Bài giảng Bệnh lý thú y - Chương III: Tổn thương cơ bản ở tế bào và mô - Nguyễn Hữu Nam

• CHƯƠNG III

• TỔN THƯƠNG CƠ BẢN Ở TẾ BÀO VÀ MÔ

• Cấu trúc cơ bản của tế bào bình thường

• Nguyên nhân gây tổn thương tế bào

• Cơ chế gây tổn thương tế bào

• Tổn thương của tế bào

pdf18 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bệnh lý thú y - Chương III: Tổn thương cơ bản ở tế bào và mô - Nguyễn Hữu Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
cụm, hình thái
thay đổi ít, bắt màu đậm.
• + Nhân vỡ (Karyorrhesis) nhân chết rồi vỡ ra thành
các mảnh nhỏ nằm ở vị trí của nhân hay xếp quanh
màng nhân, hay gặp trong hoại tử bã đậu.
• + Nhân tiêu (Karyolysis): Các chất nhân bị
dung giải rồi tiêu biến đi hoàn toàn, bắt màu
nhạt để lại vết tích màng nhân (bóng ma).
• + Nhân hình thành không bào: Nhân
trương to hình thành các hốc sáng trong chứa
chất lỏng.
• Các dạng biến đổi của nhân có thể xuất
hiện trên cùng một tổ chức bị hoại tử. Tuy
nhiên một số trường hợp, một dạng biến đổi
nào đó chiếm ưu thế, đặc trưng cho một
nguyên nhân bệnh gây nên và là căn cứ để
chẩn đoán bệnh
• Biến đổi của tế bào chất – (Nguyên sinh chất)
• + Tăng tính ưa axit của bào tương: bắt màu nhanh
hơn và đỏ hơn với thuốc nhuộm Eosin, do protein bị
biến chất, giảm nucleoprotein.
• + NSC đông (Plasmopyknosis): TB bị mất nước, 
teo vón lại, hình dáng TB còn có thể nhận biết được, 
bắt màu đậm hơn bình thường.
• + NSC tan (Plasmolysis): TB trương to, bị dung 
giải bởi các men nội bào, bắt màu nhạt, mất hình
dáng TB.
• + Thay đổi trạng thái nhuộm màu: Do các chất
hữu cơ bị biến đổi nên bắt màu khác thường.
• + Sự khuyết tổn TB: Thường xảy ra ở các TB trên
bề mặt da, niêm mạc, hiện tượng “long” “tróc” tế
bào. 
• 2. Biến đổi đại thể
• + Màu nhạt hơn bình thường do protein bị
biến chất, ít máu hơn ( nếu hoại tử huyết thì
màu đỏ sẫm)
• + Sưng to do TB bị trương to và do có vùng
phản ứng xung huyết (Teo nhỏ nếu mất nước –
nhồi huyết trắng).
• + Mất tính dai bền vốn có, lạnh khi ấn tay
vào thấy mềm, dễ vỡ.
• + Thường có mùi hôi thối do sự phát triển
của vi khuẩn
• + Quanh vùng hoại tử là vùng phản ứng, 
xung huyết màu đỏ
• 3. Phân loại hoại tử
• + Hoại tử khô (Hoại tử đông – Coagulativa necrosis).
Sau khi chết TB bị khô lại, có thể nhìn rõ hình thái TB. 
• + Hoại tử bã đậu (Caseous necrosis): TB và mô bị
huỷ hoại có trạng thái mềm, mủn, lổn nhổn, nát màu
vàng nhạt giống như bã đậu, khi hút nước sẽ dẻo, 
dính.
• + Hoại tử ướt (Colliquatica necrosis): TB và mô bị
huỷ hoại chứa nhiều nước nên mềm nhũn. 
• + Hoại tử mỡ là loại hoại tử của mô mỡ
• + Hoại tử kiểu Zenker: chỉ xảy ra ở cơ vân, thực chất
là sự đông vón protein ở cơ tương (hoại tử sáp).
• Đặc điểm chính của các loại hoại tử
• Hoại tử khô: - Vi thể: hình dáng và cấu trúc tế
bào còn rõ, nhưng chi tiết đã bị mất đi, nhân
đông hoặc nhân tan, các mảnh nhân bắt màu
kiềm, tế bào chất bắt màu axit mạnh.
• - Đại thể: vùng hoại tử dễ nhận biết với xung
quanh, ranh giới rõ màu xám hoặc trắng, lõm
so với phần lành (nhồi huyết trắng).
• - Hay gặp ở cơ quan giàu protein, ít gluxit
vàlipit như gan, thận, cơ, tim
• - Hậu quả của thiếu máu cục bộ (nhồi huyết), 
do độc tố có độc lực cao - trực trùng hoại tử
(Necrobacillosis), hoá chất, bỏng nhiệt, điện
hoặc bức xạ
• Hoại tử bã đậu
• + Đây là thuật ngữ chỉ một loại hoại tử mà TB và mô
bị huỷ hoại có trạng thái mềm, mủn, lổn nhổn, nát màu
vàng nhạt giống như bã đậu. Đó là hỗn hợp của
protein bị huỷ hoại đông vón với lipit.
• + Vi thể: TB và các thành phần của mô bị phá huỷ
hoàn toàn về cấu trúc, hình thành đám vô định hình, 
bắt màu hồng với Eosin, rải rác có các mảnh nhân bắt
màu kiềm hoặc các hạt can xi bắt màu xanh sẫm.
• + Đại thể: Vùng hoại tử khô, lổn nhổn, mủn, dễ vỡ -
khi hút nước sẽ dẻo, dính, màu trắng hoặc vàng nhạt, 
rất hay bị can xi lắng đọng, khi cắt có tiếng lạo xạo.
• + Hay gặp trong các ổ lao của bệnh lao, hoặc vi khuẩn
Corynebacterium ovis gây viêm hạch lympho dạng bã
đậu (Caseous limphodenitis) 
Hoại tử bã đậu trong ổ lao
• Hoại tử ướt
• + Là loại hoại tử mà TB và mô bị huỷ hoại chứa nhiều
nước nên mềm và nhũn.
• + Vi thể: TB và các thành phần khác của mô trương
to, tan rữa thành một đám không cấu trúc, bắt màu
hồng, lẫn với các mảnh nhân, có thể hình thành các
“túi” nước lẫn protein, có các BCTT nếu VK gây mủ.
• + Đại thể: hoại tử ướt thường hình thành túi nước
đục, vách túi xốp, mềm, không nhẵn mà lởm chởm có
khi tạo thành các khoang, ngách
• + Thường gặp ở các cơ quan chứa nhiều nước, nhiều
lipit như mô thần kinh. 
• Thí dụ bệnh nhũn não – Encephalomalacia; 
nhũn tuỷ - Myelomalacia
• Hoại tử mỡ:
• + Là loại hoại tử của mô mỡ. 
• Do tác động của lipaza phân huỷ triglyxerit
thành glyxerit và axit béo. 
• Các axit béo được giải phóng ra lắng đọng
dưới dạng các tinh thể hình kim, hình bông
tròn, hoặc kết hợp với một số ion kim loại tại
chỗ thành xà phòng nên không tan trong cồn và
xylen.
• + Vi thể: TB mỡ bị mất nhân, NSC không chứa
mỡ nên không bắt màu với thuốc nhuộm Sudan 
III, mà thay vào đó là chất đồng nhất, chắc, mờ
bắt màu hơi xanh, hồng nhạt, hoặc đỏ tía phụ
thuộc vào ion kim loại là Na, K hay Ca. 
• Vùng phản ứng xung huyết, có ĐTB hoặc TB 
khổng lồ.
• + Đại thể: hình thành chất chắc, mịn, mờ như
nến, không đồng đều về kích thước, bằng hạt
đậu, hạt ngô hoặc tụ thành đám lớn.
• + Hay gặp ở tuỵ, màng bụng, mỡ dưới da hay 
vùng xương ức của bò. 
• 4. Tiến triển và hậu quả của hoại tử
• + Hoá lỏng rồi hấp thu đi
• + Hoá lỏng, hình thành nang chứa dịch lỏng.
• + Hoá lỏng và hình thành túi mủ (Do VK sinh mủ)
• + Tạo thành bao xơ
• + Hình thành sẹo
• + Can xi hoá: muối can xi lắng đọng dần dần
• + Long tróc tế bào, loét
• + Chuyển thành hoại thư (grangrena)
• + Hậu quả của hoại tử phụ thuộc vào vị trí, mức
độ hoại tử, và tình trạng nhiễm trùng và các sản
phẩm do hoại tử tạo ra. 
• Hoại thư: 
• KN: Hoại thư là tổ chức hoại tử bị tác động
của vi khuẩn và điều kiện ngoại cảnh phát sinh
những biến đổi phức tạp hơn. 
• Hoại thư = Hoại tử + Thối rữa.
• + Hoại thư hay xảy ra ở các mô bào dễ tiếp
xúc với môi trường bên ngoài như da, phổi, 
ruột, tử cung
• + Hoại thư khô (Grangrena sicca) xảy ra
trên cơ sở của hoại tử đông chịu sự tác động
của không khí khô nóng gây mất nước nên bị
teo nhỏ, nhăn nheo, nhưng không mất cấu trúc. 
• + Hoại thư ướt (Grangrena humida)
• Do mô bào hoại tử bị nhiễm vi khuẩn gây thối
rữa (Bact. Proteus, Bact. Histolyticus) vùng
hoại thư mềm, mủn, nhão, màu xanh xám hay 
đen, mùi thối, xung huyết, phù, khi cắt có nhiều
nước chảy ra. Thí dụ viêm vú hoại thư, hoại thư
phổi
• + Hoại thư sinh hơi (Grangrenaemphysematosa)
• Xảy ra trên cơ sở của hoại thư ướt có sự phát
triển cua vi khuẩn yếm khí (giống Clostridium). 
Bệnh thuỷ thũng ác tính, bệnh đen chân ở gia
súc, các vết thương nhiễm trùng
• NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA XÁC CHẾT
• Với động vật cấp cao, sự chết xảy khi tim, phổi, 
não ngừng hoạt động, cơ thể xảy ra sự sụp đổ
đột ngột, ngừng cung cấp oxy, ngừng đào thải
các chất cặn bã, TĐC ngừng trệ, xác chết có
các biến đổi khác thường.
• 1. Xác lạnh (Algor mortis): Sau khi chết, quá
trình sinh nhiệt ngừng nên thân nhiệt dần dần
ngang bằng với nhiệt độ môi trường, tốc độ hạ
thân nhiệt phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và
trạng thái cơ thể khi chết. Có thể phụ thuộc cả
vào lý do chết: Uốn ván, trúng độc Stricnin
• Kiểm tra nhiệt độ xác chết có ý nghĩa xác định
thời gian chết của vật và dư đoán lý do chết.
• 2. Xác cứng (Rigor mortis)
• Lúc mới chết xác mềm do tê liệt thần kinh, 
sau đó các cơ co lại và xác sẽ cứng chắc, giữ
nguyên tư thế của con vật khi chết, hiện
tượng này được gọi là xác cứng. Thời gian
cứng của xác phụ thuộc vào trạng thái cơ thể
khi chết và điều kiện môi trường. Thông
thường sau 1- 6 giờ xác bắt đầu cứng, 10 -12 
giờ cứng hoàn toàn và sau 24 giờ xác lại
mềm trở lại.
• Cơ tim và cơ trơn cũng co cứng, nếu trước
khi chết tim đã bị suy, tử cung đã bị liệt thì sẽ
không cứng. Kiểm tra xác cứng có ý nghĩa
xác định thời gian chết của vật và dư đoán lý
do chết.
• 3. Hình thành vết ban (Livores mortis)
• Vết ban là những đám màu đỏ sẫm hình
thành ở phần thấp cúa xác chết (ngoài da
hoặc trong nội tạng).
• Khi chết toàn bộ máu dồn vào hệ tĩnh mạch, 
theo trọng lực máu sẽ dồn vào các mạch
quản ở phía thấp nhiều hơn vì tim đã ngừng
đập, lúc đầu là xung huyết sau đó các mạch
quản bị phá huỷ, Hb nhuộm đỏ mô bào.
• Với gia súc có màu đen thì xác định vết ban 
trên da khó, nhưng khi lột da, hoặc kiểm tra
nội tạng có thể thấy rõ vết ban ở phía trong. 
Cần lưu ý phân biệt vết ban với các dấu hiệu
bệnh lý hình thành trước khi chết.
• 4. Hình thành cục máu đông (Cruor mortis)
• Sau khi chết máu ngừng chảy, đông lại trong
xoang tim và các mạch quản. Cần phân biệt
với cục huyết khối được hình thành trước khi
chết, cục huyết khối thường bám chặt vào
thành mạch, khó bóc do thành mạch bị tổn
thương. Khi nhiễm độc NO máu đông nhanh
hơn, khi chết ngạt hoặc chết do bại huyết máu
khó đông hoặc không đông.
• Sau 24 -72 giờ các cục máu động sẽ tự phân
huỷ, chảy lại trong các mạch quản.
• Quan sát sự hình thành cục máu đông có ý 
nghĩa xác định thời gian chết của vật và dự
đoán lý do tử vong.
• 5. Xác tự phân huỷ (Autolysis) và thối rữa
(Putreficatis)
• Sau khi chết, các men nội bào được giải
phóng gây ra quá trình tự tiêu huỷ. 
• Đồng thời hàng rào phòng ngự của cơ thể
không còn nữa, VK xâm nhập nhanh vào các
mô bào gây nên sự thối rữa. 
• Tốc độ tự tiêu và thối rữa phụ thuộc vào điều
kiện môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, nguồn gốc
của các loại VK. Các cơ quan trong nội tạng
thường có biến đổi sớm. VK có trong máu
cũng là nguồn VK gây thối rữa nhanh chóng
và đều khắp ở các mô, tuy nhiên nó còn phụ
thuộc vào đặc tính của các mô. 
• Gan, thận, não dễ thối giữa hơn là răng, 
xương
• Tự tiêu và thối rữa gây nên những biến đối
khác thường của xác chết như mềm xác, 
trương to, lệch vị trí các cơ quan, biến màu mô
bào, lên men sinh hơi, gây chướng bụng, gây
rách thủng dạ dày, ruột, chảy nước hoặc bốc
mùi hôi thối
• Như vậy sau khi chết, xác chết có những biến
đổi khác thường làm thay đổi hoặc lu mờ các
dấu hiệu bệnh lý, vì vậy muốn chẩn đoán bệnh
bằng phương pháp mổ khám xác chết cần phải
mổ khám càng sớm càng tốt. 
• Hiểu biết về những biến đổi có tính chất tự
nhiên này giúp cho người bác sỹ tránh được
các nhầm lẫn khi chẩn đoán giải phẫu bệnh.
Thank you very much!

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_ly_thu_y_chuong_iii_ton_thuong_co_ban_o_te_ba.pdf