Các nghiên cứu về chính sách dân tộc thành tựu và những vấn đề đang đặt ra
Chính sách dân tộc là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu về chính sách dân tộc có nội dung rất rộng lớn, đa dạng
nhưng về cơ bản tập trung vào hai nội chính: Một là nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách
dân tộc. Hai là nghiên cứu những khía cạnh cụ thể liên quan đến vấn đề cấp bách vấn đề đặt ra trong
chính sách để điều chỉnh và xây dựng chính sách dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử phù hợp
’’ ở khu vực các dân tộc thiểu số. Việc thực thi vấn đề này không thể coi là thực hiện chính sách xã hội mà trên thực tế phải được xác định là thực hiện chính sách dân tộc - vấn đề chiến lược của cách mạng. Ba là , trong hệ thống giáo dục quốc dân cần nghiên cứu và xây dựng các loại hình nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của con em các dân tộc thiểu số như đa dạng hóa loại hình đào tạo. Cần nghiên cứu, tổng kết chính sách hệ dự bị trong các trường đại học, cao đẳng và trong hoàn cảnh cụ thể có thể mở hệ này cả trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, hệ thống trường chính trị, lực lượng vũ trang. Để triển khai hiệu quả vấn đề này cần xác định rõ Cung và Cầu của nguồn nhân lực theo các ngành nghề, tránh đào tạo tràn lan và không tính đến các lĩnh vực cần có của vùng các dân tộc và thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bốn là, Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi dân tộc, trên cơ sở tính đặc thù cần xác định nhu cầu nhân lực của từng vùng, từng dân tộc để trên cơ sở đó xây dựng các loại hình và mô hình đào tạo. Năm là, Cùng với việc nâng cao dân trí, phải từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và tầng lớp trí thức người dân tộc thiểu số. Xây dựng tầng lớp trí thức chính là xây dựng đội ngũ tinh hoa cho các dân tộc thiểu số. - Nghiên cứu chính sách quản lý nguồn nhân lực: Song song với việc đào tạo, việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo cũng có vai trò và vị trí không kém. Cần làm rõ cơ chế chính sách trong sử dụng nguồn nhân lực theo hướng không tách rời giữa đào tạo và sử dụng khi nhà nước đầu tư để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Vấn đề đặt ra ở đây là đầu tư có kiểm soát, đầu tư có định hướng gắn với địa chỉ và nhu cầu sử dụng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Trên thực tế chúng ta chưa có cơ chế chính sách về vấn đề này và trong một thời gian dài đã buông lỏng trong quản lý sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao. Để giải quyết và đáp ứng các yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ trên đây, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: 1. Giải pháp nhằm phát triển nâng cao thể lực và môi trường sống cho các tộc người + Giải pháp này gắn liền với những chủ trương chiến lược phát triển kinh tế- xã hội như làm tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo một cách căn bản và bền vững, từng bước cải thiện đời sống con người; thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, đẩy lùi các tệ nạn và tập quán không phù hợp; xây dựng nếp sống vệ sinh. + Tập trung mọi nguồn lực để giải quyết bền vững vấn đề định canh định cư đối với một số tộc người, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; kiểm soát và điều chỉnh việc di cư tự do làm ảnh hưởng tới môi trường và quan hệ dân tộc, đảm bảo quyền lợi của dân tại chỗ, tránh những tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường để đồng bào các dân tộc làm chủ và có đủ cơ hội để xây dựng và phát triển quê hương. + Nghiên cứu, xây dựng mô hình thiết chế văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số, vận dụng quy chế văn hóa cơ sở cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng dân tộc thiểu số, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới. + Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên cơ sở đặc thù từng vùng và từng dân tộc, ngăn chặn nguy cơ suy thoái giống nòi (trước hết là đầu tư cho hệ thống nhà trẻ mẫu giáo về cơ sở vật chất về điều kiện nuôi dạy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để con em các dân tộc có điều kiện cơ hội phát triển về thể lực với những chính sách cụ thể). + Tạo điều kiện để trẻ em và thanh thiếu niên được hưởng thụ văn hóa và phát triển trong môi trường văn hóa ( cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, nước sạch, vệ sinh ...); đưa chương trình giáo dục môi trường vào trong nhà trường để học sinh sớm hình thành kỹ năng và nhận thức về vai trò của môi trường đối với sức khỏe con người, yêu cầu về giữ gìn môi trường (cả môi trường tự nhiên và xã hội). 2. Giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số + Nhanh chóng khắc phục hiện tượng thiếu trường lớp và giáo viên các cấp học ở vùng dân tộc và miền núi; sớm đạt chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. + Bằng mọi cách phải phổ cập rộng rãi tiếng Việt trong đời sống. Tại một số vùng như Tây Nguyên phải kết hợp song ngữ và triển khai cho học sinh nói và viết tiếng Việt từ cấp tiểu học và do đó phải xây dựng và đổi mới chương trình tiếng Việt cho phù hợp, tránh hiện tượng mù chữ, mù nghĩa tiếng phổ thông để từng bước đưa các thông tin truyền thông vào cuộc sống. + Mở rộng và nâng cao hiệu quả và chất lượng của các trường dân tộc nội trú các cấp. Trước mắt có thể đáp ứng ít nhất 50% con em các dân tộc được tham gia hệ đào tạo này. Song song với việc mở rộng về quy mô phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tránh hiện tượng chạy đua thành tích và con số. Chính hệ thống các trường này là cơ sở để tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. + Mở rộng và phát triển hệ thống trường dạy nghề trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu phát triển của từng vùng, từng dân tộc, khai thác thế mạnh của các Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 31Số 22 - Tháng 6 năm 2018 địa phương và nhu cầu của nguồn nhân lực, tránh việc mở trường và đào tạo tràn lan không xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. + Cải tiến chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, đảm bảo đúng đối tượng, đúng yêu cầu, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo các nhu cầu cần thiết để con em được cử tuyển yên tâm học tập và làm việc sau đào tạo; có chế độ sử dụng thích hợp, tránh hiện tượng cử tuyển để phục vụ nguồn nhân lực cho các vùng khác. Cần nghiên cứu lại chế độ ưu tiên cộng điểm và miễn thi vào các trường cao đẳng, đại học và tuyển sinh sau đại học như hiện nay, từng bước kết hợp giữa ưu tiên với việc tạo điều kiện để con em các dân tộc thiểu số vươn tới trình độ đạt chuẩn chung. + Nhà nước cần có chính sách miễn học phí, cấp sách giáo khoa cho con em các dân tộc thiểu số trong hệ phổ thông, đồng thời hỗ trợ về sinh hoạt tại các trường dân tộc nội trú (chu cấp toàn bộ đối với con em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các dân tộc có dân số dưới 5000 người). Do đó cần chấn chỉnh lại các trường dân tộc nội trú theo hướng chất lượng cao. Trong quá trình đào tạo cần thường xuyên phát hiện tài năng trẻ, phát hiện sở trường, năng khiếu của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, tăng cường bồi dưỡng cho các em thực sự trở thành nhân tài của các dân tộc thiểu số. +Tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo là người dân tộc thiểu số cả về tri thức khoa học và bản lĩnh chính trị ; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; chú trọng tính cân đối về tộc người và khu vực và các chính sách đặc thù. 3. Thực hiện đồng các giải pháp về chính sách dân tộc + Trước hết cần đẩy mạnh và khẩn trương nghiên cứu về chính sánh phát triển bộ máy làm công tác dân tộc từ trung ương cho tới địa phương. Đây là vấn đề được trao đổi từ rất sớm nhưng việc đổi mới hệ thống này còn nhiều vấn đề đặt ra. Ở Việt Nam, việc thiết kế phải đảm bảo vai trò chỉ đạo, điều hành từ Trung ương Đảng đến Chính phủ. + Trên cơ sở mô hình Học viện Dân tộc cần nghiên cứu triển khai mô hình này tại các vùng miền trong cả nước. + Nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nguồn nhân lực hoặc quỹ phát triển văn hóa và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, đầu mối là Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban Dân tộc. + Đầu tư phát triển các đại học vùng dân tộc thiểu số như: Tây Bắc, Tây Nguyên theo cơ chế đặc thù để trở thành các đại học tiên tiến đạt thuộc tốp cao trong nước. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc không thể không lưu ý khi chúng ta triển khai định hướng này. Nghiên cứu, xây dựng chính sách về các vấn đề trên đây cũng chính là giải quyết thành công vấn đề dân tộc, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trên cơ sở các nguyên tắc: Bình đẳng, tương trợ, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia: Hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, mã số CTDT.06.16/16-20. Tài liệu tham khảo [1] Đằng Thành Đạt (2007), Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại. Luận án TS chuyên ngành Dân tộc học, thực hiện và bảo vệ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; [2] Lâm Bá Nam, “Về các đặc điểm cơ bản của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và chính sách dân tộc”, Báo cáo tại Đại hội Nhân học thế giới tại Côn Minh, 8/2009; [3] Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội ; [4] Trịnh Quang Cảnh đề tài cấp bộ 2016 : Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện một số chương trình dự án, chính sách giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban Dân tộc quản lý; [5] Trịnh Quang Cảnh đề tài cấp bộ 2017: Đánh giá hiệu quả của nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong một số chương trình dư án do Ủy ban Dân tộc quản lý. RESEARCHS ON ETHNIC POLICY ACHIEVEMENTS AND MATTERS BEING ISSUED Trinh Quang Canh Abtract: Ethnic policy is one of the important contents in the policy system of the Party and State. Research on ethnic policy has a very broad, diverse content but basically focuses on two main contents: Firstly studying the theoretical issues of ethnic policy. Secondly studying the specific aspects related to the urgent matter, issued matter in the policy for adjusting and constructing ethnic policies through appropriate historical periods. Keyword: Policy; policy research; adjusting; issued matters; solutions and policy construction.
File đính kèm:
- cac_nghien_cuu_ve_chinh_sach_dan_toc_thanh_tuu_va_nhung_van.pdf