Vùng biên ải - Vùng thẩm mỹ đặc sắc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng

Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, người đọc yêu văn chương bắt đầu làm quen

với một cái tên mang đậm dấu ấn miền núi trong sáng tạo nghệ thuật: Ma Văn Kháng. Từ đó đến

nay đ gần nửa thế kỷ trôi qua, cái tên ấy ngày càng gắn bó và đ trở nên thân thiết với bao thế

hệ bạn đọc bởi những khám phá đầy bất ngờ về con người và cuộc sống của một ngòi bút văn

chương bản lĩnh và tài năng.

Ma Văn Kháng là bút danh của Đinh Trọng Đoàn- nhà văn gốc người Hà Nội. Năm 1955,

theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai đất Hà Thành xung phong lên Lào Cai dạy học. Lào Cai –

“miền đất vàng” lập tức cuốn hút người thầy giáo trẻ vào mối tình đầu trong sáng và mnh liệt.

Những trang văn lần lượt ra đời từ mảnh đất này sau những chuyến thâm nhập thực tế dài ngày

của Đinh Trọng Đoàn đến những vùng xa xôi của mảnh đất miền cực Tây Tổ quốc. Cái tên Ma

Văn Kháng là kết quả, cũng là biểu hiện của tình yêu và sự gắn bó giữa chàng trai Hà Thành với

đất và người miền biên viễn.

Một số nhà nghiên cứu đ nói đến sức hấp dẫn của đề tài miền núi đối với ngòi bút Ma

Văn Kháng, nhưng còn thiếu một cái nhìn xuyên suốt và tổng thể về giá trị của vùng thẩm mỹ

đặc biệt này trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Bài viết của chúng tôi cố gắng

khắc phục điều đó và hướng tới khẳng định vẻ đẹp văn chương, khẳng định sức sống của ngòi

bút Ma Văn Kháng suốt chặng đường nửa thế kỷ qua trong sự gắn bó với một vùng thẩm mỹ

nghệ thuật cứ trở đi trở lại trong sáng tác của ông - Vùng biên ải.

 

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vùng biên ải - Vùng thẩm mỹ đặc sắc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cổ điển (1997), Đầm sen (1997), Một chiều giông gió (1998), Một mối tình si 
(2000)... Truyện ngắn của Ma Văn Kháng những năm này chủ yếu h−ớng vào mảng đời sống thị 
thành thời hiện tại với nhiều mâu thuẫn, biến cố, cảnh ngộ tiêu biểu của một thời kỳ chuyển 
động đầy cam go và phức tạp . 
Thế nh−ng, có một điều đáng l−u ý là: Trong khi Ma Văn Kháng bị cuốn vào vòng xoáy của 
đời sống thị thành thì ng−ời đọc vẫn thấy thấp thoáng trên trang viết của ông hình ảnh con ng−ời 
và cuộc sống miền biên ải. Chúng hiện ra trong các truyện ngắn của ông in lẻ tẻ trên báo và tạp 
chí hoặc in xen kẽ trong các tập truyện. Chúng có mặt trong cuốn tiểu thuyết Ng−ợc dòng n−ớc 
lũ ra mắt ng−ời đọc vào năm cuối của thế kỷ XX. Tác phẩm là sự tổng hợp và kết tinh vốn sống 
của Ma Văn Kháng ở cả 2 miền: miền xuôi và miền ng−ợc. Đan cài trong câu chuyện về đời 
sống thị thành là những con ng−ời, những cảnh đời, những khung cảnh thiên nhiên đầy sinh sắc 
và đậm đà khí vị miền núi. 
Từ sau 1975, Ma Văn Kháng đ in khá nhiều truyện ngắn viết về miền núi. Năm 2003 nhà 
văn tuyển chọn những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài này in lại trong tập Móng vuốt thời 
gian. ở đây, đ không còn nữa cái nhìn con ng−ời trong thế bổ đôi, phân cực với cảm hứng 
khẳng định ngợi ca một chiều. Con ng−ời đ−ợc miêu tả trong thế đan cài cả xấu - tốt, trắng - đen, 
hay - dở với cái nhìn giàu tính phân tích, suy nghiệm để có thể khám phá cái con ng−ời đích thực 
ở tận "chiều sâu bản thể" của nó. 19 truyện ngắn trong tập truyện mang đến cho ng−ời đọc 
những nỗi niềm buồn vui trăn trở, những giăng mắc tơ v−ơng có lúc nghẹn ngào vò xé tâm can, 
lại có lúc sung s−ớng hả hê nh− vừa đ−ợc "thoát hiểm" trong gang tấc. Những phận ng−ời, những 
cảnh đời gần - xa, h− - thực đ−ợc đặt trong một tr−ờng nhìn vừa khách quan tỉnh táo vừa huyền 
ảo say mê đ thật sự lôi cuốn ng−ời đọc. Thông qua một lối văn trần thuật linh hoạt với "sự vận 
dụng ngôn ngữ và cách viết sao cho có đ−ợc màu sắc bản địa mà vẫn không xa cách với lối biểu 
đạt hiện tại"[6] một khả năng "khám phá tinh tế , sâu sắc về tâm lý con ng−ời ở một địa vực bị 
cắt xẻ và trong những tầng văn hoá riêng"[6] cùng với những khái quát, triết luận sâu sắc về các 
ván đề đời sống và con ng−ời miền núi, Ma Văn Kháng đ đem đến cho ng−ời đọc những hiểu 
biết thú vị về những "yếu tố khác lạ trong khung cảnh thiên nhiên, trong tập quán, lối sống của 
các cộng đồng ng−ời và cá thể ở một vùng đất xa cách" [6] và khiến ng−ời đọc ngỡ ngàng say 
mê tr−ớc cái vẻ đẹp "hồn nhiên chất phác ch−a vong thân của đời sống" miền núi. 
Thành tựu của truyện ngắn Ma Văn Kháng viết về đề tài miền núi từ sau 1975 đ−ợc kết tinh 
lại ở San Cha Chải - truyện ngắn giành giải Cây bút vàng trong cuộc thi truyện ngắn năm 1999 
do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. 
Nhìn lại đề tài miền núi trong toàn bộ văn nghiệp của Ma Văn Kháng có thể nhận thấy: 
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn này, cuộc sống và con ng−ời miền núi vừa khơi 
nguồn "những xúc động thẩm mỹ đầu tiên" vừa duy trì mạch cảm xúc lâu bền để suốt nửa thế kỷ trôi 
 Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007 
 19
qua, dù có nhiều bién chuyển trong đời sống, dù bị chi phối bởi một khu vực đề tài khác nh−ng miền 
biên ải vẫn là và sẽ là một vùng thẩm mỹ nghệ thụât đặc sắc của đời văn Ma Văn Kháng. 
Tình yêu với con ng−ời và cuộc sống miền núi của Ma Văn Kháng đ−ợc nhen nhóm từ 
những trang văn của Nam Cao, Tô Hoài miêu tả những cảnh vật thiên nhiên kỳ thú, những con 
ng−ời và cuộc sống miền núi nhiều màu sắc, đ−ờng nét riêng biệt và vô cùng hấp dẫn. Từ tình 
yêu ban đầu ấy, khi có dịp tiếp xúc với miền núi, Ma Văn Kháng có một sự vồ vập và chủ động 
để hiểu, và càng hiểu thì càng yêu, càng yêu càng gắn bó. Từ đời sống đến văn ch−ơng là một 
quá trình hoà nhập rồi hoá thân của Ma Văn Kháng. Hoá thân để biến chất liệu đời sống thành 
máu thịt, thành t− t−ởng tình cảm của mình, rồi từ đó biến chúng thành những trang viết ngồn 
ngộn chất sống miền núi. Thực tế đời sống đi vào trang viết của Ma Văn Kháng nh− một mối 
"duyên kỳ ngộ" bởi cái ngây ngất của những cảm nghĩ mới lạ thôi thúc và giục gi. Nói về điều 
này, Ma Văn Kháng tâm sự: "Rất nhiều con ng−ời mà tôi đ? gặp gỡ, mỗi ng−ời một vẻ, l−u lại 
trong óc tôi những hình ảnh không phai mờ nh− một kỷ niệm sâu xa và đòi hỏi phải ghi lại."[4]. 
Tình yêu với đất và ng−ời miền núi theo năm tháng cứ lớn dần lên và trở thành một ám ảnh 
không rời với Ma Văn Kháng. Ông đ viết về nó bằng một trái tim yêu th−ơng chân thành. Hết 
tác phẩm này lại tác phẩm khác ra đời tạo thành một vệt dài và đậm trong hành trình sáng tạo 
nghệ thuật của Ma Văn Kháng. 
Khi Ma Văn Kháng rời miền núi về miền xuôi, những t−ởng tình yêu kia sẽ phai nhoà theo 
năm tháng. Nh−ng không, vẫn còn đó một tình yêu thuỷ chung không phai nhạt, bởi kỷ niệm không 
mất đi, kỷ niệm đọng lại "thành dấn vốn tinh thần biểu hiện d−ới dạng kinh nghiệm sống hoặc hình 
ảnh, chúng âm thầm tồn tại ngoài ý muốn, gặp cảm hứng và hoàn cảnh là tự nhiên bật trỗi dậy tự tìm 
lấy câu chữ biểu hiện ra" [7]. Điều đó giải thích vì sao suốt 30 năm sau khi "xuống núi" dù bận rộn 
với công việc sự vụ và bị cuốn hút vào những vấn đề bức xúc của đời sống thị thành, nh−ng Ma Văn 
Kháng vẫn không thôi day trở về những vẫn đề của con ng−ời và cuộc sống miền núi. 
Từ những truyện ngắn viết về miền núi của Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đến những truyện 
ngắn của ông về đề tài này ở thời kỳ sau đ có một sự chuyển biến rõ nét trong t− duy nghệ 
thuật. Từ cái nhìn "đơn giản, ấu trĩ, nông cạn, hời hợt, dễ d?i"[8] về con ng−ời và cuộc sống đến 
cái nhìn đa chiều, đa diện nhằm khám phá các vấn đề x hội miền núi ở tầng sâu nhân bản của 
nó là cả một quá trình phấn đấu tự v−ợt mình của nhà văn Ma Văn Kháng. 
Có đ−ợc nhiều thành tựu ở mảng sáng tác này, bên cạnh tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, còn 
bởi Ma Văn Kháng có một quan niệm đúng đắn khi viết về miền núi. Theo ông: Miền núi (nói 
chung), Lào Cai - nơi Ma Văn Kháng từng sống và làm việc (nói riêng) cần đ−ợc khám phá 
trong một cái nhìn vừa mang tính chung sinh động của đời sống dân tộc, đất n−ớc vừa mang tính 
riêng với những đặc tr−ng vùng miền không thể trộn lẫn, không thể xoá nhoà. ở vùng biên ải - 
mảnh đất địa đầu Tổ quốc này - "cái quy luật chung đ−ợc tồn tại trong cái riêng biệt cụ thể , độc 
đáo và cái riêng biệt ấy có nguồn gốc rất sâu xa tự trong lịch sử, địa d− và nền văn hoá dân tộc 
Lào Cai - một tỉnh có hơn 20 dân tộc anh em sinh sống."[4]. Nói là chung vì miền núi cũng là 
Việt Nam, ng−ời miền núi cũng là con dân đất n−ớc này, cũng nằm trong cộng đồng 54 dân tộc 
anh em sống trên dải đất hình chữ S, cùng đau nỗi đau loạn lạc bởi đời sống chiến tranh, cùng 
vui niềm vui đ−ợc đổi đời nhờ cách mạng, cùng yêu chuộng hoà bình và thiết tha h−ớng về một 
 Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007 
 20 
t−ơng lai t−ơi sáng nên cần cù và anh dũng trong lao động sản xuất. Nh−ng do đặc thù về tự 
nhiên, ng−ời dân miền núi sống th−a thớt trong những địa vực bị cắt xẻ, đời sống của họ "gắn 
chặt với một trình độ văn hoá, một giới hạn văn minh" bởi sự chi phối của một nền tảng văn hoá 
riêng. Vì vậy, viết về miền núi không thể không chú ý đến yếu tố lạ: Cái lạ trong khung cảnh 
thiên nhiên, trong phong tục tập quán, trong trang phục, ngôn ngữ, trong cách cảm cách nghĩ, 
cách hành xử... Quan niệm nh− thế, nên khi viết về miền biên ải, một mặt Ma Văn Kháng chú ý 
đến nét riêng của miền núi, của từng dân tộc, nh−ng cố gắng để không sa vào việc khai thác 
những điều lạ mắt lạ tai khêu gợi tính tò mò của ng−ời đọc; mặt khác, ông chú ý "phản ánh cái 
hiện thực lớn lao của đất n−ớc qua một khung cảnh, một nhân vật có những nét riêng biệt không 
trộn lẫn mà vẫn quen thuộc đ−ợc thừa nhận"[4]. ý thức đó tạo cho những trang viết của Ma Văn 
Kháng về miền núi vừa có đ−ợc sức hấp dẫn của những chi tiết, tình tiết mới lạ vừa có sức nặng 
ám ảnh của những suy t−, chiêm nghiệm, triết lý về những vấn đề riêng của đời sống miền núi 
trong những vấn đề chung của đời sống dân tộc, đất n−ớc. Đó chính là yếu tố làm nên thành 
công của Ma văn Kháng trong mảng sáng tác về đề tài miền núi  
Tóm tắt 
Vùng biên ải - Vùng thẩm mỹ đặc sắc 
trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng 
Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện - đ−ơng đại. Đề tài 
miền núi chiếm vị trí quan trọng trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Một thế giới 
nghệ thuật riêng, sinh động và hấp dẫn đ đ−ợc tạo nên từ những trang viết về vùng biên ải- vùng 
thẩm mỹ đặc sắc của Ma Văn Kháng. Nhà văn gốc ng−ời Hà Nội ấy xứng đáng với tên gọi thân 
th−ơng mà đồng bào các dân tộc miền biên ải dành tặng: “Nhà văn của miền núi”. 
Summary 
Border area - the special topic in the creation of art of Ma Van Khang 
 Ma Van Khang is a typical representative of the modern Vietnamese Literature. The topic on 
mountainous area holds an important part in his writing career. Through his works on the border 
area, the world of art full of life and energy is created by his excellence. In the heart of 
highlanders, the beloved writer is considered "The writer of the highlander". 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Ma Văn Kháng (2003), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 
[2]. Ma Văn Kháng (2003), Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 
[3]. Ma Văn Kháng (2002), Những năm tháng đi và viết, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số12. 
([4].Ma Văn Kháng (2004), Sống rồi mới viết in trong cuốn D− luận bạn đọc (Tập1), Nxb Hà Nội, 
[5]. Ma Văn Kháng (2001), Lào Cai - miền đất vàng, Văn nghệ Lào Cai, số 12. 
[6] .Lời giới thiệu tập truyện Móng vuốt thời gian, Nxb Hội Nhà văn, 2003 
[7] .Thanh Hằng ( 1998), Chất liệu và biểu hiện, Báo Thái Nguyên thứ bảy,19 tháng 9 
 [8] Phóng viên (1990), Trò chuyện với nhà văn Ma Văn Kháng, báo Giáo viên nhân dân , số 6 tháng 2. 
[9]. Nguyễn Ngọc Thiện (2004), Ma Văn Kháng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 11 

File đính kèm:

  • pdfvung_bien_ai_vung_tham_my_dac_sac_trong_hanh_trinh_sang_tao.pdf