mạch.
Chú ý
- Cần theo dõi các con vật, nếu xuất hiện ngạt thở thì phải cấp cứu;
- Khi con vật bị ngộ độc thì tiêm Strychnin liều cao.
9.2.16. Thiotetrabarbital
Thiotetrabarbital là một loại thuốc ngủ có tên thương phẩm là Thionarcex.
23
Chế phẩm Thialbutone là muối natri của axit 5,5 alkyl (2’ methyl propyl) –
Thiobarbituric.
 Tính chất
Thuốc có dạng bột kết tinh trắng, hòa tan trong nước và cho một dung dịch 
xanh lá cây nhạt, có pH cao trên 10.
Thuốc thường dùng dưới dạng dung dịch nồng độ 2,5% và không dùng khi 
pha chế 1 giờ hay 2 giờ khi chúng đã xuất hiện đục do sự kết tủa của thuốc dưới 
tác dụng của CO2 không khí.
 Tác dụng
Thuốc gây suy giảm thần kinh trung ương, các chức phận hô hấp, hạ nhiệt, 
làm giảm huyết áp. Thuốc gây mê tốt và nhanh.
 Chỉ định
Thuốc làm gây mê trong phẫu thuật kéo dài, bắt đầu tiêm tĩnh mạch, sau đó 
có thể tiêm lại nếu cần thiết.
Trâu, bò : 5 – 7mg / kg thể trọng
Bê, nghé : 3mg / kg thể trọng
Ngựa : 10mg / kg thể trọng
Cừu, dê : 10 – 15mg / kg thể trọng
Chó, mèo : 25 / kg thể trọng (dung dịch1/40 hay 1/20) ở ngựa , 
để gây mê đến 10 phút, dùng dung dịch 2,5% với liều 17mg / kg thể trọng.
9.2.17. Xylazin
Xylazin là một loại thuốc ngủ dùng trong gây mê gia súc, cò có tên thương 
phẩm là Rompun, Trong điều trị người ta dùng Xylazin chlohydrat.
 Tính chất
Thuốc có tên hóa học là 2 (2,6 xylidino) – 5,6 dihydro-4H-1,3 thiazin-xylazin.
Thuốc trình bày dưới dạng dung dịch tiêm 2%.
 Tác dụng
Xylazin có tác dụng làm giảm đau, gây tê và thư giãn cơ, gây trạng thái ngủ 
ít hay nhiều tùy theo loài gia súc.
Tác dụng an thần, gây mê và thư giãn cơ là do sự phong bế từng phần sự 
dẫn truyền xung thần kinh qua xi-náp ở trung ương thần kinh. Thuốc còn có tác 
24
dụng làm tăng tiềm lực tác động của tất cả các loại thuốc suy giảm thần kinh, 
thuốc an thần thuốc gây mê (đặc biệt là Ketamin)
Ở loài nhai lại, thuốc gây tăng tiết nước bọt và chướng bụng.
Việc phối hợp thuốc cần thận trọng. Khi phối hợp Ketamin-Xylazin có thể gây
mê cho ngựa khoảng 20 phút.
Tuy nhiên Xylazin có thể gây giảm thấp tần số tim và giảm huyết áp (ở các 
loài nhai lại), ức chế co bóp dạ dày trước của các loài nhai lại với nguy cơ gây ra 
chướng hơi. Thuốc cũng có thể là nguyên nhân của blốc tâm nhĩ thất (chẹn tim) 
từng phần (ở loài ăn thịt, ngựa). Thuốc cũng gây nôn ở loài ăn thịt (nhất là mèo), 
kích thích co bóp tử cung ở con vật có chửa.
Tác dụng thuốc thay đổi đáng kể theo loài, liều lượng và đường truyền thuốc.
 Chỉ định
Gây an thần, gây mê để can thiệp phẫu thuật, can thiệp sản khoa, khống chế 
khi cần để kiểm tra lâm sàng, phòng ngừa con vật bị kích tích, kích động, dùng 
trong gây mê từ xa để bắt gia súc hay thú hoang.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc trong:
- Xoắn dạ dày;
- Các bệnh tim và trạng thái choáng, suy gan
- Thời kỳ mang thai cuối.
 Liều lượng
Tác dụng của thuốc thay đổi theo liều, đường truyền thuốc và loài.
1. Ở trâu, bò:
- Gây giảm đau nhẹ – thư giãn – an thần:
Tiêm bắp thịt: 0,05mg / kg thể trọng (tức 0,25mL / 100 kg thể trọng dung dịch 
2%)
Tiêm tĩnh mạch: 0,02mL / kg thể trọng (tức 0,1mL / 100 kg thể trọng dung 
dịch 2%)
- Gây giảm đau vừa – thư giản cơ, gây tê thỏa đáng trong can thiệp phẫu 
thuật nhỏ:
25
Tiêm bắp thịt: 0,1mg / kg thể trọng (tức 0,5mL / 100 kg thể trọng, dung dịch 
2%)
Tiêm tĩnh mạch: 0,034 – 0,15mg / kg thể trọng (tức 0,17 – 0,25mL / 100kg 
thể trọng, dung dịch 2%)
- Gây an thần sâu, tác dụng rõ nét, dùng trong can thiệp phẫu thuật lớn:
Tiêm bắp thịt: 0,2mg / kg thể trọng (tức 1mL / 100kg thể trọng dung dịch 2%)
Tiêm tĩnh mạch: 0,3 – 0,5mg / kg thể trọng (tức 0,3 – 0,5mL / 100kg thể trọng
dung dịch 2%)
2. Ở ngựa: tùy từng con vật. An thần và gây mê, tư giãn cơ, thích hợp trong tư
thế đứng:
Tiêm tĩnh mạch: 3- 5mL / 100kg thể trọng, dung dịch 2%.
3. Ở chó: Tiêm bắp thịt hay tiêm tĩnh mạch với liều (để con vật nhịn đói):
1 – 3mg / kg thể trọng (tức 0,5mL / 10kg thể trọng dung dịch 2%)
4. Ở mèo: Tiêm bắp thịt hay dưới da 2 – mg / kg (tức 0,1 – 0,2mL / kg thể trọng
dung dịch 2%)
Chú ý:
- Thận trọng khi phối hợp với các loại gây ngủ, gây mê (như barbituric, 
ketamin, chloral hydrat);
- Không nên phối hợp với Halotan;
- Cẩn thận khi sử dụng thuốc ở loài dê;
- Thuốc dễ gây nôn cho loài ăn thịt, cần cho nhịn đói khi tiêm thuốc;
- Khi quá liều, can thiệp bằng các loại thuốc như Doxapram chlohydrat
(Dopram), Tetrazolus (Priscol);
- Thuốc giải độc: Yohimbin, Alipamezol.
9.2.18. Antipyrin
Antipyrin còn gọi là Analgesin (A-nan-giê-din) hay Phenazon (Phê-na-don).
Antipyrin còn một dẫn xuất khác là Antipyrin salixilat, còn gọi là Salpyrin.
 Tính chất
Tinh thể không màu, rất tan trong nước (gần ngang với trọng lượng của 
thuốc), tan trong cồn, vị hơi đắng.
26
Tương kỵ với Phênol (hóa hợp thành thể rắn) Resorcin, Naphtol, Menthol,
Chloral, Natri salixilat, Salol (thành hỗn hợp chảy nước), sắt Perclorua, các axit, 
chất chát, Calomel (có thể gây nhiễm độc).
Thuốc bài tiết rất nhanh qua nước tiểu và làm nước tiểu bị nhuộm màu đỏ.
 Tác dụng
Antipyrin có tác dụng ức chế trung khu tăng nhiệt, gớp phần điều hòa thân 
nhiệt, làm hạ cơn sốt. Thuuốc còn làm giảm đau và làm cạn sữa, gây co mạch cục 
bộ, làm cầm máu mao mạch.
 Chỉ định
Các trường hợp sốt cao, cảm lạnh; chảy máu mao mạch ngoài da; chảy máu 
mũi; cắt sữa (đối với chó).
 Liều lượng
Cho gia súc uống (trong trường hợp sốt):
Trâu, bò : 15 – 20g
Dê, cừu : 5 – 10g
Ngựa : 15 – 20g
Chó : 1 – 2g
Cầm máu bên ngoài: bột hay dung dịch đậm đặc 10 – 40%
Chú ý: Trước khi cho con vật uống thuốc, cần kiểm tra tình trạng của 
thận.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_9_thuoc_tac_dong_len_he_sinh.pdf