Văn bản hành chính trong chương trình ngữ văn Trung học

Tóm tắt. Văn bản hành chính (VBHC) được học tập trung lần đầu tiên trong Chương trình

Ngữ Văn ở lớp 7 với bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính. Từ đó qua lớp 8, lớp 9 và

rồi lớp 12, học sinh được học dần các tiểu loại VBHC được xem là thường gặp trong cuộc

sống. Một giáo viên (GV) có chủ ý tìm hiểu sâu hơn về chương trình và có ý thức đọc cả

chuỗi bài dưới một định hướng khái quát hóa sẽ ít nhiều cảm thấy sách giáo khoa (SGK)

không tránh khỏi cách mô tả “lần hồi” từng loại VBHC cụ thể qua các năm học, nhiều chỗ

sa vào trùng lặp, rời rạc. Xuất phát từ động cơ giúp GV và HS dạy học tốt hơn về VBHC,

bài viết này là một sự cố gắng trình bày việc dạy học VBHC theo ý thức gắn kết trở lại với

vài bài học liên quan.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Văn bản hành chính trong chương trình ngữ văn Trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a VBHC xét trong tính cách tạo lập của nó sẽ tiếp
tục bộ lộ rõ hơn khi ta tiếp tục đối chiếu nó với các loại văn bản phân loại theo phong cách ngôn
ngữ trình bày ở bài VĂN BẢN (Ngữ văn 10 - Tập 2). Tính cách “độc lập” “thuần chủng” kiểu loại
đó đậm đặc đến nỗi khiến cho ngay cả khi đã thay đổi tiêu chí phân loại (chuyển qua dùng tiêu
chí phong cách ngôn ngữ) VBHC vẫn giữ riêng cho mình một ô riêng. Nói rõ ra, trong bài VĂN
BẢN (Ngữ văn 10 - Tập 2) đến mục II-CÁC LOẠI VĂNBẢN, SGK vẫn đành phải dùng định danh
“hành chính” trong khi các loại văn bản khác đã được “quy gom” bằng các cụm từ mới – Xin xem
khung Ghi nhớ của bài này:
GHI NHỚ
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,. . . )
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,. . . )
- Văn bản thuộc văn bản ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận
văn, luận án, công trình nghiên cứu,. . . )
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,. . . )
- Văn bản thuộc ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,. . . )
1. Mức độ phong phú của thực tiễn dụng ngữ cũng như bản thân cách tiếp cận không thực
sự hệ thống của tác giả chương trình và SGK có thể khiến cho GV và HS thậm chí cho đến hết
chương trình ngữ văn vẫn còn “vất vả” với chính thuật ngữ nền tảng “văn bản”. Ta thử chia sẻ cùng
GV và HS vài trường hợp. Ví dụ, ở phần II - Luyện tập bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu
đạt (Ngữ Văn 6 – Tập 1) có bài tập 1. Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?
Các đoạn văn, thơ đó như liệt dẫn phía dưới gồm a) Đoạn chuyện kể dân gian Tấm Cám (không
thấy chú dẫn xuất xứ “văn bản”), b) Đoạn “miêu tả” phong cảnh dưới ánh trăng trích từ Trong cơn
gió lốc của tác giả Khuất Quang Thụy (không chú rõ là truyện ngắn hay tiểu thuyết), c) Đoạn trích
Tài liệu hướng dẫn đội viên (dụng ý làm ví dụ cho phương thức biểu đạt nghị luận), d) Câu ca dao
Trúc xinh trúc mọc đầu đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh (mặc định rằng đó là trữ tình
dân gian và được dẫn với dụng ý làm ví dụ cho phương thức biểu đạt biểu cảm, dù rất có thể sẽ
có HS đọc đi đọc lại câu ca dao mà không thấy ở đây đang biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc ra
sao), d) Trích đoạn từ SGK Địa lí 6 (dụng ý làm ví dụ cho phương thức biểu đạt thuyết minh).
109
Lê Thời Tân và Nguyễn Thị Hải
Vì bài học nhan đề Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt nên giáo viên và học sinh
(GV và HS) đọc đến câu hỏi Các đoạn văn, thơ dưới đây... hoàn toàn có thể nêu băn khoăn – tại
sạo lại là “đoạn” mà lại không là “văn bản”. Giải đáp hay không giải đáp băn khoăn đó là một
việc. Nhưng điều rõ ràng là từ bài tập này ta có thể diễn giải được rằng: Các đoạn văn, thơ thuộc
(một trong các) phương thức biểu đạt này vốn nằm trong hoặc “trùng khít” những văn bản cụ thể
(thiên/bài) đã có. Tức có vấn đề có thể trong thực tế có sự tồn tại của những “văn bản” không
thuộc hẳn được vào phương thức biểu đạt theo cách chia của SGK. Đây là điều khác với trường
hợp VBHC. Một điều ít ai nghĩ tới nhưng rất đáng để ý đó là, SGK không thể dùng cách “trích
đoạn” khi biên soạn bài học về VBHC. Những văn bản hành chính lấy làm mẫu đều là những văn
bản (được hiểu) là có thật và được dẫn nguyên. Đó là điều khác với việc dẫn các văn bản được gọi
theo phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay gọi theo phong cách ngôn ngữ (nghệ
thuật, khoa học, chính luận,...) Có thể nói trên thực tế - “dẫn vào bài học” (giữa SGK) tức cũng là
một cách “tạo lập” nên cái văn bản gọi là các bài học của SGK. Nhân tiện cũng nên thấy một trong
những điểm nổi bật của việc đổi mới Chương trình Ngữ văn bậc trung học là đã phổ biến khái niệm
văn bản (đọc hiểu và tạo lập văn bản). Dễ thấy là SGK đã phổ cập cách dùng từ “văn bản” để gọi
đồng loạt tất thảy các ngôn bản được dẫn vào làm nguồn văn liệu đọc hiểu. Và trong những trường
hợp nhất định không khó thấy SGK đã quá cố ý lệ thuộc vào cách gọi “văn bản”, nhiều chỗ gây
rối lẫn giữa “văn bản”, “trích đoạn/đoạn trích”, “tác phẩm (văn học)”, “bài/thiên...”, “bản...”, “bài
viết”, “bài văn”, “bài (tập) làm văn”,...[6]. Tất cả các tác phẩm văn học (toàn văn hay trích đoạn)
đem vào SGK ở kiểu bài đọc hiểu đều trở thành văn bản giữa SGK Ngữ Văn theo cách nhất định.
Nếu đồng ý với cách nhìn nhận này, đã đến lúc chúng ta cũng nên phân biệt “đọc-hiểu văn bản”
(tác phẩm dẫn vào SGK) với đọc hiểu bản văn-tài liệu bản in nói chung. Chúng tôi tán đồng cách
nói “Đọc-hiểu văn bản” của SGK nhưng cũng cảm thấy việc sử dụng nhất loạt và thường xuyên
từ “văn bản” trong rất nhiều tình huống của SGK không phải khi nào cũng là thích đáng. Tất cả
các trường hợp như trước lúc dẫn trích đoạn có phần tóm tắt mào đầu hay dẫn nguyên cả một thiên
truyện nhưng chỉ muốn tập trung dạy-học một đoạn (in với cỡ chữ phân biệt hai phần trên và dưới
của văn bản tác phẩm) hay chêm đặt các phần (Lược. . . ) hay [. . . ] theo chúng tôi đều là đang tạo
“đường viền văn bản” biểu hiện của công việc “văn bản hóa” của người biên soạn SGK. [7] Đó là
điều khác với việc dẫn một văn bản hành chính (ngay cả trường hợp “người biên soạn” “lược/bỏ
trống” số của văn bản, “thêm” cụm “đã kí” vào trên dòng họ tên-chức vụ của người kí văn bản
(có trường hợp là chủ thể giao tiếp cá nhân và là người viết, có trường hợp là chủ thể giao tiếp đại
diện và không phải tự tay soạn thảo). Nói cách khác, cách dùng thuật ngữ “văn bản” của SGK Ngữ
Văn có thể gây cấn cá trong không ít trường hợp – đặc biệt là trường hợp dẫn dụng tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ nhưng riêng với dụng ngữ hành chính-công vụ, thuật ngữ “văn bản” là hết sức xác
đáng (các lượng từ đi kèm các sản phẩm dụng ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết
định, báo cáo, tường trình,...) như giấy, bản, tờ hiện dùng trong tiếng Việt dường như cũng ít nhiều
cho thấy điều này). Về phía người học, do tính “tính khuôn mẫu” (thể thức hành chính theo mẫu
giấy, bản, tờ...) của VBHC nên khoảng cách giữa “làm văn” và giao tiếp hành dụng VBHC đã có
thể rút ngắn tối đa. Nói cách khác một học sinh trung học có thể thực sự đã có thể tạo lập được
một văn bản hành chính cụ thể nào đó dùng được, trong khi những “bài (làm) văn” miêu tả, tự sự,
thuyết minh, nghị luận của cô/cậu ta thì chỉ để chấm điểm học kì thôi. So với việc làm văn bản
hành chính, sự tạo lập các kiểu văn bản gọi là miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận (với đề bài
cụ thể) dù sao cũng có tính cách “tập làm văn” – tập tạo lập những văn bản ngôn từ không hẳn sẽ
được “tìm thấy” trong thực tiễn dụng ngữ bên ngoài trường.
110
Văn bản hành chính trong chương trình Ngữ văn trung học
3. Kết luận
Như đã nói VBHC được học tập trung lần đầu tiên trong chương trình ở học kì 2 lớp 7 với
bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (Ngữ Văn 7 – Tập 2). Từ đó qua lớp 8, lớp 9 và rồi lớp
12, học sinh được học dần các tiểu loại VBHC được xem là thường gặp trong cuộc sống. Một GV
có chủ ý tìm hiểu sâu hơn về chương trình và có ý thức đọc cả chuỗi bài dưới một định hướng khái
quát hóa sẽ ít nhiều cảm thấy SGK không tránh khỏi cách mô tả “lần hồi” từng loại VBHC cụ thể
qua các năm học, nhiều chỗ sa vào trùng lặp, rời rạc. Xuất phát từ động cơ giúp GV và HS dạy học
tốt hơn về VBHC, bài viết này là một sự cố gắng trình bày việc dạy học VBHC theo ý thức gắn kết
trở lại với vài bài học liên quan (bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Ngữ văn 6, Tập
1 và Văn bản - Ngữ văn 10, Tập 2). Chúng tôi tin rằng, đó cũng là một cách giúp GV và HS nắm
nhanh, nắm vững hơn đặc trưng của VBHC, phân biệt được VBHC với tất cả các kiểu/loại/dạng
thức văn bản dù được định danh dựa theo tiêu chí “phương thức biếu đạt” hay theo “phong cách
ngôn ngữ”, được gọi tên với đủ loại lượng từ - thiên, bài, trích đoạn, đoạn trích hay bản, lời, giấy,
tờ hay tác phẩm hay văn bản,...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 6 – Tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 7 – Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 8 – Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 9 – Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 10 – Tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2012. Ngữ Văn 12 – Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7] Lê Thời Tân, 2016. Xung quanh việc đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” và phần Tri thức đọc-hiểu
văn nhật dụng trong Ngữ Văn 12. Tạp chí Khoa học (Nghiên cứu Giáo dục), Đại học Quốc gia
Hà Nội, tập 32, số 1, tr. 34-40.
[8] Lê Thời Tân, 2014. Xử lí văn bản “Hai Cây Phong” của Ngữ Văn 8 và vài cố gắng đọc-hiểu
tự sự học đối bài này. Kỉ yếu hội thảo khoa học Dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
[9] Lê Thời Tân, 2017. Một cố gắng diễn giải sâu hơn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
trong Ngữ Văn 10. Tạp chí Khoa học (Khoa học Xã hội&Nhân văn), Trường Đại học Sư phạm
TP Hồ Chí Minh, Tập 14, Số 4b, tr. 171-179.
ABSTRACT
“Administrative texts” in Vietnamese high school literature program
1Le Thoi Tan and 2Nguyen Thị Hai
1Faculty of Social Sciences, Hanoi Metropolitan University
2Faculty of Educational, Educational University, Hanoi National University
Administrative texts is first learned in grade 7 literature program. Hence, in grade 8, 9
and 12, students can learn particular kinds of administrative texts which are frequently seen in
daily life. A teacher who has an intention of studying more about the program and read the whole
lesson sequence generally will see that literature textbook can not avoid describing each kind of
administrative texts confusingly through out the years. Henceforth, we would like to illustrate the
way to teach administrative texts in a general view.
Keywords: Administrative texts, teaching, generally, literature textbook.
111

File đính kèm:

  • pdfvan_ban_hanh_chinh_trong_chuong_trinh_ngu_van_trung_hoc.pdf