Bài giảng Dược lý thú y - Chương 6: Thuốc kháng viêm và kháng histamin

6.1. THUỐC KHÁNG VIÊM

6.1.1. Khái niệm

Viêm là một chuỗi các hiện tượng do nhiều tác nhân như nhiễm trùng, các phản ứng

miễn dịch, tổn thương do nhiệt hoặc vật lý.gây ra các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng: sưng,

nóng, đỏ, đau.

6.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm

6.1.2.1. Giai đoạn cấp

Mô tổn thương tiết ra các chất trung gian nội sinh gây xáo trộn chức năng cơ quan bị

viêm

pdf29 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương 6: Thuốc kháng viêm và kháng histamin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
dùng
Alkylamin
Ethanolamin
Phenothiazin
Piperidin
Chlorphenilamin
Diphenylamin 
(BENADRYL)
Promethazin 
(PHENERGAN)
Astemizole 
(HISTALONG)
H1
H1
H1
H1
An thần nhẹ
An thần rõ rệt
An thần rõ rệt - 0,2-1mg/kgP (IM, 
IV, PO)
Không an thần - 2,5-10 mg/kgP
(PO) gia súc nhỏ
(1) Cyproheptadine HCl
 Hóa học
Cyproheptadine là thuốc kháng histamin có tính đối vận với serotonin, có màu trắng
hoặc vàng nhạt, dạng bột tinh thể. Khoảng 3.6mg hòa tan trong 1ml nước và 28.6 mg/ml 
alcohol.
 Dược lực học
Cũng giống như các thuốc kháng histamin receptor H1, Cyproheptadine tác động bởi sự 
cạnh tranh với histamin tại các vị trí trên receptor H1 của tế bào cảm ứng. Các thuốc kháng 
histamin không ngăn cản phóng thích histamine nhưng đối kháng với ảnh hưởng của histamin. 
Cyproheptadine cũng có tính đối kháng với serotonin và phong bế kênh Ca.
 Chỉ định
Cyproheptadine được chỉ định là chất kháng histamin và được dùng để kích thích tính
thèm ăn ở mèo. Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp trong điều trị hội chứng Cushing có thể là do 
Cyproheptadine có tính kháng serotonin.
 Dược động học
Cyproheptadine được hấp thu tốt sau khi uống, được chuyển hóa hoàn toàn ở gan và bài 
thải qua nước tiểu.
 Chống chỉ định
Thú bị triển dưỡng tuyến tiền liệt, tắc nghẽn bàng quang, suy tim. Liều gấp 32 lần liều 
đề nghị không có dấu hiệu ảnh hưởng đến thai chuột thí nghiệm.
 Tác dụng phụ
Cyproheptadine ảnh hưởng đến thần kinh trung ương (an thần) và tính đối giao cảm
(khô màng nhày,).
 Quá liều
Suy nhược thần kinh (hoặc kích thích thần kinh), đối giao cảm (khô màng nhày, tim đập 
nhanh, bí tiểu, thân nhiệt tăng cao,) và có thể hạ huyết áp. Physotigmin được dùng để điều trị 
các ảnh hưởng đối giao cảm, diazepam điều trị co giật.
 Tương tác thuốc
Nếu kết hợp Cyproheptadine với các thuốc gây suy nhược thần kinh như barbiturate,
thuốc an thần,  sẽ làm tăng ảnh hưởng suy nhược thần kinh. Các chất ức chế monoamin 
oxidase (furazolidone) làm tăng ảnh hưởng đối giao cảm của các chất kháng histamin. 
Cyproheptadine kết hợp với hormon phóng thích thyrotropin sẽ làm tăng nồng độ amylase và 
prolactin trong huyết thanh.
 Liều dùng
Chó:
Kháng histamin:
b) 1.1 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ.
c) 0.3-2 mg/kg, PO.
Mèo:
Kích thích tính thèm ăn:
a) 2-4mg/con, PO, 1-2 lần/ngày.
b) 2mg/con, mỗi 12 giờ, liệu trình 7 ngày, sau đó giảm dần liều và ngưng hẳn.
(2) Chlorpheniramine Maleate 
 Hóa học
Là propylamin (alkylamine) kháng histamin, Chlorpheniramine maleate không mùi, màu 
trắng, dạng bột tinh thể, nhiệt độ tan chảy 130-135 oC, pKa =9.2. Hòa tan trong nước (1g/4ml) 
và alcohol (1g/10ml).
Chlorpheniramine tương hợp với hầu hết các dung dịch tiêm tĩnh mạch và các thuốc sau: 
amikacin sulfate, diatrizoate meglumine 52%/ diatrizoate sodium 8%. Iothalamate meglumine 
60% và Iothalamate sodium 80%.
Chlorpheniramine cạnh tranh với các chất sau: calcium chloride, kanamycine sulfate,
norepinephrine bitrate, pentobarbital sodium và iodipamide meglumine 52%.
 Dược lực học
Các chất kháng histamin (kháng receptor H1) ức chế cạnh tranh histamin tại các vị trí 
trên receptor H1. Chúng không làm bất hoạt hoặc ngăn cản giải phóng histamin nhưng có thể 
ngăn tác động của histamin trên tế bào. Ngoài tính kháng histamin, các chất này còn đối vận 
giao cảm và thần kinh trung ương ở các mức độ khác nhau. Vài thuốc kháng histamin còn có 
tác dụng chống ói (diphenhydramin) hoặc kháng serotonin (cyproheptadine, azatadine).
 Chỉ định
Các thuốc kháng histamin giúp giảm hoặc ngăn ngừa tác dụng phụ của histamin.
 Dược động học
Trên thỏ, Chlorpheniramine phân phối tốt sau khi tiêm IV, tập trung cao nhất ở phổi,
tim, thận, não, ruột non và lách. 70% thuốc liên kết với protein huyết tương. Chlorpheniramine 
được chuyển hóa ở gan.
 Chống chỉ định
Chlorpheniramine có tính kháng histamin do đó nên chú ý đối với thú bị triển dưỡng
tuyến tiền liệt, nghẽn bàng quang, tăng huyết áp, tuyến giáp tăng hoạt động (hyperthyroidism), 
bệnh tim mạch.
 Tác dụng phụ
Gây suy nhược thần kinh trung ương (hôn mê, buồn ngủ) và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa 
(tiêu chảy, ói mửa, biếng ăn), ảnh hưởng đối giao cảm (khô miệng, bí tiểu). 
 Quá liều
Quá liều gây kích thích thần kinh trung ương (quá kích đến co giật) hoặc suy nhược, ảnh 
hưởng đối giao cảm, suy hô hấp, và chết. Cần rửa sạch dạ dày, gây nôn cho thú và ổn định tình 
trạng thần kinh. Cấp dung dịch chứa muối hoặc than hoạt tính sau khi ói hoặc rửa dạ dày. 
Phenytoin (IV) để điều trị co giật do thuốc kháng histamin; tránh dùng barbiturate hoặc 
diazepam.
 Liều dùng
Chó:
b) 4-8mg,PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
c) 2-4 mg, PO.
Mèo:
Kết hợp điều trị viêm da ở mèo: 2mg, PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
(3) Dimenhydrinate 
 Hóa học
Dimenhydrinate là dẫn xuất ethanolamin kháng histamin, Dimenhydrinate chứa khoảng 
54% diphenhydramine và 46% 8-chlorotheophylline, không mùi, vị tê và đắng, dạng bột tinh 
thể, màu trắng, nhiệt độ tan chảy 102-107oC, tan nhẹ trong nước và tan tự do trong propylen 
glycol hoặc alcohol.
Dimenhydrinate tương hợp với hầu hết các dung dịch truyền tĩnh mạch và các thuốc:
amikacin sulphate, atropin sulphate, calcium gluconate, chloramphenicol sodium succinate, 
corticotropin, ditrizoate meglumin và sodium, diphenhydramin HCl, droperidol, fentanyl 
citrate, heparin sodium, meperidine HCl,
Dimenhydrinate cạnh tranh với các chất sau: aminophylline, ammonoum chloride,
amobarbital sodium, butorphanol tatrate, glycopyrrolate, hydrocortison sodium succinate, 
hydroxyzine, iodipamide meglunine, pentobarbital sodium, prochloperazine edisylate, 
promazine, promethazine HCl, tetracycline HCl, thiopental sodium.
 Dược lực học
Dimenhydrinate có tính kháng histamin, chống ói, đối giao cảm, êm dịu thần kinh và
gây tê cục bộ. Cơ chế tác động của thuốc để chống ói là do ức chế kích thích tiền đình. Tác 
động kháng giao cảm của thuốc có thể là vai trò phong bế kích thích acetylcholine của tiền đình 
và hệ lưới. Tác dụng làm êm dịu thần kinh trung ương (CNS depressant) chỉ được dung nạp sau 
vài ngày điều trị và hiệu quả chống ói cũng giảm bớt nếu điều trị kéo dài.
 Chỉ định
Dimenhydrinate được chỉ định để chống ói cho chó và mèo.
 Dược động học
Thuốc được hấp thu tốt sau khi uống và có tác dụng chống ói sau khi uống 30 phút.
Chống ói ngay lập tức sau khi tiêm tĩnh mạch. Thời gian tác động từ 3-6 giờ. Dimenhydrinate 
được chuyển hóa ở gan.
 Liều dùng
Ngăn ngừa và trị ói:
Chó:
- 8 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ.
- 25-50mg/kg, PO, 1-3 lần/ngày.
Mèo:
a) 12.5 mg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ.
b) 12.5 mg, PO, 1-3 lần/ngày.
(4) Doxylamin Succinate
 Hóa học
Doxylamin là dẫn xuất ethanolamin kháng histamin, dạng bột màu trắng đến màu kem , 
có mùi đặc trưng, nhiệt độ tan chảy 103-108oC, pKa =5.8-9.3.
 Dược lực học
Doxylamin ức chế cạnh tranh histamin tại receptor H1. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả 
an thần (sedative) và đối giao cảm.
 Chỉ định
Doxylamin có hiệu quả kháng histamin, giảm các dấu hiệu bệnh ở chó, mèo, ngựa.
 Chống chỉ định
Không tiêm IV cho chó và mèo mà tiêm IM hoặc SQ (tiêm nhiều vị trí). Tiêm chậm IV 
cho ngựa.
 Quá liều
Kích thích thần kinh trung ương (quá kích, co giật) và thất điều vận động.
 Tương tác thuốc
Doxylamin kết hợp với các chất làm dịu thần kinh khác sẽ làm tăng tác dụng tương tự 
của doxylamin.
Doxylamin trung hòa một phần tác dụng kháng đông của heparin và wafarin.
 Liều dùng
Chó, mèo: 1.1-2.2 mg/kg, IM hoặc SQ, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. 
Ngựa: 0.55 mg/kg, IV (tiêm chậm), IM hoặc SQ. Liều duy trì: 2.2-4.4mg/kg/ngày, PO, 
chia 3-4 liều.
Bò: 200-300mg, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ, PO, IM hoặc SQ.
Cừu, heo: 100 mg, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ, PO, IM hoặc SQ.
(5) Hydroxyzine HCL
Hydroxyzine Palmoate
 Hóa học
Là dẫn xuất piperazine kháng histamine, hydroxyzine HCl có màu trắng, dạng bột,
không mùi, tan trong nước và alcohol. Hydroxyzine palmoate có màu vàng sáng, dạng bột, 
không mùi.
Hydroxyzine tương hợp với các thuốc sau: atropin sulphate, benzquinamide HCl,
butorphanol tartrate, chlorpromazine HCl,cimetidine HCl, codein phosphate, diphenhydramin 
HCl, doxapram HCl, hydromorphone HCl, midazolam HCl, morphine sulphate, oxymorphone 
HCl, pentazocine lactate, procain HCl, lidocaine HCl, prochlorperazine edisylate, promethazine 
HCl, scobolamin HBr. 
 Dược lực học: (tt các chất khác), hydroxyzin do bởi sự cạnh tranh với histamin tại các vị 
trí trên receptor H1. Thuốc kháng histamin không ức chế giải phóng histamin nhưng đối 
kháng với hiệu quả của histamin. Ngoài tác dụng kháng histamin, hydroxyzine còn có 
tính đối giao cảm , an thần, gây tê, chống ói.
 Dược động học: Hydroxyzine hấp thu tốt và nhanh chóng sau khi uống. Hiệu quả tối đa 6-
8 giờ trên chó và dưới 12 giờ ở mèo. Hydroxyzine được chuyển hoá nhanh qua gan. 
 Chống chỉ định: chú ý khi sữ dụng hydroxyzine cho bệnh nhân bội triển tuyến giáp, co
thắt cổ bàng quang, suy tim nghiêm trọng. Hydroxyzine gây quái thai cho thú thí 
nghiệm.
 Tác dụng phụ: hydorxyzine gây an thần. Ở chó, tác dụng này nhẹ hơn. Thuốc kháng
histamin có thể gây các phản ứng nhạy cảm. Chó thường phát triển chứng rùng mình, co 
giật trong khi uống thuốc này. Chưa xác định được liều an toàn cho mèo.
 Quá liều/độc tính cấp tính: quá liều gây tăng tính an thần và giảm huyết áp.
 Tương tác thuốc: Nếu kết hợp hydroxyzine với các thuốc làm suy nhược thần kinh trung 
ương sẽ gia tăng khả năng làm suy nhược thần kinh trung ương. Tương tự, nếu kết hợp 
hydroxyzine với các tác nhân gây đối giao cảm thì sẽ làm gia tăng hiệu quả này. 
Hydroxyzine ức chế hoặc ngăn cản hiệu quả gây co mạch của epinephrine. Sử dụng 
norepinephrine hoặc metaraminol.
Chó:
a) Trị pruritus: 2.2 mg/kg, PO, 3 lần/ngày.
b) Trị atopy: 2.2 mg/kg, PO
c) Viêm da do bọ chét: 2 mg/kg, PO
d) Kháng histamin: 2.2 mg/kg, PO, 3 lần/ngày
Ngựa:
a) 0.5 mg/kg, IM hoặc PO, 2 lần/ngày
b) Sử dụng muối palmoate: 0.67 mg/kg, PO, 2 lần/ngày

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_6_thuoc_khang_viem_va_khang_h.pdf