Cập nhật viêm phổi 2016 - Trần Thị Tố Quyên

MỤC TIÊU CỦA Y3 VÀ CT3

- Nắm được các tác nhân gây bệnh và các yếu tố thuận lợi gây viêm phổi

- Phân loại được các thể lâm sàng của viêm phổi

- Kể được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi

- Nêu được các chẩn đoán xác định, chẩn đoán tác nhân, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán

biến chứng và độ nặng của viêm phổi theo thang điểm CURB65

- Tham khảo phần điều trị

- Hiểu được phần dự phòng viêm phổi

MỤC TIÊU CỦA Y4/Y6 - CT4 VÀ SAU ĐẠI HỌC

Tương tự các mục tiêu của Y3 và CT3 nhưng tập trung thêm mục tiêu điều trị viêm phổi

mắc phải ngoài cộng đồng với các tác nhân thường gặp

pdf21 trang | Chuyên mục: Hệ Hô Hấp | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cập nhật viêm phổi 2016 - Trần Thị Tố Quyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
êm mạch 24giờ đầu sau đó 400 mg uống mỗi ngày 7-14 
ngày hay 
 Azithromycin 500 mg tiêm mạch 24giờ đầu sau đó 500 mg uống mỗi ngày 7-14 
ngày 
Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae (CAP) 
 Azithromycin 500 mg uống mỗi 24 giờ trong 3 ngày hay 1g uống liều duy nhất sau 
đó uống 500mg mỗi 24 giờ trong hai ngày hay uống liều duy nhất 2g hay 
 Clarithromycin loại phóng thích chậm 1000 mg uống mỗi 24 giờ hay 500mg uống 
mỗi 12 giờ trong 7 ngày hay 
 Erythromycin 500 mg uống mỗi 8giờ trong 7-14 ngày 
 Kỵ khí (CAP) 
 Amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ trong 7-14 ngày hay 
 Amoxicillin-clavulanate 2 g uống mỗi 12giờ trong 7-14 ngày hay 
 Ceftriaxone 1 g tiêm mạch mỗi 24giờ trong 7-14ngày hay 
 Clindamycin 600 mg tiêm mạch mỗi 8giờ trong 7-14 ngày 
Influenza A/B (CAP) 
 Oseltamivir 75 mg tiêm mạch hay uống mỗi 12giờ trong 5 ngày 
Histoplasmosis (CAP) 
 Itraconazole 200 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ tùy thuộc vào mức độ nặng 
 Amphotericin B 3 mg/kg mỗi 24giờ nếu nặng 
Thời gian điều trị: 1-12tháng 
Coccidiomycosis (CAP) 
 Fluconazole 400 mg uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ 
 Itraconazole 200 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ tùy thuộc vào mức độ nặng 
Thời gian điều trị: 3-12tháng 
Blastomycosis (CAP) 
 Itraconazole 200 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ tùy thuộc vào mức độ nặng 
 Amphotericin B 3 mg/kg mỗi 24giờ nếu nặng 
Thời gian điều trị: 6-12tháng 
7.3.2. Theo phác đồ hướng dẫn của Hội lồng ngực Anh (2009) 
Bảng 2: Phác đồ điều trị viêm phổi theo căn nguyên của Hội lồng ngực Anh (2009) 
Vi khuẩn Kháng sinh ưu tiên Kháng sinh thay thế 
S. pneumoniae 
Amoxicilina 500mg- 1g/ 
lần x 3 lần/ ngày (uống), 
hoặc 
Benzylpenicillin 1,2 g/ lần 
x 4 lần/ ngày (tiêm tĩnh 
mạch) 
(a): Có thể dùng với liều 
cao hơn 3g/ ngày ở những 
trường hợp VK nhạy cảm 
trung gian. 
Erythromycin 500mg/lần x 4 
lần/ ngày (uống), hoặc 
 Clarithromycin 500mg/ lần x 
2 lần/ ngày (uống), hoặc 
Cefuroxime 0,75g-1,5 g/ lần 
x 3 lần/ ngày (tiêm tĩnh 
mạch), hoặc 
Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 lần/ 
ngày (tĩnh mạch), hoặc 
Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm 
tĩnh mạch 1 lần duy nhất) 
M. pneumoniae 
C. pneumoniae 
Erythromycin 500mg/lần x 
4 lần/ ngày (uống, tiêm 
TM), hoặc 
Clarithromycin 500mg/ lần 
x 2 lần/ ngày (uống, tiêm 
tĩnh mạch) 
Tetracycline 250-500mg/ lần 
x 4 lần ngày (uống), hoặc 
Fluoroquinoloneb (uống, tiêm 
tĩnh mạch) 
(b) Các quinolone thay thế 
khác: ciprofloxacin, 
ofloxacin, moxifloxacin, 
levofloxacin 
C. psittaci 
C. burnetii 
Tetracycline 250-500mg/ 
lần x 4 lần ngày (uống), 
hoặc 500mg/ lần x 2 lần/ 
ngày (tiêm tĩnh mạch) 
Erythromycin 500mg/lần x 4 
lần/ ngày (uống) hoặc 
Clarithromycin 500mg/ lần x 
2 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch) 
Legionella spp 
Thời gian dùng 
kháng sinh: 3 
tuần 
Clarithromycin 500mg/ lần 
x 2 lần/ ngày (uống, tiêm 
tĩnh mạch) 
Có thể kết hợp với 
RifampicineC 600mg/ lần 
x 1-2 lần/ ngày (uống hoặc 
tiêm TM) 
Fluoroquinolone (uống, tiêm 
tĩnh mạch) 
H. influenza 
VK không tiết ß lactamase 
Amoxicilin 500mg/ lần x 3 
lần/ ngày (uống), hoặc 
Ampicillin 0,5 g/lần x 4 
lần/ ngày (tĩnh mạch) 
Cefuroxime 1,5 g/ lần x 3 lần/ 
ngày (tiêm tĩnh mạch), hoặc 
Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 lần/ 
ngày (tĩnh mạch), hoặc 
Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm 
tĩnh mạch 1 lần duy nhất) 
VK có tiết ß lactamase 
Amoxi- clavulanic 625 
mg/ lần x 3 lần/ ngày 
(uống), hoặc 1,2 g/lần x 3 
lần/ ngày (tiêm TM) 
Fluoroquinoloneb (uống, tiêm 
tĩnh mạch) 
Trực khuẩn 
gram âm đường 
ruột 
Cefuroxime 1,5 g/ lần x 3 
lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch), 
hoặc 
Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 
lần/ ngày (tĩnh mạch), 
hoặc 
Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm 
tĩnh mạch 1 lần duy nhất) 
Fluoroquinoloneb (uống, tiêm 
tĩnh mạch), hoặc 
Imipenem 500mg/ lần x 4 lần 
/ngày (tĩnh mạch), hoặc 
Meropenem 0,5- 1g/ lần x 3 
lần/ ngày (tĩnh mạch) 
P. aeruginosa 
Thời gian dùng 
kháng sinh: 2 
tuần 
Ceftazidime 2g/ lần x 3 
lần/ ngày (tiêm tĩnh mạh) 
Kết hợp với gentamycin 
hoặc tobramycin 
Ciprofloxacin 400mg/ lần x 2 
lần ngày (tĩnh mạch), hoặc 
Piperacillin 4g/ lần x 3 lần 
/ngày (tĩnh mạch) 
Kết hợp với Gentamycin 
hoặc tobramycin 
Staphylococcus 
aereus 
Nhạy cảm Methicillin 
Flucloxacin 1-2g/ lần x 4 
lần/ ngày (tĩnh mạch). Có 
thể kết hợp với 
RifampicineC 600mg/ lần 
x 1-2 lần/ ngày (uống hoặc 
tiêm TM) 
Teicoplanin 400mg/ lần x 2 
lần/ ngày (tĩnh mạch). Có thể 
kết hợp với RifampicineC 
600mg/ lần x 1-2 lần/ ngày 
(uống hoặc tiêm TM) 
Kháng Methicillin 
Vancomycin 1g/ lần x 2 
lần/ ngày (tĩnh mạch) 
Linezoid 600mg/ lần x 2 lần/ 
ngày (tĩnh mạch hoặc uống) 
Tuỳ theo từng căn nguyên mà dùng các thuốc kháng virút thích hợp. Chú ý điều trị bội 
nhiễm vi khuẩn nhất là ở các BN viêm phổi nặng phải can thiệp thở máy không xâm nhập 
hoặc xâm nhập. 
8. DỰ PHÒNG 
8.1. Tiêm chủng 
Bởi vì viêm phổi có thể là một biến chứng của bệnh cúm, nên chích ngừa cúm hàng năm là 
một cách tốt để ngăn ngừa viêm phổi do virus cúm, có thể dẫn đến viêm phổi do vi khuẩn. 
Ngoài ra, mặc dù có một số tranh cãi về hiệu quả của nó, đặc biệt là ở người lớn tuổi, nên 
chủng ngừa phế cầu khuẩn viêm phổi ít nhất mỗi 5 năm một lần sau tuổi 50, hay trẻ em từ 
2 – 6 tuổi 
Nên tiêm vắc-xin viêm phổi ngay cả khi bệnh nhân trẻ hơn 50 tuổi, nếu là một người hút 
thuốc, ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường hay bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, hoặc 
cắt lách. 
Tác dụng phụ của vắc-xin phế cầu khuẩn này thường nhỏ và bao gồm đau nhẹ hoặc sưng 
tại chỗ tiêm. 
8.2. Rửa tay 
Các vi trùng này nhập vào cơ thể khi chạm tay vào đôi mắt của hoặc chà xát bên trong mũi. 
Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng và có thể giúp giảm nguy cơ viêm phổi. 
8.3. Không hút thuốc. 
8.4. Chăm sóc bản thân thích hợp và một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau và ngũ cốc 
nguyên chất cùng với tập thể dục vừa phải có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh 
mẽ. 
Điều trị triệu chứng GERD và giảm cân nếu thừa cân. 
8.5. Bảo vệ những người khác bị lây nhiễm. 
Hãy cố gắng tránh xa bất cứ ai có một hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Khi điều đó là không 
thể, có thể giúp bảo vệ người khác bằng cách đeo mặt nạ và luôn luôn ho vào khăn giấy. 
9. KẾT LUẬN 
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hiện nay vẫn là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường 
gặp, có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng tại chỗ, toàn thân hoặc tử vong. Tiêu 
chuẩn phân loại mức độ nặng CURB 65 dễ áp dụng để hướng dẫn xử trí. Cần làm các xét 
nghiệm vi sinh vật cho những trường hợp BN phải nhập viện. Xu hướng các vi khuẩn giảm 
nhạy cảm với các kháng sinh nên cần sử dụng kháng sinh hợp lý, tuân thủ theo đúng các 
nguyên tắc dược động học của các kháng sinh. Có thể dự phòng viêm phổi mắc phải ở 
cộng đồng bằng các biện pháp thay đổi hành vi (không hút thuốc lá, thuốc lào...) cũng như 
chủ động tiêm các loại vaccine phòng cúm và các virút, vi khuẩn khác. 
TÓM TẮT BÀI GIẢNG 
Viêm phổi là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi, đặc biệt khi có nhiều bệnh lý 
phối hợp. Việc chẩn đoán viêm phổi đôi khi không dễ dàng nhất là chẩn đoán tác nhân gây 
bệnh và tiên lượng mức độ nặng để có hướng xử trí thích hợp. Điều trị kháng sinh theo 
kinh nghiệm ngay trong 6 giờ đầu tùy thuộc tác nhân gây bệnh dự đoán vẫn còn là bài toán 
thách thức với các nhà lâm sàng học nhất là trong bối cảnh vi khuẩn đề kháng với kháng 
sinh ngày càng gi tăng do việc lạm dụng kháng sinh ở người và ở cả động vật 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 
1.Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do các tác nhân vi trùng, siêu vi, vi nấm, ký 
sinh trùng ảnh hưởng trên 
A. Đường dẫn khí 
B. Đường hô hấp dưới 
C. Phế nang và mô kẽ phổi 
D. Tất cả đều sai 
2. Chọn câu SAI, khi nói về tác nhân gây bệnh viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng 
A. Phế cầu là tác nhân thường gặp nhất 
B. Siêu vi thường xảy ra lẻ tẻ 
C. Vi khuẩn không điển hình thường gây ra triệu chứng giống cúm 
D. Vi nấm là tác nhân thường gặp của những đối tượng suy giảm miễn dịch 
3.Chọn câu ĐÚNG, khi nói về tác nhân gây bệnh viêm phổi 
A. Viêm phổi gram âm thường xảy ra trên các đối tượng có bệnh phổi trước đó 
B. Hemophilus Influenzae hay xảy ra trên người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
C. Mycoplasma pneumonia là tác nhân gây bệnh không điển hình 
D. Tất cả đều đúng 
4.Chọn câu ĐÚNG nhất, Viêm phổi do Gram âm là tác nhân thường gặp 
A. Trên người trẻ 
B. Trên người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
C. Trên người viêm phế quản mạn 
D. Trên người già trên 70 tuổi 
ĐÁP ÁN: 1C - 2D - 3D – 4B 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. BTS Guideline for the management of community acquired pneumonia in adults: update 
2009 
2. Châu, Ngô Quý. Viêm phổi mắc phải cộng đồng. Bệnh viện Bạch Mai. 2014 
3. Chong C, et al. Pneumonia in the elderly: A review of the epidemiology, pathogenesis, 
microbiology and clinical features. Southern Medical Journal. 2008;101;1141. 
4. Chong C, et al. Pneumonia in the elderly: A review of severity assessment, prognosis, 
mortality, prevention and treatment. Southern Medical Journal. 2008;101;1134. 
5. Durrington H, et al. Recent changes in the management of community-acquired 
pneumonia in adults. British Medical Journal. 2008;336:1429. 
6. Darvin Scott Smith, MD, MSc, Thomas E Herchline, MD . Community-Acquired 
Pneumonia Organism-Specific Therapy. 2015; 
7. Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus 
Guidelines on the Management of Community-Acquired Pneumonia in Adults. Oxford 
Journals . Medicine & Health Clinical Infectious Diseases .Volume 44, Issue Supplement 2 
Pp. S27-S72. 
8. Nader Kamangar, MD, FACP, FCCP, FCCM, Ryland P Byrd, Jr, MD . Bacterial 
Pneumonia. 2015;  
9. Menendez R, et al. Treatment failure in community-acquired pneumonia. Chest. 
2007;132:1348 Pneumonia. The Merck Manuals: 00The Merck Manual for Healthcare 
Professionals.  Accessed March 
25, 2009. 
10. Fariba M Donovan, MD, PhD; Chief Editor: Thomas E Herchline, MD. Community –
Acquired Pneumonia Empiric therapy.2015; 

File đính kèm:

  • pdfcap_nhat_viem_phoi_2016_tran_thi_to_quyen.pdf
Tài liệu liên quan