Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 2)

Bài 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VẬN ĐỘNG

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm về tư vấn và 3 mục đích của tư vấn trong

nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân

2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ.

3. Mô tả được 5 bước của tư vấn.

4. Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng để thực hiện tư vấn sức khoẻ.

NỘI DUNG

1. Tư vấn là gì?

1.1. Khái niệm tư vấn

Tư vấn là một hoạt động mang tính trao đổi thông tin giữa người có nhu cầu tư

vấn và người tư vấn, nhằm giúp cho người có nhu cầu tư vấn hiểu biết hơn về các vấn đề31

sức khoẻ của họ, tự tin hơn khi quyết định thay đổi hành vi sức khoẻ. Tư vấn cũng là một

tiến trình giúp cho người có nhu cầu tư vấn nâng cao nhận thức về sức khoẻ, tự tin vào

bản thân, làm tiền đề cho việc tự giải quyết vấn đề sức khoẻ của chính mình.

1.2. Mục đích tư vấn

- Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức về sức khoẻ giúp cá nhân thay đổi hành vi.

- Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, về vấn đề trong cuộc

sống, giúp họ ổn định tinh thần, xây dựng nội lực để họ vượt qua mọi khủng hoảng.

- Ngăn chặn tác hại và phòng tránh những điều không có lợi cho sức khoẻ.

Người tư vấn sẽ giúp những người có nhu cầu tư vấn đưa ra được những biện

pháp, hướng đi đúng nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ, đối

phó được với sốc tâm lý.

pdf31 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 thuộc vào ý đồ và tình huống, khi phát 
hiện những thiếu hụt kiến thức hoặc hiểu sai vấn đề cần cung cấp thông tin bổ xung thích 
hợp, giải thích làm rõ cho đối tượng. 
 - Cần đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, để giúp cho đối 
tượng có câu trả lời đúng trọng tâm, có đủ thông tin cho người GDSK. 
KỊCH BẢN THỰC HÀNH TT - GDSK 
Kịch bản 1: Chị Thơm sinh con đầu lòng, cháu mới được 3 tháng tuổi, chị lại chưa có kinh 
nghiệm nuôi con. bạn hãy đến thăm gia đình và hướng dẫn chị nuôi con hợp lý. 
CBYT: Chào chị Thơm, tên tôi là Hường, cán bộ y tế xã. Tôi mới được bổ xung về trạm, 
được biết chị mới sinh cháu. Hôm nay, tôi đến thăm sức khoẻ cảu chị và cháu (Giọng nói 
 54
to, không cảm tình). 
Chị Thơm: Vâng chào chị, mời chị ngồi uống nước. 
CBTY: Từ khi sinh cháu đến nay chị có khoẻ không? Cháu được mấy tháng? Chị có đủ sữa 
cho cháu bú không? 
Chị Thơm: Cảm ơn chị, cháu được 3 tháng, tôi và cháu vẫn khoẻ và có đủ sữa cho cháu 
bú, nhưng mẹ chồng tôi cứ đòi cho cháu ăn thêm bột để cháu cứng cáp hơn. Theo chị thì 
tôi có nên cho cháu ăn thêm bột không? 
CBYT: Cháu mới được 3 tháng, chị không được cho cháu ăn bột mà chỉ cho cháu bú sữa 
mẹ thôi. Nếu cháu ăn bột bây giờ cháu sẽ không hấp thu được, khi nào cháu 5 tháng chị 
hãy cho cháu ăn bột, chị phải cho cháu ăn đủ 5 nhóm thực phẩm nhé. Đó là đạm, lipit, 
vitamin, muối khoáng và tinh bột. Chị có hiểu không? 
Chị Thơm: Vâng, tôi hiểu. 
CBYT: Cảm ơn chị, thế thì tốt rồi, tôi về nhé. 
Chị Thơm: Vâng cám ơn chị nhiều. 
Câu hỏi thảo luận cho đóng vai lần 1: 
1. Thái độ giao tiếp của CBYT như thế nào? Theo em cần giao tiếp như thế nào cho buỏi 
GDSK đạt kết quả. 
2. Việc giải thích của CBYT như vậy đã chu đáo chưa? Liệu bà mẹ có hiểu và thực hiện 
được không? Cần giải thích như thế nào để bà mẹ hiểu và làm theo được? 
Kịch bản 2: 
CBYT: Chào chị Thơm, tên tôi là Hường CNTY xã. Tôi mới được bổ xung về trạm, được 
biết chị mới sinh cháu. Hôm nay tôi đến thăm sức khoẻ của chị và cháu. 
Chị Thơm: Vâng chào chị, mời chị uống nước. 
CBYT: Từ khi chị sinh cháu đế nay, chị có được khoẻ không? Cháu được mấy tháng rồi, 
chị có đủ sức cho cháu bú không? 
Chị Thơm: Cảm ơn chị, cháu được 3 tháng, tôi và cháu vẫn khoẻ và có đủ sữa cho cháu 
bú, nhưng mẹ chồng tôi cứ đòi cho cháu ăn thêm bột để cháu cứng cáp hơn. Theo chị thì 
tôi có nên cho cháu ăn thêm bột không? Tôi đang phânnvân không biết ý kiến của mẹ tôi 
 55
có đúng không? 
CBYT: Chị lo cho sức khoẻ của cháu như thế là rất tốt. Cháu bé của chị được 3 tháng và 
chị có đủ sữa cho cháu bú, nên chị không phải cho cháu ăn thêm bất cứ thức ăn nào khác, 
vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho cháu, không có loại thức ăn nào có thể thay thế sữa mẹ 
trong thời gian này chị ạ. 
Chị Thơm: Vâng, tôi rất mừng là tôi đủ sữa cho cháu bú, chưa phải cho cháu ăn thêm bột, 
nhưng khi nào tôi cần phải cho cháu ăn thêm bột? 
CBYT: Khi cháu được 5 – 6 tháng tuổi chị bắt đầu cho cháu ăn bột. 
Chị Thơm: Vậy tôi cần nấu bột như thế nào cho tốt? 
CBYT: (Đưa bảng ô vuông thức ăn ra và hướng dẫn theo ô vuông thức ăn) lúc đầu chị nấu 
loãng cho cháu dễ ăn, sau đó nấu đặc dần lê, chị có thể nghiền thêm cà rốt, các loại rau, 
đậu, khoai tây, tôm, cá, thịt  cho cùng vào nấu chín cho cháu ăn. 
Chị Thơm: Cám ơn chị. 
CBYT: như vậy tôi đã hướng dẫn cho chị cách nuôi con bằng sữa mẹ và cho cháu ăn thêm, 
vậy chị vui lòng nhắc lại những điều mà tôi và chị vừa trao đổi. 
Chị Thơm: Tôi sẽ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và bú kéo dài 24 tháng, tôi 
bắt đầu cho ăn thêm vào tháng thứ 5. 
CBYT: Thế chị nấu bột cho cháu như thế nào? 
Chị Thơm: Tôi sẽ nấu bột lúc đầu loãng, sau đó đặc dần và cho thêm rau xanh và dầu, mỡ, 
tôm, thịt, cá , trứng vào bột cho cháu. 
CBYT: Vâng, chị nhớ như vậy là tốt, vậy tôi tin là cháu nhà chị sẽ khoẻ mạnh như chị 
muốn, khi nào CBYT về thôn hướng dẫn cách nấu bột cho trẻ thì chị đến xem và nấu thử. 
Bây giờ, chào chị tôi về. 
Chị Thơm: Vâng, cám ơn chị rất nhiều. Khi nào rảnh mời chị lại đến nhà tôi chơi, tôi sẽ cố 
gắng thực hiện những lời khuyên của chị. 
Kịch bản 3: Câu chuyện xảy ra tại nhà chị Dung, phường Cao Thắng. Chị Dung mới sinh 
con đầu lòng, cháu mới được 7 tuần tuổi, chị Loan CBYT phường đến thăm. 
CBYT: Có ai ở nhà không? 
Chị Dung: (bước ra cửa) Chào chị Loan, mời chị vào nhà chơi. 
 56
CBYT: Hôm nay, chị lại đến thăm sức khoẻ 2 mẹ con đây. Thế nào 2 mẹ con vẫn khoẻ 
chứ. 
Chị Dung: Dạ, cám ơn chị 2 mẹ con em vẫn khoẻ, - cháu ngoan lắm – em mời chị uống 
nước. 
CBYT: Cảm ơn em, thế cu tý đâu. 
Chị Dung: Dạ, em vừa cho cháu ngủ. 
CBYT: đâu, bác xem thằng cu tí của bác một tý nào, ôi trông thích thế nhỉ, ngủ ngon quá. 
Thế em đủ sữa cho cháu bú chưa? 
Chị Dung: Cám ơn chị, nhờ sự hướng dẫn của chị hôm trước, hôm nay em đã có nhiều sữa 
, cháu bú không hết chị ạ. 
CBYT: Thế thì tốt. Dung ạ, hôm nay chị đến đây trước hết là thăm sức khoẻ mẹ con em, 
sau chị muốn giới thiệu với em một số biện pháp tránh thai, để em lựa chọn và bàn với 
chồng để áp dụng tránh thai sơm em ạ. 
Chị Dung: Ôi, em cám ơn chị, thế thì tốt quá, em cũng đang lúng túng chưa biết làm sao, 
chỉ sợ chẳng may lại có chửa thì chết. 
CBYT: Em ạ. Trong khi nuôi con bú, kinh nguyệt không đều nên không ít trường hợp có 
thai mà không biết đâu. Em có biết Oanh con dâu bà Vân không? Con mới được 7 tháng 
mà đã có thai gần 4 tháng rồi, bây giờ phải để đẻ đấy. Vừa mới sinh con, sức khoẻ chưa 
phục hồi, con còn nhỏ lại hay ốm nữa, thật là khổ. 
Chị Dung: Chị ạ, em cũng nghe thấy mẹ em nói chuyện, em sợ lắm chị ạ. 
CBYT: Được rồi, chị sẽ giới thiệu cho em một số biện pháp tránh thai, em hãy lựa chọn. 
Dung ạ, có rất nhiều biện pháp tránh thai. (giơ bảng tính vòng kinh ra nói) – Đây là bảng 
tính vòng kinh (hay còn gọi là ngày an toàn) biện pháp này chỉ áp dụng khi em đã có kinh 
và vòng kinh phải đều. 
Chị Dung: Thế thì em không áp dụng được, vì em vẫn chưa thấy kinh chị ạ. 
CBYT: Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo: biện pháp này hiệu quả tránh thai cao nhưng 
chồng em phải chủ động và hai vợ chồng phải thường xuyên gần nhau. 
Chị Dung: Chị thấy đấy chồng em làm ở xa, một hai tuần anh ấy mới về, có lẽ không được 
đâu chị ạ. 
CBYT: (giơ bao cao su ra và nói) – đây là biện pháp dùng bao cao su, nếu sử dụng đúng 
 57
hiệu quả tránh thai sẽ rất cao và còn phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục 
đấy, nhưng nó hạn chế và làm gián đoạn giai đoạn tình dục. 
Chị Dung: Nhưng em nghe bạn em nói, nó cứ dùng bao cao su là bị ngứa có đúng không 
chị? 
CBYT: Ừ, đúng đấy, có những người bị dị ứng với bao cao su nên khi dùng là bị ngứa. 
Nếu như vậy thì không nên dùng nữa em ạ. 
(Tiếp tục giơ vỉ thuốc tránh thai lên và nói)- Còn đây là vỉ thuốc tránh thai chỉ có một 
thành phần dùng cho người nuôi con bú. Dùng viên thuốc tránh thai này em phải uống 
thường xuyên mỗi ngày một viên và uống vào một giờ nhất định, nếu em quên không uống 
đúng giờ, thì có thể em sẽ có thai đấy. 
Chị Dung: Thế thì em chịu, tính em đã hay quên sẵn. 
CBYT: (tiếp tục giơ 1 chiếc vòng tránh thai và nói) – Đây là biện pháp đặt vòng. 
 * Ưu điểm là: 
 + Hiệu quả tránh thai cao. 
 + Đặt một lần, tránh thai được nhiều năm (10 năm). 
 + Đặt và tháo ra dễ dàng. 
 + Tiện lợi, an toàn, không ảnh hưởng tới quan hệ tình dục. 
 + Không ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. 
Chị Dung: Chị ơi, em thấy người ta bảo đặt vòng hay ốm, đau lưng, đau bụng và ra nhiều 
máu có phải không? 
CBYT: À, đấy chỉ là những tác dụng phụ thôi em ạ. Sau khi đặt 6 tháng đến 1 năm thì 
những dấu hiệu đó sẽ hết em ạ. 
Chị Dung: Nghe chị nói vậy em rất yên tâm, có lẽ em đặt vòng cho tiện chị ạ. 
CBYT: Thôi được, em cứ suy nghĩ và bàn với chồng, nếu muốn áp dụng biện pháp nào thì 
chị sẽ giúp. 
Chị Dung: Ôi dào, em quyết định là chính chứ anh ấy không để ý đâu. 
CBYT: Thế thì tuần sau ra trạm chị khám cho nhé, nếu đặt được thì chị đặt luôn cho. 
Chị Dung: Em chào chị, em cám ơn chị. 
CBYT: Thôi, chị xin phép, chị còn một tí việc phải sang bên kia nữa, thôi chào em nhé. 
Chị Dung: Em chào chị, em cám ơn chị. 
 58
Trò chơi: “Lắng nghe với sự đồng cảm”. 
Mục đích: Phát triển kỹ năng GDSK thông qua lắng nghe, trình bày, giải thích. 
Tiến hành: 
 - Chọn một đề tài chăm sóc sức khoẻ có tính gây tranh luận cuả tờ tạp chí hay báo 
sức khoẻ. 
 - Chia lớp thành nhóm nhỏ 3 người. trong mỗi nhóm 1 người đóng vai trò phát biểu, 
1 người lắng nghe, 1 người trọng tài. 
 - Người phát biểu đứng ra bình luận về đề tài đã đọc và nói lên cảm nghĩ của mình 
về đề tài đó (không ai được ngắt lời). 
 - Sau khi nghe song, người lắng nghe nói tóm tắt lại những gì nghe được (không ghi 
chép). 
 - Người phát biểu và trọng tài (có quyền ghi chép) có thể bổ xung hoặc sửa chữa 
những điểm người lắng nghe vừa tóm tắt. 
 - Thảo luận khoảng 5 – 10 phút. 
 Câu hỏi thảo luận: 
 - Trong vai trò phát biểu bạn có lúng túng, có những khó khăn gì không? 
 - Trong vai trò lắng nghe và làm trọng tài bạn cảm thấy như thế nào? 
 - Việc trình bày tóm tắt lại những thông tin nghe được có khó khăn như thế nào? 
- Những cản trở cho việc lắng nghe hiệu quả là gì? 
 59
TỰ LƯỢNG GIÁ 
Câu 1: Giáo dục sức khoẻ là một quá trình (A)  đến người dân, giúp họ nâng 
cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện .. 
Câu 2: Truyền thông - giáo dục sức khoẻ có vị trí, tầm quan trọng như thế nào trong công 
tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. 
Câu 3: Truyền thông – GDSk trực tiếp là một quá trình liên tục trao đổi hoặc (A) .. 
giữa người .. (B) . với một cá nhân hoặc một nhóm người nhận thông tin. 
Câu 4: Phương pháp TT-GDSk gián tiếp là phương pháp mà người GDSK 
..(A). đối với đối tượng GDSK, các nội dung ( thông điệp truyền thông) được 
chuyển tới đối tượng thông qua .. (B) .. 
 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Bộ Y tế (2005), Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
- Bộ Y tế (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tuyen_truyen_van_dong_va_chuyen_doi_hanh_vi_ve_da.pdf
Tài liệu liên quan