Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – Nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay

Tóm tắt. Trong một “thế giới phẳng” như hôm nay, văn hóa được xem là chốt chặn, là địa hạt

thể hiện bản sắc của mỗi một quốc gia, dân tộc. Để xác lập và khẳng định vị thế quốc gia

trong một sân chơi chung, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài có một

tầm quan trọng đáng kể, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vậy trong bối cảnh hiện nay, Việt

Nam cần phải tăng cường công tác này như thế nào để xây dựng được một hình ảnh Việt Nam

hấp dẫn hơn, để văn hóa thực sự trở thành động lực, thành mục tiêu của sự phát triển? Bài viết

nhằm mục tiêu đưa ra những gợi ý cho công tác xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt

Nam ra bên ngoài trên cơ sở tham chiếu những thành tựu và bài học kinh nghiệm của Trung

Quốc – một quốc gia đặc biệt coi trọng việc quảng bá văn hóa ra bên ngoài, xem đó như một

nhân tố quan trọng cho con đường “trỗi dậy” hay “phát triển”.

pdf8 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – Nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ông tác quảng bá văn hóa ra bên ngoài. Rõ ràng là, việc lựa chọn cái 
gì, lựa chọn tác giả, tác phẩm nào để dịch hay “xuất khẩu” là vấn đề không đơn giản và cần có sự 
nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng nhưng những gì chúng ta làm dường như chưa đủ. Trong suy nghĩ 
của chúng tôi, ngoài những ấn phẩm mang tính kinh điển của các tác giả tên tuổi đã được khẳng 
định như những cây đại thụ trong nền văn hóa Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí 
Minh hay những hiện tượng văn chương sau này như Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh..., chúng tôi 
mạnh dạn đề xuất dịch thuật những ấn phẩm có giá trị về văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó đặc 
biệt chú trọng đến kho tàng sách cổ. Việc đề xuất này xuất phát từ lí do: Một trong những giá trị 
đặc trưng của văn hóa Việt Nam là sự đa dạng văn hóa tộc người. Như vậy, những cuốn sách của 
dân tộc thiểu số, đặc biệt là sách về tri thức bản địa, về luật tục, về văn hóa dân gian chính là một 
bộ phận không thể tách rời trong bức tranh tổng thể của văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh thế 
giới đang quan tâm đến đa dạng văn hóa và vấn đề di cư, vấn đề quan hệ tộc người xuyên biên 
giới trở thành một câu chuyện “hàng ngày” thì việc quan tâm đến vấn đề giới thiệu các bản dịch 
sách của các dân tộc thiểu số ra thế giới là một công việc có tính khả thi. Những sử thi Tây 
Nguyên, những truyện thơ Thái, những mo Mường... chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc tộc 
người sẽ là những món ăn mới lạ trong kho tàng tri thức nhân loại. Trong nhận thức của chúng tôi, 
bộ phận những cuốn sách này chính là một thành tố quan trọng của chiến lược đưa văn hóa Việt 
Nam đi ra ngoài. 
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng công tác biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước 
ngoài. Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia được quan tâm, là đối tác của nhiều 
nước trong và ngoài khu vực. Cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế và quan hệ ngoại giao, 
tiếng Việt đang là một trong những ngôn ngữ được học nhiều trên thế giới, trong đó có thể kể đến 
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Với đối tượng sử dụng chính là người nước ngoài và 
kiều bào, chúng tôi cho rằng, Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài là một kênh quan trọng 
trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Theo quan sát của chúng tôi, những 
năm gần đây, giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn tương đối nhiều, 
bao gồm giáo trình Tiếng Việt cơ sở, giáo trình tiếng Việt chuyên ngành, giáo trình tiếng Việt 
theo từng chủ thể... Về đại thể, các bộ giáo trình này đều đã được biên soạn một cách bài bản với 
nguồn ngữ liệu phong phú. Tuy nhiên, được xem như một kênh đặc biệt trong việc quảng bá văn 
hóa nước nhà, chúng tôi cho rằng, việc biên soạn các tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 
cần được tổ chức một cách công phu hơn, hệ thống hơn nữa. Với tư liệu mà chúng tôi có được 
trong quá trình học tiếng nước ngoài, có thể thấy, Trung Quốc đã tận dụng phương diện này rất 
hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước. Từ những bộ giáo trình được xây dựng một cách bài bản 
Nguyễn Thị Thu Hoài 
116 
từ rất lâu như Giáo trình Hán ngữ (bộ 6 quyển của Đại học Ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, 
Trung Quốc đã trở thành kinh điển của dân học Hán ngữ), Giáo trình Phát triển Hán ngữ, Giáo 
trình Hán ngữ đối ngoại... sau này đều được biên soạn một cách kĩ lưỡng từ việc chọn ngữ liệu, 
hướng dẫn dạy và học đến việc thiết kế, minh họa... Bên cạnh giáo trình, việc xây dựng nhiều bộ 
phim dài tập mà khán giả chủ yếu hướng đến là lưu học sinh đã góp một phần rất quan trọng vào 
việc làm ngắn khoảng cách đến với văn hóa Trung Quốc. Bộ phim Nhà có trai có gái trở thành 
một người bạn đường không thể thiếu đối với lưu học sinh trong những ngày đầu đến với tiếng 
Hán – một thứ ngôn ngữ tượng hình đầy bí ẩn đã thể hiện được một cách xuất sắc vai trò của thứ 
tài liệu vô giá này. 
Thứ ba, cần tăng cường nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong chiến lược quảng 
bá hình ảnh đất nước 
Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của văn hóa Việt Nam. Theo con số 
thống kê hiện nay, có khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài [10] và rõ 
ràng không thể phủ nhận rằng, đây chính là một nguồn lực to lớn trong sự nghiệp phát triển đất 
nước. Bên cạnh việc cung cấp nguồn lực về kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp vào kinh tế đất 
nước, người Việt Nam ở nước ngoài chính là chiếc cầu nối giữa Việt Nam và thế giới. Quan điểm 
“đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam và là động lực to lớn trong 
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” của Đảng đã thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng ta, được cụ thể hóa ở 
các Nghị quyết như Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về công tác vận 
động người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị 
về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài... chắc chắn sẽ tạo tiền đề tốt để phát huy nguồn 
lực người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Để người Việt Nam ở nước ngoài thực 
hiện một cách hiệu quả nội dung của chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước, các cơ quan, các bộ 
ngành liên quan cần xác định thường xuyên cập nhật sách, báo, tạp chí trong nước đến với cộng 
đồng là một nhiệm vụ then chốt. Cần làm sao để trước hết, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu 
đúng thực tế trong nước, từ đó lan tỏa và ở một phương diện nào đó, là kênh định hướng thông tin 
chính thống đối với bạn bè quốc tế. Theo chúng tôi, trước mắt, chúng ta cần chọn một số hoạt 
động thường niên tổ chức tại nước bạn. Đó có thể là những cuộc thi trình diễn Áo dài, các cuộc thi 
chế biến món ăn Việt, các cuộc thi hiểu biết về Việt Nam – đất nước – con người... chắc chắn sẽ là 
những hoạt động có tác dụng cập nhật thường xuyên tình hình phát triển, sự đổi thay trong nước 
với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, cần khuyến khích để cộng đồng này tổ chức thường xuyên 
và hiệu quả các chương trình giao lưu văn hoá với nước bạn, để họ trở thành trung tâm của các 
hoạt động văn hoá nghệ thuật, góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước. 
3. Kết luận 
Như vậy, tạo dựng, quảng bá những hình ảnh tích cực để tạo được những ấn tượng tốt trên 
trường quốc tế là một việc làm quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia. Trong thời đại 
ngày nay, khi văn hóa là chốt chặn cuối cùng để giữ gìn bản sắc dân tộc thì việc phải tạo 
dựng một hình ảnh đẹp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với ý nghĩa “giúp quốc gia đó 
chiếm một vị trí nhất định trong tâm tưởng người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, du lịch hay 
mua sản phẩm” [1;7]. Tuy nhiên, từ quan điểm và thành tựu của chiến lược văn hóa đi ra ngoài 
của Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam chúng ta thấy, việc lựa chọn sản phẩm văn hóa nào mang 
tính đại diện để đi ra ngoài rõ ràng không phải là đơn giản. Thực tiễn này buộc chúng ta phải suy 
nghĩ: Muốn có sản phẩm đi quảng bá tốt thì thực tiễn đương nhiên phải tốt, đúng như câu trả lời 
của Hữu Ngọc khi được hỏi “Điều kiện tiên quyết để quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài là 
gì? Câu trả lời đó là: “...là trong nước phải tốt, phát triển được cái tốt, cho nên cái gốc bao giờ 
cũng phải tốt” [5; 176]. Thiết nghĩ, với nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường sức mạnh mềm 
quốc gia như Việt Nam, chúng ta cần có một chiến lược tổng thể để văn hóa Việt Nam vừa giữ 
Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc 
117 
được “hồn Việt” vừa phát huy được vai trò “là động lực, là mục tiêu của sự phát triển” như Đảng 
Cộng sản Việt Nam đã xác định. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Tuấn Anh, 2009. Chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam. Tạp chí Văn 
hóa Nghệ thuật, số 295. 
[2] Triệu Khởi Chính, 2012. Quảng bá tiếng nói của Trung Quốc cần dựa vào sức mạnh của 
ngoại giao cộng đồng (tiếng Trung). Báo thanh niên, Bắc Kinh, Trung Quốc. 
[3] Trịnh Vĩnh Niên, 2012. Trung Quốc liệu có thể mang đến lựa chọn mới cho văn hóa thế giới, 
Mạng cộng thức. 
[4] Lưu San San, 2011. Làm thế nào để công tác đưa văn hóa ra ngoài tốt hơn nữa (tiếng 
Trung), Tân Hoa Xã (chuyên đề tháng 09). 
[5] Phạm Thắng, 2015. Đối thoại văn hóa. Nxb Nghệ An. 
[6] Kim Khởi Văn, 2012. Cần kịp thời thay đổi văn hóa đi ra ngoài (tiếng Trung). Thời báo học 
tập, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. 
[7] Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII, Nhân dân nhật báo (tiếng 
Trung), ngày 19-11-2012. 
[8] Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Nhân dân nhật báo (tiếng Trung), 
ngày 19-10-2017. 
[9] Vạn Tế Phi, 2011. Nhiệm vụ nặng nề của mang văn hóa đi ra ngoài (tiếng Trung). Nhân dân 
nhật báo. 
[10] Baomoi.com (Truy cập hồi 14h00 ngày 8 tháng 3 năm 2018) 
[11] Mạng tin tức kinh tế công nghiệp Trung Quốc (2017 年 我 国 文 化 产 品 出 口 实 现 快 速 增 长,来 
源: 中 国 产 业 经 济 信 息 网 时 间: 2018-02-14, truy cập 13h20 ngày 13 tháng 3 năm 2018. 
ABSTRACT 
Building and promoting Vietnamese image 
- look at the Chinese cultural promoting strategy in current context 
Nguyen Thi Thu Hoai 
Faculty of Vietnamese study, Hanoi National University of Education 
In a "flat world" today, culture is considered as a block as well as a realm of identity for every nation 
and nationality. To establish and affirm national status in a common playing battlefield, the construction and 
promotion of country's image abroad have a significant importance, so Vietnam is no exception. In the 
current context, how should Vietnam strengthen this work to build a more attractive Vietnam image, so that 
Vietnamese Culture truly becomes the driving force and the goal of the development? The paper’s aim is to 
provide suggestions for the construction and promotion of Vietnam's image abroad based on the reference to 
the achievements and lessons learned from China, a nation always specially values the promotion of its 
culture outwardly, as an important factor for the "rise" or "development". 
Keywords: China, Vietnam, international strategy, cultural promotion. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_va_quang_ba_hinh_anh_viet_nam_nhin_tu_chien_luoc_qu.pdf
Tài liệu liên quan