Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong tiến trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tăng cường năng lực của con người và thể chế chính sách để tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp, tạo thành nguồn lao động quan trọng và tạo ra thu nhập đáng kể trong nước và xuất khẩu. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã mở ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho SMEs. Để giành lấy cơ hội nhiều hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế, SMEs cần tuân thủ các Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế dành cho SMEs (IFRS for SMEs), nhằm tăng tính minh bạch, tính so sánh và chất lượng của thông tin tài chính. Bài viết đề cập đến vai trò và những nội dung chính của IFRS for SMEs, mô tả thực tế vận dụng IFRS for SMEs tại các nền kinh tế thế giới đồng thời đề cập tới định hướng cho SMEs Việt Nam

pdf7 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ện phiên bản sửa đổi 2015 
để đưa ra phiên bản hoàn chỉnh có hiệu lực từ ngày 
1/1/2017. Hiện nay, IFRS dành cho SMEs bao gồm 
35 phần, như được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 3: IFRS dành cho SMEs
Phần Tên chuẩn mực Phần Tên chuẩn mực
Phần 1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần 19 Hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại
Phần 2 Các nguyên tắc và khái niệm Phần 20 Thuê tài sản
Phần 3 Báo cáo tài chính Phần 21 Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng
Phần 4 Bảng Cân đối kế toán Phần 22 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Phần 5 Báo cáo kết quả kinh doanh Phần 23 Doanh thu
Phần 6 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, thu nhập và lợi nhuận giữ lại Phần 24 Tài trợ của Chính phủ
Phần 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phần 25 Chi phí đi vay
Phần 8 Thuyết minh BCTC Phần 26 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
Phần 9 BCTC hợp nhất và BCTC riêng Phần 27 Giảm giá trị tài sản
Phần 10 Chính sách kế toán, ước tính và sai sót Phần 28 Lợi ích của nhân viên
Phần 11 Công cụ tài chính cơ bản Phần 29 Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Phần 12 Công cụ tài chính khác Phần 30 Thay đổi tỷ giá hối đoái
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 114 - tháng 4/2017
Phần 13 Hàng tồn kho Phần 31 Siêu lạm phát
Phần 14 Đầu tư vào công ty liên kết Phần 32 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Phần 15 Đầu tư vào công ty liên doanh Phần 33 Thông tin về các bên liên quan
Phần 16 Bất động sản đầu tư Phần 34 Các hoạt động đặc thù
Phần 17 Nhà xưởng, máy móc, thiết bị Phần 35 Chuyển đổi sang IFRS for SMEs
Phần 18 Tài sản cố định vô hình
Nguồn:  tháng 2/2017
Tính đến tháng 12/2015, IFRS dành cho SMEs 
đã được dịch sang 25 thứ tiếng. Năm 2010, một 
nhóm triển khai IFRS dành cho SMEs được thành 
lập (SMEIG), có vai trò hỗ trợ và giám sát việc áp 
dụng IFRS dành cho SMEs, xây dựng các văn bản 
hướng dẫn thực hiện đồng thời là cơ quan đưa ra 
những khuyến nghị cho IASB về các vấn đề cần 
thiết phải sửa đổi IFRS dành cho SMEs. Các tài liệu 
đào tạo về IFRS dành cho SMEs của IASB cũng đã 
được phát hành bằng tiếng Anh, Nga, Tây Ban Nha, 
Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập.
3. Vận dụng IFRS dành cho SMEs trên thế giới
Trong số 149 quốc gia đã vận dụng IFRS, trong 
khuôn khổ đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu của 
các tiêu chuẩn kế toán toàn cầu, tổ chức IFRS đã 
thực hiện đánh giá mức độ sử dụng IFRS dành cho 
SMEs. Nhiều quốc gia đã yêu cầu SMEs phải thực 
hiện công bố thông tin kế toán theo IFRS dành cho 
SMEs, tuy nhiên nhiều quốc gia không yêu cầu hoặc 
còn đang xem xét. Bảng 1 sẽ mô tả con số cụ thể:
Bảng 4: Số lượng các quốc gia yêu cầu hoặc cân nhắc vận dụng IFRS dành cho SMEs
Mức độ yêu cầu/cân nhắc Số lượng quốc gia
Yêu cầu vận dụng IFRS dành cho SMEs 85
Cân nhắc vận dụng IFRS dành cho SMEs 11
Không vận dụng hoặc đang cân nhắc 53
Tổng 149
Nguồn:  tháng 2/2017
Bảng 5: Khuôn khổ pháp lý cho kế toán của SMEs trên thế giới
Khuôn khổ pháp lý cho SMEs Số lượng quốc gia
Không yêu cầu vận dụng IFRS đầy đủ mà yêu cầu vận dụng IFRS dành cho SMEs 4
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS hoặc IFRS dành cho SMEs 55
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS, IFRS dành cho SMEs hoặc tiêu chuẩn kế 
toán khác cho SMEs 23
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS, IFRS dành cho SMEs hoặc tiêu chuẩn kế 
toán của quốc gia cho SMEs 2
Tổng 84
Nguồn:  tháng 2/2017
Nhiều quốc gia trên thế giới chưa yêu cầu SMEs phải thực hiện IFRS dành cho SMEs, mà vẫn cho phép 
họ thực hiện theo các quy định pháp lý về kế toán của quốc gia, cụ thể là:
Khi vận dụng IFRS dành cho SMEs, không 
phải quốc gia nào cũng vận dụng toàn bộ và đầy 
đủ, hình 1 sẽ mô tả thực tế sửa đổi IFRS dành cho 
SMEs khi đưa vào vận dụng trên thế giới.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 114 - tháng 4/2017
Hình 1: Mức độ vận dụng IFRS dành cho SMEs 
của các quốc gia trên thế giới
Nguồn:  tháng 2/2017
Hình 1 mô tả mức độ vận dụng IFRS dành cho 
SMEs của các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho 
thấy, mức độ vận dụng IFRS dành cho SMEs các 
quốc gia không giống nhau, có nhóm vận dụng 
hoàn toàn nhưng có nhóm quốc gia có thực hiện 
sửa đổi. Cụ thể trong tổng số 84 quốc gia có vận 
dụng IFRS dành cho SMEs (tính đến 24/2/2017), 
mức độ vận dụng như sau: 
- Nhóm 1- vận dụng hoàn toàn IFRS dành cho 
SMEs, không sửa đổi: 77/84 quốc gia, chiếm 91,7%;
- Nhóm 2 - vận dụng theo IFRS dành cho SMEs 
nhưng có sửa đổi một số nội dung: 7/84 quốc gia, 
chiếm 8,3%. Những nội dung sửa đổi cụ thể là:
+ Anh và Ireland: cho phép SMEs vận dụng 
IFRS hoặc IFRS dành cho SMEs;
+ Bangladesh: không vận dụng Phần 31 “Siêu 
lạm phát” vì nước này cho rằng siêu lạm phát 
không phải là vấn đề quan ngại trong nước;
+ Bosnia and Herzegovina: không yêu cầu SMEs 
phải lập và công khai báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Malaysia: sửa đổi nội dung kế toán liên quan 
đến bất động sản;
+ Pakistan và Uruguay: cho phép vốn hóa chi 
phí đi vay.
4. SMEs Việt Nam
Hiện nay, Chính phủ các nước phát triển và 
đang phát triển đều xác định vai trò quan trọng, 
lâu dài của SMEs trong nền kinh tế; công tác xúc 
tiến, phát triển SMEs được coi là một trong những 
nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách 
phát triển kinh tế quốc gia. Tại Việt 
Nam, SMEs được định nghĩa theo 
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành 
ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển 
SMEs, bao gồm ba cấp độ: siêu nhỏ, 
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn 
vốn hoặc số lao động bình quân năm 
trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí 
ưu tiên. Khối SMEs tại Việt Nam, chiếm trên 97% 
[2] đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc 
làm và thu nhập cho một lực lượng lao động đông 
đảo, giúp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư 
phát triển, xóa đói giảm nghèo, cụ thể hàng năm 
tạo ra việc làm cho khoảng 1 triệu lao động mới, 
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 
40% GDP. [3] 
SMEs tại Việt Nam thực hiện theo Chuẩn mực 
kế toán nào?
Sau khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 
được ban hành, Chế độ kế toán dành cho SMEs 
theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 
đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 VAS 
(VAS 01, 05, 14, 16, 18, 23, 26), áp dụng không đầy 
đủ 12 VAS (VAS 02, 03, 04, 06, 07, 08, 10, 15, 17, 21, 
24, 29) và không áp dụng 7 VAS (VAS 11, 19, 22, 25, 
27, 28, 30) do không phát sinh tại SMEs hoặc do 
quá phức tạp không phù hợp với SMEs. 
Trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh 
tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Tài chính đã ban 
hành Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016, 
hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ 
và vừa, có hiệu lực từ ngày 01/1/2017, thay thế cho 
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Chế độ kế toán theo 
Thông tư 133/2016/TT-BTC được xây dựng theo 
các chuẩn và tiêu chí mới, phù hợp với thông lệ 
quốc tế. Thông tư 133/2016/TT-BTC có rất nhiều 
điểm mới so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC 
như: hướng dẫn đối với toàn bộ mẫu biểu chứng 
từ kế toán, lược bỏ một số tài khoản kế toán, chi 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 114 - tháng 4/2017
tiết hóa hơn đối với một số tài khoản, hướng dẫn 
ghi nhận các giao dịch không quá chi tiết, cho 
phép doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kỹ thuật 
hạch toán khác nhau với mục đích chính là công 
bố thông tin trên BCTC. Về áp dụng VAS, Thông 
tư yêu cầu SMEs thực hiện các VAS có liên quan, 
ngoại trừ các các VAS 11, 19, 22, 25, 27, 28, 30; cụ 
thể ở Bảng sau:
Các chuyên gia kế toán, tài chính trên thế giới 
đã thừa nhận, để có tiếng nói chung trong ngôn 
ngữ kế toán, thúc đẩy môi trường kinh doanh và 
tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, Việt Nam 
cần thống nhất VAS với IFRS. Từ xu hướng tất yếu 
này, Bộ Tài chính đã đặt mục tiêu đến năm 2020 
sẽ ban hành VAS theo hướng cập nhật những thay 
đổi của IFRS, các công ty có lợi ích công chúng sẽ 
phải dần chuyển đổi từ áp dụng VAS theo IFRS 
sang IFRS và phải hoàn tất quá trình chuyển đổi. 
Từ sau 2025, IFRS sẽ được đưa vào vận dụng tại 
doanh nghiệp theo các cấp độ: các công ty niêm yết 
có lợi ích công chúng thực hiện IFRS đầy đủ, các 
công ty khác áp dụng VAS theo IFRS, còn SMEs 
thực hiện chế độ kế toán dành cho SMEs. Như vậy, 
hiện nay chưa có lộ trình cụ thể nào về việc hướng 
tới ban hành VAS cho SMEs theo hướng vận dụng 
IFRS for SMEs. Mục tiêu Việt Nam cần hướng tới 
là định hướng các yêu cầu, tiêu chuẩn và các thông 
lệ kế toán đối với SMEs dần dần hội tụ với kế toán 
SMEs trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2009) Nghị định 56/2009/
NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2009 Về trợ 
giúp phát triển SMEs;
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Công văn số 
4695/BKHĐT-PTDN ngày 18/7/2011, Xây 
dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ 
và vừa giai đoạn 2011 – 2015;
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133/2016/
TT-BTC ngày 26/8/2016 Chế độ kế toán 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa;
4. International Finance Corporation (World 
Bank Group) (2012), Study on the potential 
of substainalbe energy financing for small 
and medium enterprises in China, ESD 
China Limited;
5. IFRS (2009), International Financial 
Reporting Standard for Small and 
Medium-sized Entities (IFRS for SMEs) 
(2009) 
Documents/SMEProjectUpdate-Updated-
2016.pdf; 
6. EUROPA, What is an SME? http://
ec.europa.eu/growth/smes/business-friend-
ly-environment/sme-definition_en truy cập 
ngày 11/3/2017;
7. IFRS, About the IFRS for SMEs http://
www.ifrs .org/IFRS-for-SMEs/Pages/
IFRS-for-SMEs.aspx truy cập ngày 
11/3/2017;
8. https://www.worldbank.org/en/topic/
financialsector/brief/smes-finance truy cập 
ngày 1/9/2015;
9. https://stats.oecd.org/glossary/detail.
asp?ID=3123
10.  
11. 
12. 
Bảng 6: Các VAS áp dụng cho SMEs Việt Nam
STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 11 – Hợp nhất kinh doanh 
2 CM số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
3 CM số 22 – Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
4 CM số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
5 CM số 27 – BCTC giữa niên độ
6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận
7 CM số 30 – Lãi trên cổ phiếu
(Nguồn: Thông tư 133/2016/TT-BTC, ngày 26/8/2016)

File đính kèm:

  • pdfchuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_danh_cho_doanh_nghiep_nh.pdf
Tài liệu liên quan