Đặc điểm ngôn ngữ trong các bài hát lượn của người Nùng ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Cũng như tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, người Nùng có những nét văn hóa, văn nghệ đặc sắc riêng làm nên sắc màu đa dạng cho 54 dân tộc Việt Nam.

Trong vốn văn nghệ truyền thống của dân tộc Nùng, hát lượn

chính là một trong những di sản văn hóa mà người Nùng đã

dày công xây dựng từ thời “trời làm nạn hồng thủy/ gây mưa to

nước lớn” và truyền qua các thế hệ cho đến ngày nay. Nội dung

chính của bài viết tập trung vào việc tìm hiểu đặc điểm ngôn

ngữ trong các bài hát lượn của người Nùng ở phương diện hình

thức và ngữ nghĩa. Tư liệu của bài viết là 17 bài hát lượn của

người Nùng do cộng tác viên Sùng Seo Chỉ và Sùng Già Sang

ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cung cấp. Các tư liệu này đã

được nhóm tác giả ghi âm, phiên âm, dịch nghĩa, dịch văn học

và văn bản hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu.

pdf8 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc điểm ngôn ngữ trong các bài hát lượn của người Nùng ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g 8: Trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ thời gian trong 
các bài hát lượn
STT Từ ngữ Nghĩa Lượt xuất hiện
Tỉ lệ 
(%)
1 chấu sớm 2 15,5
2 đân chỉnh mùa xuân 1 7,6
3 đân nghì tháng 2 1 7,6
4 đân sham tháng 3 1 7,6
5 đân shi tháng 4 1 7,6
6 shai muộn 1 7,6
7 rọt từ khi 1 7,6
8 năm thăng chư đến bây giờ 1 7,6
9 ship sham văn 13 ngày 1 7,6
10 ship ha văn 15 ngày 1 7,6
11 khụp này bây giờ 1 7,6
12 miu này mùa này 1 7,6
Tổng 13 100
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy trong 17 
bài hát lượn, nội dung phản ánh thời gian là 12 
đơn vị từ ngữ với số lượt xuất hiện là 13. Các từ 
ngữ chỉ thời gian đều xuất hiện với tần số thấp, 
tuy nhiên nội dung phản ánh của trường từ vựng 
– ngữ nghĩa chỉ thời gian trong các bài hát lượn 
khá phong phú. Mỗi từ ngữ đều phản ánh được 
một quan niệm, một biểu tượng riêng về thời 
gian trong văn hóa của người Nùng. Thời gian 
được người Nùng quan niệm tương đối rõ ràng 
và nó cũng được đưa vào các bài hát lượn với 
biểu tượng tiêu biểu là biểu tượng đân chỉnh (mùa 
xuân). Trong tâm thức của người Nùng, đân chỉnh 
(mùa xuân) là mùa đẹp nhất, mùa được mong đợi 
nhất. Đối với người Nùng thì đây là mùa được nghỉ 
ngơi, vui chơi sau một năm vất vả. Đó là mùa mà 
con người tổ chức ăn uống, vui chơi, là ngày Tết 
chung của cả cộng đồng. Tết cổ truyền của người 
Nùng cũng có những nét riêng biệt, với những món 
ăn hay bánh trái và các nghi lễ đón tết đều khác với 
dân tộc khác. 
2.3.3. Đặc điểm của trường từ vựng – ngữ 
nghĩa chỉ trạng thái tâm sinh lý
Trong hát lượn các từ ngữ liên quan đến trường 
từ vựng ngữ nghĩa tâm sinh lí tương đối phong phú. 
Kết quả thống kê thu được như sau:
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
129Volume 8, Issue 2
Bảng 9: Trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trạng thái tâm 
sinh lí trong các bài hát lượn
STT Từ ngữ Nghĩa
Lượt xuất 
hiện
Tỉ lệ (%)
1 shai rỉ trái tim 1 11,1
2 bẳn vui 1 11,1
3 nê ngủ 1 11,1
4 lỉ ving vui vẻ 1 11,1
5 nừ nhớ 1 11,1
6 dai lừa 1 11,1
7 tàu map phản bội 1 11,1
8 bộ shin không tin 1 11,1
9 pàu vội 1 11,2
Tổng 9 100%
Qua bảng thống kê, có thể thấy xuất hiện nhiều từ 
ngữ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trạng thái 
tâm sinh lý. Các từ ngữ này cũng gắn với một số biểu 
tượng để con người gửi gắm tâm tư, tình cảm, phổ 
biến hơn cả có lẽ là biểu tượng shai ri (trái tim). Từ 
xa xưa, người Nùng vẫn tin rằng trái tim là trung tâm 
của mọi cảm xúc. Vì vậy, trái tim luôn được người 
Nùng quan niệm đó là biểu tượng của tình yêu. Trải 
qua thời gian, đến nay, trái tim vẫn là biểu tượng của 
một tình yêu vĩnh hằng. Do quan niệm của người 
Nùng như vậy nên trong các bài lượn về tình yêu 
luôn xuất hiện hình ảnh trái tim, để người Nùng 
chứng tỏ sự chân thành của tình cảm và mong ước 
có được một tình yêu viễn mãn, tràn đầy hạnh phúc. 
Trái tim còn lại biểu tượng cho sự nhiệt huyết của 
con người trong công việc trong cuộc sống hay tình 
thương giữa con người với con người.
Như vậy, có thể thấy, xét về mặt ngữ nghĩa, 
các từ ngữ được dùng trong hát lượn có thể được 
phân biệt thành nhiều trường từ vựng - ngữ nghĩa 
phong phú, đa dạng và phản ánh một phần đời sống 
văn hóa tinh thần cũng như đời sống sinh hoạt của 
người Nùng, phản ánh tư duy nhận thức của họ. Đó 
là trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ sự vật (con vật, 
thực vật, thiên nhiên); trường từ vựng - ngữ nghĩa 
chỉ không gian - thời gian; trường từ vựng - ngữ 
nghĩa chỉ trạng thái tâm sinh lý Đó đều là các 
từ ngữ quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng 
ngày của người Nùng, phản ánh nhu cầu giao tiếp 
và bộc lộ tâm tư tình cảm, mong muốn gắn kết nhau 
trong lao động cũng như trong mọi hoạt động của 
đời sống của đồng bào dân tộc Nùng. 
3. Kết luận 
Nếu như ngôn từ là những đường nét, họa tiết hoa 
văn đủ màu sắc tô điểm cho chiếc cầu hát lượn nối 
liền cõi thực với cõi thiêng trong đời sống tâm linh 
của người Nùng thì có thể thấy hát lượn Nùng giống 
như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ những giá trị văn 
hóa bền vững, đặc biệt là đối với ngôn ngữ Nùng. Kết 
quả thu thập tư liệu và nghiên cứu của bài viết cũng 
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm tư liệu/
ngữ liệu cho việc biên soạn chương trình, tài liệu dạy 
học môn Tiếng dân tộc và Văn học địa phương trong 
chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực 
hiện từ năm 2020. 
Hát lượn Nùng tuân thủ theo mô thức nhất định. 
Sự góp mặt của các yếu tố cốt truyện, sự lặp lại, làm 
cho nhiều bài hát mang tính “liền mạch”, có vần 
điệu, đồng thời giống như câu chuyện kể hấp dẫn, 
li kì, đã góp phần làm nên tính trình tự của các tình 
tiết trong khi hát. Các kết cấu đặc trưng trong hát 
lượn Nùng là: kết cấu một chiều, kết cấu đối đáp, 
kết cấu trùng điệp và kết cấu trung gian được sử 
dụng linh hoạt (trong đó kết cấu một chiều là phổ 
biến hơn cả). Điều này đã khiến cho hát lượn mang 
dáng vẻ một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên 
hợp và thiên hướng kể lể. Trong hát lượn Nùng, các 
tác giả dân gian đã linh hoạt dùng cách lặp từ, lặp 
ngữ và lặp cấu trúc để tạo nên vần điệu và sự gắn 
kết trong lời ca. Số tiếng của các câu ca của bài ca 
phổ biến hơn cả là thể 5 chữ. Do đó, cách gieo vần 
và cách hợp vần cũng vô cùng đa dạng và tương đối 
phức tạp, do có những bài thuộc thể này là sự kết 
hợp giữa hát và tụng niệm, có bài là những vần thơ, 
bởi thế cách gieo vần khá linh hoạt. 
Xét về mặt ngữ nghĩa, các từ ngữ được dùng 
trong hát lượn có thể được phân biệt thành nhiều 
nhóm từ vựng, phản ánh một phần đời sống văn hóa 
tinh thần cũng như đời sống sinh hoạt của dân tộc 
Nùng. Đó là các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự 
nhiên (con vật, thực vật, thiên nhiên); đồ vật; không 
gian thời gian; con người Các từ ngữ chỉ động 
vật và thực vật trong hát lượn Nùng đã phản ánh 
môi trường sống của người Nùng, một miền rừng 
núi hoang sơ, trù phú với đặc trưng nền kinh tế tiểu 
nông tự cung tự cấp. Các từ ngữ chỉ đồ vật trong 
hát lượn đã tái hiện cuộc sống sinh hoạt của người 
Nùng trong quá khứ với tên gọi những đồ vật truyền 
thống, mang chất riêng của người Nùng, có thể xem 
như một bảo tàng dân tộc thu nhỏ đặc biệt có giá 
trị, cung cấp cho thế hệ sau muốn tìm hiểu về người 
Nùng, về phong tục tập quán của một dân tộc có 
nền văn hóa đặc sắc và độc đáo. Các từ ngữ chỉ 
trạng thái tâm sinh lý và con người đã phần nào 
phản ánh được thế giới tâm hồn, tình cảm phong 
phú và một số đặc thù trong hát lượn Nùng, đồng 
thời cũng cho thấy một thế giới tràn ngập sắc màu, 
với nhiều cung bậc tình cảm và sự độc đáo trong 
nhân sinh quan của họ. Trong hát lượn của người 
Nùng cũng có thể gặp một số biểu tượng qua các 
từ ngữ – kết quả của quá trình chuyển nghĩa, vốn 
dùng để biểu thị các sự vật hiện tượng cụ thể, lại 
được dùng để chỉ các sự vật hiện tượng khái quát 
trừu tượng khác. 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
130 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
LINGUISTIC FEATURES IN LUON SONGS BY THE NUNG PEOPLE 
IN XIN MAN DISTRICT OF HA GIANG PROVINCE
Nguyen Thu Quynha
Sung Seo Litb
Abstract: Like all other ethnic minorities in Vietnam, 
the Nung people have their own unique cultural and artistic 
features that contribute to the diversity created by 54 ethnic 
minorities in Vietnam. In the traditional culture of the Nung 
people, singing luon is one of the cultural heritages that they 
have developed since the primitive period when “there was 
catastrophic flood and heavy rain”, and it has been transmitted 
through generations. Today, this article focuses on studying the 
linguistic features of luon songs of the Nung people in terms of 
form and semantics. The material of the article is 17 luon songs 
of Nung people (provided by collaborators Sung Seo Chi and 
Sung Gia Sang in Xin Man district, Ha Giang province). These 
songs have been recorded, transcribed, translated, literarily 
translated and textualized by the authors for the purpose of the 
research.
Keywords: Luon singing; Nung people; Linguistic features; 
Xin Man, Ha Giang province
Thai Nguyen University of Education
a Email: nguyenthuquynh@dhsptn.edu.vn
b Email: sunglit89@gmail.com
Received: 25/5/2019
Reviewed: 2/6/2019
Revised: 7/6/2019
Accepted: 12/6/2019
Released: 21/6/2019
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/312
Tài liệu tham khảo
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 
(2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. 
Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Quang Hồng, Phan Diễm Phương 
(2016), Âm tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca, 
Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ 
ca, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội
Nguyễn Văn Lộc (chủ biên, 2010), Nghiên cứu 
bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một 
số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb. Đại học 
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Nguyễn Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Nguyễn 
Văn Tửu – Trần Hữu Tá (chủ biên, 2004), Từ 
điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
Hoàng Nam (chủ biên, 2013), Đặc trưng văn 
hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam, Nxb. 
Khoa học Xã hội, Hà Nội
Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân 
tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb. Khoa học 
Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Việt Thanh – Vương Toàn (chủ 
biên) (2016), Từ điển văn hóa truyền thống 
các dân tộc, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Ngọc Thưởng (1999), Cách xưng hô 
trong tiếng Nùng, Luận án Tiến sĩ bảo vệ tại 
Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Vương Toàn (2012), Sự khác biệt giữa các 
ngành Nùng Việt Nam và câu chuyện còn 
bỏ ngỏ, Báo cáo trình bày ngày 06/6/2012 
tại Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ tư 
VI, TP Thanh Hóa. In trong: Cộng đồng các 
tộc người ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam 
Truyền thống, hội nhập và phát triển, Nxb 
Thế giới.
Vương Toàn (2017), Văn học dân gian các 
dân tộc Nùng và Tày: Tình hình sưu tầm và 
khảo cứu. Trong: Phát huy vai trò, bản sắc 
cộng đồng các dân tộc Thái – Kadai trong 
hội nhập và phát triển bền vững. Hội nghị 
quốc gia Thái học lần 8 tại Nghệ An, Nxb 
Thế giới, 2017, tr.529-540, ISBN: 978-604-
77-3899-3. Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_ngon_ngu_trong_cac_bai_hat_luon_cua_nguoi_nung_o_hu.pdf