Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - Đề tài 2: Trình bày ba cặp phạm trù "Nội dung – Hình thức", "Bản chất – Hiện tượng", "Khả năng – Hiện thực"

1.1 Khái niệm

Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.

Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. 

 

pptx24 trang | Chuyên mục: Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Lênin | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - Đề tài 2: Trình bày ba cặp phạm trù "Nội dung – Hình thức", "Bản chất – Hiện tượng", "Khả năng – Hiện thực", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Đề tài 2: Trình bày 3 bậc phạm trù: nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thựcNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - LêninNhóm 18:1. Nguyễn Trọng Tuấn	2. Hồ Ngọc Thạch3. Nguyễn Hoàng Trong	4. Văn Công Vương5.	6.Giảng viên: Nguyễn Đề Thủy 1. Nội Dung – Hình Thức1.1 Khái niệmNội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. 1. Nội Dung – Hình ThứcVí dụ:Một tác phẩm văn học thì nội dung là toàn bộ phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh. Hình thức là kết cấu bút pháp thể hiện (loại hình nghệ thuật: hát dân ca, tuồng, cải lương, chèo hay kịch nói)Một cái bàn học: toàn bộ những vật liệu gỗ, đinh là nội dung còn hình thức là sự sắp xếp nguyên vật liệu đó1. Nội Dung – Hình Thức1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất biện chứng với nhau. Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định. Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định.1. Nội Dung – Hình Thức1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.	Ví dụ: Thạch Sanh và Lý Thông: Khen ngợi người hiền, dũng cảm, trung thực, được nhiều người yêu quý. Với nội dung đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: dân ca, cải lương, phim1. Nội Dung – Hình Thức1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp nhưng không phải lúc nào cũng có sự phù hợp tuyết đối giữa nội dung và hình thức. Hình thức phù hợp với nội dung thì thức đẩy nội dung phát triển và ngược lại, hình thức không phù hợp với nội dung sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.1. Nội Dung – Hình Thức1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ví dụ: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Thời gian đầu nó phù hợp với nhau nên lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ. Sau đó lực lượng sản xuất nó mang tính chất xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Đến một lúc nào đó lực lượng sản xuất (nội dung) đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để thay thế quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (là hình thức) phù hợp với nó, mở đường cho nó phát triển hơn nữa.1. Nội Dung – Hình Thức1.3 Ý nghĩa phương pháp luậnNội dung và hình thức luôn thống nhất với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.Nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó, muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó.1. Nội Dung – Hình Thức1.3 Ý nghĩa phương pháp luậnTrong hoạt động thực tiễn, cần phát huy tính tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác cần thay đổi những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung.2. Bản chất – Hiện tượng2.1 Khái niệmBản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.Hiện tượng là những biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.2. Bản chất – Hiện tượng2.2 Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượngBản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập trong mỗi sự vật.Bản chất quyết định hiện tượng. Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy. Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo.2. Bản chất – Hiện tượngVí dụ:Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư sản).Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta .+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.2. Bản chất – Hiện tượng2.3 Ý nghĩa phương pháp luậnTrong nhận thức, không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm ra bản chất của sự vật. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng được bản chất.Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng.2. Bản chất – Hiện tượng2.3 Ý nghĩa phương pháp luậnVí dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia.3. Khả năng – Hiện thực3.1 Khái niệmKhả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ là cái chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới trong những điều kiện nhất định.Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái đang tồn tại trong thực tế.3. Khả năng – Hiện thực3.1 Khái niệmHiện thực có hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần.Khả năng có khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên. Khả năng còn được chia ra: khả năng gần và khả năng xa.3. Khả năng – Hiện thực3.1 Khái niệmKhả năng tất nhiên (khả năng thực tế): Nó hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật)	Ví dụ:A học giỏi (rất giỏi) năm 2012 A thi đại học=> đậu3. Khả năng – Hiện thực3.1 Khái niệmKhả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức): là khả năng do những mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định.	Ví dụ: Người công nhân bình thường trở thành một nhà tư sản trong xã hội tư bản.  - Tán tỉnh, lấy con gái của nhà tư sản (lấy của hồi môn, trở thành người giàu sang). - Mua xổ số trở thành triệu phú. Sử dụng số tiền đó mua sức lao động, tlsx => sản xuất hàng hóa => T’ > T (Trúng sổ xố)3. Khả năng – Hiện thực3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcKhả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn chuyển hóa lẫn nhau.Khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực.Hiện thực mới lại mở ra khả năng mới và trong những điều kiện nhất định lại chuyển hóa thành hiện thực3. Khả năng – Hiện thực3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcVí dụ:Những năm 86, 87, 88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt (tiền mất giá, giá hàng tăng) => Đây là hiện thực.Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy (trước tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống. => Khả năng3. Khả năng – Hiện thực3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcKhả năng biến thành hiện thực, không phải chỉ một vài điều kiện mà một tập hợp những điều kiện.Khả năng biến thành hiện thực cần phải có những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan3. Khả năng – Hiện thực3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcVí dụ: Khi phân tích thời thế cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin chỉ ra 4 yếu tố: Giai cấp thống trị, giai cấp bị thống trị, tầng lớp trung gian (tính tích cực của quần chúng cách mạng tăng), giai cấp cách mạng có đủ khả năng. Thiếu một trong các điều kiện ấy thì cách mạng không nổ ra.3. Khả năng – Hiện thực3.3 Ý nghĩa phương pháp luậnKhả năng và hiện thực không tách rời nhau, nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực để nhận thức và hành động. Cần phân biệt khả năng với cái không khả năng; khả năng với hiện thực để tránh rơi vào ảo tưởng.3. Khả năng – Hiện thực3.3 Ý nghĩa phương pháp luậnTrong đời sống xã hội, để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích của mình.

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_le.pptx
Tài liệu liên quan