Về dạng thức hát kết thúc trong hát đối đáp nam nữ người Việt

TÓM TẮT

Bài viết khảo sát dạng thức hát kết thúc trong hát đối đáp nam nữ người Việt ở cả ba

miền đất nước về đặc điểm nội dung và ngôn ngữ nghệ thuật, chỉ ra một số điểm tương

đồng và dị biệt trong những bài hát này ở các địa phương ( với các bối cảnh khác nhau,

như hát quan họ ở Bắc bộ, hát phường vải ở Trung bộ, hò chèo ghe ở Nam bộ). Cuối cùng,

bài viết trình bày vai trò của dạng thức trong tổng thể cuộc hát đối đáp, trong văn hóa

người Việt và trong việc tìm hiểu các văn bản ca dao.

pdf8 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Về dạng thức hát kết thúc trong hát đối đáp nam nữ người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ừa ấm áp 
nghĩa tình. Cũng như ở các dạng thức khác 
trước đó, dạng hát kết thúc của quan họ 
gồm nhiều lời với phong cách mượt mà, 
trau chuốt: “Người về bỏ bạn sao đành - 
Người về em vẫn đinh ninh tấm lòng - 
Người về bỏ vắng phòng không - Người về 
em vẫn nay trông mai chờ...”, “Người về 
em những khóc thầm – Bên song, vạt áo 
ướt đầm như mưa...”...Trong một số trường 
hợp, câu hát thể hiện tình yêu lứa đôi thắm 
thiết, đậm sâu: “...Trách ai trải chiếu 
không nằm – Để em trằn trọc một mình sao 
đang...”, “Người về thưa bác mẹ thầy – Rồi 
ra mở lịch định ngày kết duyên...”... nhưng 
được dùng như lời từ tạ giữa đôi dân, giữa 
hai quan họ bạn đã kết nghĩa và xem nhau 
như anh em một nhà. Đặng Văn Lung có 
nhận xét rất hay rằng: “...Phát triển dòng 
ngôn ngữ mang tính thiêng của hội hè, 
người quan họ tạo ra một thế giới thăng 
hoa đặc biệt so với các dân ca khác, với trai 
thanh gái lịch các nơi khác.”[1, tr.138]. 
Hát phường vải ở Nghệ Tĩnh không 
19 
gắn với lễ hội, với các nghi thức thờ cúng, 
tế tự hay với tục kết chạ. Đây là sinh hoạt 
văn nghệ của những người lao động làm 
nghề kéo vải, thường diễn ra từ sau mùa 
thu hoạch bông cho đến tháng tám, tháng 
chín hàng năm. Quay xa kéo vải là công 
việc của phụ nữ cho nên khi đối đáp, các 
cô thường vừa làm việc vừa ca hát, còn các 
chàng trai đến hát thì không làm gì, chỉ 
đứng hoặc ngồi để cất giọng mà thôi. Một 
cuộc hát đúng thủ tục “thường kéo dài hai 
ba, bốn có khi năm, sáu đêm mới đủ mọi 
chặng bước” [8, tr.49], nhưng trong thực tế 
sinh hoạt linh động hơn nhiều. Trai gái hát 
với nhau để trao đổi tình cảm, đua tài đua 
trí, kết bạn, kết đôi trong không khí vui 
tươi, sôi nổi. 
Nếu như khi bắt đầu gặp nhau đã có 
những lời tha thiết như: “Dừng xa khoan 
kéo ơi phường, Hình như có khách viễn 
phương đến nhà”, “Em đang kéo vải giữa 
sân, Thấy chàng quân tử mười phần nhớ 
thương”, “Chào chàng nho sĩ vài lời, Gọi 
là phường vải nhởi chơi theo mùa”... rồi 
khi xe kết “Bốn mùa xuân hạ thu đông, 
Thiếp ngồi kéo vải chỉ trông bóng chàng”, 
“Một niềm chỉ quyết lấy o, Khéo bông khéo 
vải, khéo lo việc nhà”, “Hỡi người dệt vải 
lanh tay, Mắt trông lúng liếng lòng say lấy 
lòng”, “Hỡi người kéo vải quay vành, Có 
về dưới Liệu với anh thì về”... thì ở chặng 
cuối, lúc hát tiễn cũng không kém phần 
mãnh liệt “Em đang kéo vải dựa thềm, 
Chàng về chăn ấm gối êm sao đành?”, 
“Xếp xa quay lại em tề, Gửi thầy với mẹ 
mà về theo anh.”... Trong câu hát, có khá 
nhiều từ ngữ gắn với nghề kéo vải. Công 
việc lao động đi vào lời ca thật tự nhiên, 
nhẹ nhàng mà cũng thật đẹp đẽ, lãng mạn. 
Có những câu hát chải chuốt, điêu luyện, 
có những câu mộc mạc, giản dị... nhưng 
nhìn chung loại sau vẫn chiếm phần hơn. 
Chặng kết thúc trong hát phường vải với số 
lượng lớn lời ca mang lại cho người tiếp 
nhận cái nhìn đầy đủ hơn về tâm hồn 
phong phú và sự tinh tế, tài hoa của người 
dân xứ Nghệ, như Xuân Diệu đã có lần 
nhận xét “chỉ riêng một chuyện ra về, đã 
bao nhiêu trùng trùng điệp điệp của hai tấm 
lòng lưu luyến nhau: “Nửa về nửa muốn ở 
đây...”, “Nghe tin anh dóng dả ra về...”, rồi 
thế là nối tiếp nhau tất cả tám mươi câu “ra 
về”, có lẽ là của hàng vạn, hàng ức đôi trai 
gái của núi Hồng, sông Lam tiễn biệt nhau 
trong năm, sáu, bảy, tám trăm năm...Tầng 
tầng lớp lớp không dứt ra được.” [dẫn theo 
8, tr.83] Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các 
từ ngữ địa phương cũng góp phần tạo nên 
nét duyên cho câu hát tiễn: “Anh về em nỏ 
(không) chi đưa, Quan sơn nghìn dặm, em 
chưa hết lời”, “Anh về cho em về theo, Đói 
no có chắc (nhau), giàu nghèo đủ đôi”, 
“May mô đâu may, khéo mô đâu khéo, Cơn 
(cây) cỏ héo gặp trộ (trận) mưa rào, Mối 
tình duyên hội ngộ, Liễu với đào ta kháp 
(gặp) nhau”, “Anh về răng (sao) đứt anh 
ơi...”... 
Với Nam Bộ, diễn tiến một cuộc hát 
thường không có nhiều nghi thức, thủ tục 
đơn giản hơn vì phần nhiều dân gian hát hò 
khi đang lao động cày cấy, gặt hái, chèo 
thuyền, giã gạo... Nếu chỉ là một cuộc tao 
ngộ tình cờ trên sông nước thì thời gian ca 
hát sẽ bị hạn chế, và số lượng dạng thức 
cũng như số lời hát được sử dụng lúc này 
hiển nhiên là ít ỏi. Còn trong những cuộc 
hát dài hơi hơn, qua các tài liệu khảo sát- 
số lượng dạng thức và lời hát có nhiều hơn, 
nhưng cũng không phong phú, bài bản như 
ở Bắc và Trung Bộ. Có thể tính chất công 
việc, đặc điểm môi trường lao động và giao 
tiếp, tính cách con người địa phương, mục 
đích ca hát...đã chi phối sinh hoạt trữ tình 
và dẫn đến đặc điểm này. Cũng có thể do 
20 
thực tế sưu tầm còn hạn chế, ghi chép văn 
bản còn rời rạc... nên người tiếp nhận chưa 
tiếp cận được với hát đối đáp Nam Bộ ở 
dạng đầy đủ và sống động như đã từng tồn 
tại trước kia. Các công thức quen thuộc 
“Anh về...”, “Ra về...”... được sử dụng 
không nhiều, mà phổ biến là cách đặt lời, 
dùng chữ ít theo khuôn khổ: “Hai hàng lụy 
nhỏ ròng ròng, Chồng nam vợ bắc đau 
lòng trời ôi, Còn một đêm nay nữa mai 
thôi, Giã từ em ở lại, anh hồi cố hương”, 
“Đất Châu Thành anh ở, Xứ Cần Thơ nọ 
em về, Bấy lâu sông cận biển kề, Phân chia 
mai trước (trúc) dầm dề hột châu”... Ngôn 
ngữ giao đối thường mang nhiều chất khẩu 
ngữ, dân dã: “Ghe anh lui về Gia Định, Em 
nhớ anh em thọ bịnh liền, Không tin anh 
hỏi lại xóm giềng đều hay”, “Anh về ở bển 
an bài, Cơm cháo qua ít bữa vài ngày em 
ghé thăm”... 
Như vậy, cùng là chia tay, dặn dò, bịn 
rịn... nhưng câu hát giã biệt trong quan họ 
Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ Tĩnh, hò 
cấy, hò chèo ghe Nam Bộ... được hình 
thành và diễn xướng trong những bối cảnh 
khác nhau. Đối đáp khi hội hè, nghi lễ, vui 
chơi, lao động... có những cách thức không 
trùng lắp. Ở mỗi nhóm nhỏ, địa điểm và 
thời điểm tụ họp, môi trường sinh hoạt, 
cách thức tổ chức, cơ cấu nhóm hát, bài 
bản sử dụng, trang phục, ngôn ngữ giao 
tiếp...đều có những nét riêng, tạo nên 
phong cách độc đáo cho cuộc hát đối đáp ở 
từng nơi. 
5. Cùng với các dạng thức khác (hát 
mở đầu, hát thử tài, hát xe kết), hát kết thúc 
góp phần tạo cho chỉnh thể cuộc hát được 
toàn vẹn, đầy đặn, phong phú. Gặp gỡ rồi 
chia tay, yêu thương rồi tiễn biệt...những 
lời hát ở chặng cuối này phù hợp với tâm 
lý tiếp nhận của cả người hát lẫn người 
nghe, khép lại một cuộc hát với nhiều 
luyến thương, tiếc nhớ... Hát kết thúc giúp 
đôi bên cùng cảm thấy đẹp lòng, đỡ bị hụt 
hẫng khi buộc phải xa cách những người 
bạn hát nhiều khi rất tâm đầu ý hợp với 
mình. Cuộc hát, đồng thời cũng là cuộc 
giao tiếp, rõ ràng đã đảm bảo được những 
nghi thức xã giao cần thiết. 
Dạng thức hát kết thúc còn là biểu hiện 
sinh động của những nét đẹp trong văn hóa 
giao tiếp người Việt. Đó là những lời lẽ 
lịch sự, trang trọng, thân thiện, hiếu 
khách..., là thái độ trọng tình (tình nghĩa, 
tình yêu quý hơn mọi thứ của cải, vật chất 
trên đời; được ca hát với nhau rồi kết thành 
gia thất hay kết bạn... là ước mơ hạnh phúc 
mà mọi cuộc hát đều hướng đến), trọng nữ 
(nữ được nhiều “ưu tiên” trong cuộc hát, 
được tự do bộc lộ tâm tư tình cảm về mọi 
vấn đề trong xã hội, luôn có ứng đối nhạy 
bén, thông minh, số lượng lời hát giã biệt 
của nữ không thấp hơn của nam...), trọng 
văn (ưa thích ca hát đối đáp, không muốn 
dừng cuộc hát, người hát giỏi được đánh 
giá cao....)... Dạng thức này ít nhiều đã góp 
phần ổn định, duy trì, củng cố những điểm 
trội trong văn hóa giao tiếp cộng đồng, 
đem đến cho mọi người những bài học 
ngôn giao sinh động, hấp dẫn trên nhiều 
phương diện. Khi tham gia cuộc hát, người 
ta tiếp nhận những cái hay và hành xử theo 
các khuôn mẫu đó. 
Dạng thức hát kết thúc cũng cho thấy 
sinh hoạt đối ca có quy ước, thể thức, 
truyền thống sáng tác và thưởng thức riêng. 
Có những yếu tố liên quan đến lề lối, bối 
cảnh, nội dung diễn xướng đã in dấu trên 
ngôn từ của lời hát. Khi những lời này 
được cố định bằng văn tự, tách rời đời sống 
sinh động đã từng gắn bó hữu cơ, các dấu 
ấn trên có thể trở nên có ích trong việc giúp 
người đọc hiểu đúng, rõ, sâu về tác phẩm 
(xác định bối cảnh, xác định hệ thống lời 
21 
hát mà văn bản đơn lẻ kia là một thành tố 
phụ thuộc, từ đó nhờ hệ thống mà hiểu 
thành tố và ngược lại). Sự hiểu biết về các 
dạng thức hát đối đáp nói chung, hát kết 
thúc nói riêng thật sự cần thiết để người 
đọc “giải mã” hiệu quả các lời hát dân gian 
trong tình hình không ít tuyển tập sưu tầm 
về thể loại này hiện nay còn chưa chú ý 
nhiều đến việc sắp xếp các lời theo tiến 
trình cuộc hát hay cung cấp những tình 
huống thật cụ thể cho các văn bản đối ca. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Văn Lung (2005), Lễ hội và nhân sinh, Nxb. Đại học Quốc gia, Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
2. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên) 
(2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Giang Thu - Traàn Saûn - Phạm Thị Huyền (2003), Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên, 
hội hát đúm Hải Phòng, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
4. Lư Nhất Vũ - Lê Giang - Nguyễn Văn Hoa (1985), Dân ca Kiên Giang, Sở Văn hóa –
Thông tin Kiên Giang xb. 
5. Mã Giang Lân - Nguyễn Đình Bưu (1976), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Ty văn hóa 
Hà Bắc xb. 
6. Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (đồng chủ biên) (2005), Folklore thế giới - một số 
công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
7. Ngô Quang Nam – Xuân Thiêm (đồng chủ biên), (1986) , Văn hóa dân gian vùng đất 
Tổ, Sở Văn hóa thông tin Vĩnh Phú xb. 
8. Ninh Viết Giao (2002), Hát phường vải, Nxb. Văn hóa – Thông tin và Trung tâm 
Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 
9. Sông Thao – Đặng Văn Lung (2007), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 4, 
quyển 2, Dân ca, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
10. Tô Ngọc Thanh (2007), Ghi chép về văn hóa và âm nhạc, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
11. Triều Nguyên (1997), Hò đối đáp nam nữ Thừa Thiên – Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 
 * Ngày nhận bài: 24/1/2015. Biên tập xong: 24/4/2015. Duyệt đăng: 04/5/2015. 

File đính kèm:

  • pdfve_dang_thuc_hat_ket_thuc_trong_hat_doi_dap_nam_nu_nguoi_vie.pdf