Bài giảng Dược lý thú y - Chương 2: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh

2.1. THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

2.1.1. Thuốc mê (GENERAL ANESTHETICS)

Trước năm 1845, điều trị bằng phương pháp giải phẫu chưa được phổ biến do bởi thiếu

phương pháp thỏa đáng để tạo ra trạng thái mê. Vào năm 1845 - 1846, hiệu quả gây mê của nitrous

oxide và đặc tính gây mê của cả chloroform và diethyl ether đã được công nhận. Những thông tin

này đã nhanh chóng trở thành thuốc gây mê cho ngành dược thời bấy giờ đồng thời chúng cũng là

các chất đầu tiên của nhóm thuốc mê bay hơi.

Năm 1929, cyclopropan được giới thiệu như một thuốc mê bay hơi thứ 4. Trong 4 thuốc

này, chỉ có nitrous oxid còn được sử dụng trên lâm sàng cho đến ngày nay. Ether và cyclopropan thì

dễ gây cháy nổ còn chloroform gây độc cho gan.

Các nghiên cứu tiếp theo về thuốc mê bay hơi mà chúng có đặc tính không gây cháy nổ

cũng như không có độc tính cao không ngừng phát triển, vào năm 1956 đã tìm thấy Halothan

(FLUOTHAN). Gần đây hơn, hai chất ether halogen hoá được giới thiệu là enflurane

(ETHRANCE) và isoflurane (FORANE). Mặc dù độc tính của các loại thuốc mê bay hơi đã được

làm giảm đi rất nhiều tuy nhiên thuốc mê dùng qua đường tiêm chích vẫn được sử dụng rộng rãi

hơn.

pdf95 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương 2: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c trên cơ thể mi, giảm tầm nhìn ở nơi có ánh sáng yếu là kết 
quả của tình trạng thu hẹp đồng tử. Có thể xảy ra đau đầu. ACh chống chỉ định cho bệnh nhân viêm 
mống mắt cấp tính, hoặc những phản ứng quá nhạy cảm khác ở mắt.
Thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm có thể gây giảm huyết áp. Choáng váng và đau đầu 
91
nhẹ do lượng máu ở não thấp. Giãn động mạch não có thể gây đau đầu. Giảm huyết áp kết hợp tăng 
nhịp tim có thể làm giảm lưu lượng máu ở cơ tim, tăng nhu cầu oxy ở cơ tim.
 Quá liều/ độc tính
Dấu hiệu quá liều bao gồm: khó chịu ở xoang bụng, tiết nhiều nước bọt, đỏ da, đổ mồ hôi, 
buồn nôn và ói mửa. Những thay đổi ở mắt bao gồm: thu hẹp đồng tử, chảy nước mắt. Thay đổi ở 
hệ thần kinh trung ương: tình trạng không yên, hỗn loạn, lo lắng, co giật.
Điều trị: dùng atropin 0.6-0.8 mg, tiêm dưới da. Atropin tác động trên receptor muscarinic 
để phong bế hiệu quả của ACh hoặc các thuốc kích thích phó giao cảm khác. Nên chuẩn bị sẳn 
atropin khi dùng ACh, đặc biệt là dùng đường ngoại tiêu hóa. Nếu tim đập chậm, giảm huyết áp, liệt 
phế quản nghiêm trọng có thể điều trị bằng epinephrine. Có thể dùng máy trợ tim hoặc trợ hô hấp. 
Có thể dùng dịch truyền hoặc chất điện giải qua đường ngoại tiêu hóa. 
(3) Bethanechol
Bethanechol (URECHOLIN) chỉ có hiệu quả kích thích phó giao cảm khi được cấp qua 
đường uống, có thể dùng dung dịch vô trùng tiêm dưới da, bethanochol tác động rất tốt đến bàng 
quang và đường tiêu hóa, tác động nhẹ trên tim mạch. Hầu như thuốc không có khả năng kích thích 
receptors nicotinic-receptors ACh được tìm thấy ở hạch thần kinh tự trị và tế bào cơ xương. Một 
lượng nhỏ bethanochol được thải vào sữa mẹ.
 Chỉ định
Bethanechol được chỉ định trong điều trị bí tiểu cấp tính (bí tiểu không do tắc nghẽn cơ học 
làm nước tiểu không thoát ra được). Trạng thái này có thể xảy ra khi bàng quang trở nên kém hoạt 
động sau khi giải phẫu hoặc sơ sinh hoặc những rối loạn gây kích thích thần kinh không thỏa đáng ở 
bàng quang.
Khi đáp ứng thỏa đáng làm tăng lượng nước tiểu, hoạt động của bàng quang trở lại trạng 
thái bình thường thì không nên tiếp tục dùng bethanechol (nhất là dùng đường tiêm). Bệnh nhân 
đang trong thời gian hồi phục sau giải phẫu đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa không nên dùng 
bethanechol hoặc các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm thông thường khác. Nếu không các 
cấu trúc bị kích thích sẽ gây tổn thương vật lý.
Bethanechol được sử dụng để hạn chế liệt ruột sau khi giải phẫu tắc ruột. Nên tiêm dưới da 
khoảng 1-2 giờ sau khi ăn để tránh gây buồn nôn, ói mửa, chứng chuột rút (cramping). Khôg tiêm 
bắp, tiêm tĩnh mạch. Cần theo dõi bệnh nhân khoảng 10 phút sau khi tiêm để kiểm tra đáp ứng. 
Atropin được dùng để chống lại các tác dụng phụ. Không dùng bethanechol để kích thích đi tiểu 
nếu nghi ngờ bí tiểu do tắc nghẽn đường dẫn tiểu.
Cần kiểm tra lượng nước uống vào và thải ra. Kiểm tra âm ruột và bắt mạch ruột định kỳ. 
Kiểm tra xem có máu trong phân và nước tiểu hay không. Nếu lượng nước tiểu thoát ra tăng lên 
92
khoảng 15-30 phút sau khi dùng bethanechol ở liều thông thường thì không nên tiếp tục dùng thuốc 
mà cần thông bàng quang. Nếu liều đầu tiên không làm tăng được lượng nước tiểu không nên tiếp 
tục dùng thuốc cho đến khi vật tắc nghẽn được loại bỏ. Nếu không lưu ý điều này có thể dẫn đến vỡ
bàng quang, ống niệu. Kiểm tra huyết áp, nhịp tim, đo điện tâm đồ.
(4) Carbachol
Carbachol là thuốc kích thích phó giao cảm ít được sử dụng hơn các thuốc khác. Nó có hiệu 
quả kích thích receptor nicotinic. Giống như bethanachol, carbachol cũng tác động rất tốt đến hệ tiết 
niệu và tiêu hóa, nhưng trên lâm sàng thường dùng trong giải phẫu mống mắt (iris) và cơ thể mi.
Dung dịch carbachol (ISOPTO CARBACHOL) chuyên trị bệnh ở mắt thường dùng để giảm 
áp lực bên trong mắt đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp. Trong trường hợp điều trị bằng pilocarpine 
hay các phương pháp điều khác không có hiệu quả thì mới dùng Carbachol trong thời gian dài để 
điều trị tăng nhãn áp. Đồng tử bị thu hẹp sau khi dùng thuốc 2phút và kéo dài 4-8 giờ.
Carbachol được tiêm vào phía trước khoang mắt trong thời gian giải phẫu mắt. Carbachol 
có thể gây giật cơ mí mắt (khâu mắt-blepharospasm). Co giật cơ ở những nơi khác cũng có thể xảy 
ra nếu thuốc được hấp thu một cách hệ thống. Thuốc có thể gây kích thích hạch thần kinh tự động 
gây ra những thay đổi khác nhau trên tim mạch. Có thể gây đau đầu, đau mắt và xung huyết kết 
mạc, trong trường hợp này nên dùng thuốc giảm đau. Dùng liều và đường tiêm thích hợp giúp hạn
chế các ảnh hưởng trên.
(5) Methacholine
Methacholine (PROVOCHOLINE) được sử dụng trong chẩn đoán đáp ứng quá mức của phế 
quản ở những bệnh nhân nghi bị suyễn, nhưng ở bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng thì việc 
dùng Methacholine cho kết quả chẩn đoán rõ hơn. Ứng dụng này được áp dụng trên thực tế nếu phế 
quản co lại (hen) do các tác nhân gây nhiễm độc muscarin (muscarinic agent). Thuốc có thể được 
dùng ở dạng xông.
Vạch ranh giới (baseline) chức năng phổi được đo lường khi đáp ứng với dung dịch bay hơi 
có chứa muối và cần kiểm tra lặp lại nếu dùng liều cao liên tục. Nếu tác dụng phụ xảy ra bệnh nhân 
cần được tiêm atropin, các thuốc khẩn cấp khác, O2 và những phương pháp trợ hô hấp. 
2.4.5. Thuốc liệt phó giao cảm
Thuốc liệt phó giao cảm có tác dụng ngăn Acetylcholin phát sinh hiệu quả trên những cơ 
quan được dây hậu hạch phân bố đến.
(1) Atropin sulphate 
 Tính chất hóa học
Không màu hoặc màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, hòa tan trong nước (1g/ 0.5ml), 
cồn (1g/5ml), glycerin (1g/2.5ml); dung dịch có tính acid nhẹ hoặc trung tính, bảo quản ở nhiệt độ 
93
phòng (15-30oC).
Atropin sulphate dạng tiêm có thể tương hợp với các chất sau: benzquinamid HCl,
butorphanol tatrate, chloromazine HCl, cimetidine HCl, dimenhydrinate, diphenhydramin HCl, 
dobutamin HCl, droperidol, fentanyl citrate, glycopyrrolate, hydromorphone HCl, hydroxyzine 
HCl, meperidine HCl, morphine sulphate, nalbuphine HCl, pentazocine lactate, pentobarbital 
sodium, perphenazin, prochloperazine edisylate, promazine HCl, promethazin HCl và scopalamin 
HCl.
 Atropin sulphate không tương hợp với các chất sau: norepinephrine bitatrate, metaraminol, 
bitartrate, methohexital sodium và sodium bicarbonate.
 Dược lực học
Atropin ức chế acetylcholin cũng như những chất kích thích giao cảm khác. Những liều cao 
có thể ngăn chặn receptor nicotinic tại hạch thần kinh tự trị và thần kinh cơ gặp nhau, giảm nhu 
động dạ dày ruột và đường tiết niệu. Liều thấp sẽ hạn chế được tình trạng tiết nước bọt, tiết dịch ở 
cuống phổi và đổ mồ hôi (trừ ngựa). Liều trung bình, Atropin làm ức chế điều tiết, dãn đồng tử, 
tăng nhịp tim. Liều rất cao ngăn chặn tiết dịch dạ dày.
 Sử dụng/ chỉ định
Chỉ định chủ yếu của atropin trong thú y bao gồm:
- Dùng làm thuốc tiền mê để ngăn ngừa hoặc giảm tiết dịch đường hô hấp.
- Ngăn chặn không hoàn toàn nút AV
- Giải độc quá liều các thuốc kích thích giao cảm ( physostigmine,)
- Giải độc photphat hữu cơ
- Ngăn tiết nước bọt
- Điều trị bệnh co phế quản (bronchoconstrictive)
 Dược động học
Atropin phân phối khắp cơ thể sau khi qua đường uống, tiêm bắp, xông, đặt trong khí quản, 
sau khi tiêm tĩnh mạch hiệu quả cao nhất trên tim sau 3-4 phút. Atropin phân phối khắp cơ thể, vào 
não, qua nhau thai và một lượng nhỏ có thể vào sữa. Chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu, 
khoảng 30% thuốc còn hoạt tính trong nước tiểu.
 Dược lực học
Thay đổi theo liều dùng, liều nhỏ (0,5-1mg) ảnh hưởng đến tiết dịch đường hô hấp và nước bọt. 
Liều lớn hơn 2mg tác động lên mi mắt, tim. Liều lớn hơn nữa tác động lên bàng quang và tiêu hóa, 
sau cùng tác động đến bài tiết dịch vị.
Trên hệ thần kinh: kích thích nhẹ hô hấp do tác động nhẹ lên hệ thần kinh trung ương
94
Trên tim mạch: Liều điều trị thông thường không ảnh hưởng đến tim mạch. Tuy nhiên trong 
trường hợp tim bị ức chế do dây thần kinh Vagus bị tác động bởi Ammoniac hoặc Chloroform, 
Nicotine Atropin có tác dụng làm tăng nhịp tim do tác động làm ức chế dây thần kinh Vagus.
Trên khí quản
Hệ phó giao cảm có tác động làm tăng tiết chất nhày, co rút cơ phế quản. Atropin phong bế 
xung động thần kinh phó giao cảm, do đó làm dãn phế quản, giảm sự bài tiết chất nhày, do đó 
thường được sử dụng trong trường hợp shock do dùng thuốc (gây co thắt cơ phế quản)
Trên dạ dày - ruột
Atropin phong bế hiệu ứng làm co thắt cơ trơn của Acetylcholin, làm giảm nhu động ruột, 
chống co thắt ruột, do đó đôi khi được sử dụng trong trường hợp đau bụng do co thắt ruột, tiêu chảy 
quá nặng gây mất nước
 Chống chỉ định
Atropin chống chỉ định đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp, nhạy cảm với thuốc kháng 
cholinergic, tim đập nhanh, thiếu máu cục bộ cơ tim, xuất huyết cấp tính, bệnh gây cản trở tiêu hóa, 
loét dạ dày. Sử dụng chú ý trên ngựa vì có thể làm giảm nhu động ruột và gây đau bụng trên động 
vật nhạy cảm.
 Tác dụng
Ngăn cản tương tác của acetylcholin và nơi tiếp thu trên tế bào hiệu ứng.
 Độc tính
 Triệu chứng ngộ độc:
Khô miệng, khát nước
Khó nuốt
Táo bón
Tim đập nhanh, thở nhanh - sâu
Rối loạn vận động
Run cơ
Co giật
Suy yếu hô hấp - chết
Giải độc Atropin:
Nếu ngộ độc qua đường uống: dùng thuốc gây ói mữa, kết hợp rửa dạ dày
Nếu ngộ độc qua đường tiêm dưới da: dùng các loại thuốc tác động kiểu choline để 
giải độc như morphin chlohydrate tiêm dưới da để giải độc Atropin
 Áp dụng lâm sàng
95
Chữa phù phổi ở gia súc
Giảm co thắt khí - phế quản trong shock hoặc do dị ứng
Chống co thắt cơ trơn
Ức chế bài tiết nước bọt và chất nhầy khí quản do đó thường được dùng như chất 
tiền gây mê
Dùng chửa trị các trường hợp ngộ độc:
- Pilocarpin
- Arecoline
- Dipterex
- Morphine
- Chloroform
- Các loại thuốc trừ sâu, phospho hữu cơ
 Liều dùng
Tiền gây mê: 0,05 - 0,1mg / kg thể trọng, chích dưới da
Ức chế bài tiết, chống co thắt cơ trơn và các mục đích khác (chích dưới da)
Ngựa: 10 - 80 mg
Trâu bò: 30 - 100 mg
Heo: 10 - 30 mg
Chó: 1 mg

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_2_thuoc_tac_dung_tren_he_than.pdf