Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên

Tóm tắt

Từ thập niên 90, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái. Đây

là một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, thể hiện sự nhạy cảm của

nhà văn đối với một vấn nạn mang tính toàn cầu – vấn nạn môi trường. Từ góc nhìn sinh thái, bài viết sẽ

làm rõ tư tưởng sinh thái của Trần Duy Phiên qua bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng là Kiến và người,

Mối và người, Nhện và người. Điều đó biểu hiện ở việc coi trọng trí tuệ của tự nhiên, sức mạnh của tự

nhiên từ những sinh vật nhỏ nhoi nhất; lên án các hành vi tước đoạt tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái

và cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái.

Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên được chuyển tải qua nghệ thuật viết truyện

độc đáo từ nhan đề, nhân vật, không gian cho đến ngôn ngữ, giọng điệu Tất cả tạo nên một sự ám ảnh

rợn người khiến độc giả không thể không có cái nhìn khác đi về thế giới quanh ta.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ục”. Đó là một trong 
những mầm mống của loạn. Vì vậy mà Lão 
Tử chủ trương “vô vi”, phản đối “hữu vi”, 
nhưng ông chỉ phản đối “làm” những gì 
trái với tự nhiên để hướng tới “làm” những 
gì thuận theo tự nhiên. Đạt được điều đó, 
con người mới có trí tuệ cao nhất, bởi vì 
“trí tuệ cao nhất là nhận thức và hành động 
hợp với đạo tự nhiên” [5]. 
Từ triết học Lão Trang, có thể thấy các 
nhân vật trong ba truyện ngắn trên đều 
không có trí tuệ đích thực. Sai lầm nghiêm 
trọng của họ là ở quan niệm “nhân loại 
trung tâm”, là tạo nên mặt trái của văn minh 
từ sự không “tri túc”. Sai lầm đó đã khiến 
“con ngựa chiến” Trần Việt Chiến ngã 
ngựa, khiến người “không chịu thua ai” phải 
tan cửa nát nhà, khiến “bậc kì tài” phải/sẽ 
tiêu tan sự nghiệp. Vì vậy, chỉ có thể thông 
qua việc giải cấu trúc triệt để “chủ nghĩa 
nhân loại trung tâm” mới làm giảm đi sự 
nguy hại đối với tự nhiên và đồng thời cũng 
là sự nguy hại đối với nhân loại. 
Các nhà sinh thái học cho rằng mỗi 
hành vi, phẩm chất, thành quả của con 
người đều phải được xem xét trong mối 
quan hệ với tự nhiên, trong thái độ đối với 
tự nhiên. Như vậy, tự nhiên trở thành thước 
đo giá trị của con người. Từ góc nhìn này, 
có thể trả lời được thắc mắc của các nhân 
9 
vật trong Mối và người về việc vì sao một 
thanh niên hoàn hảo như cậu Bảy mà lại bị 
vợ bỏ. Trong khi vợ của cậu chỉ là “một 
người con gái bình thường, nhan sắc tầm 
tầm”. Theo các nhà sinh thái học, sự áp 
bức của con người đối với tự nhiên bao giờ 
cũng liên quan và đi kèm với sự áp bức của 
con người đối với con người trong xã hội. 
Sinh thái học độ sâu (deep ecology) cho 
rằng nguồn gốc của nguy cơ sinh thái là do 
con người và tự nhiên bị phân làm hai, sinh 
thái học chủ nghĩa nữ quyền (eco – 
feminism) cho rằng thảm họa sinh thái xuất 
phát từ “chủ nghĩa nam giới trung tâm”, 
sinh thái học xã hội (cocial ecology) cho 
rằng nguồn gốc của mọi đổ vỡ của giới tự 
nhiên là do các vấn đề chính trị có liên 
quan đến thể chế của tư bản chủ nghĩa. 
Hiểu được điều nay, ta sẽ hiểu được vì sao 
người con gái “tầm tầm” ấy lại tự nguyện 
chia tay với người chồng “kì tài”. Nguyên 
nhân xã hội của nguy cơ sinh thái, những 
bất ổn trong quan hệ giữa con người với tự 
nhiên, con người với con người trong Mối 
và người, Kiến và người, Nhện và người 
đều có thể giải mã được từ cách hiểu này. 
Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn 
của Trần Duy Phiên được chuyển tải qua 
nghệ thuật tự sự độc đáo từ nhan đề, người 
kể chuyện, không gian cho đến ngôn ngữ, 
giọng điệu Tất cả tạo nên một sự ám ảnh 
rợn người khiến độc giả không thể không 
có cái nhìn khác đi về thế giới quanh ta. 
Cả ba tác phẩm đều có cùng một cấu 
trúc nhan đề theo kiểu “A và B”: kiến và 
người, mối và người, nhện và người. Ngắn 
gọn, đơn giản nhưng các nhan đề đều hàm 
chứa tư duy sinh thái. Về mặt ngữ pháp, 
quan hệ từ “và” có vai trò kết nối hai yếu 
tố đẳng lập. Về mặt ngữ nghĩa ngữ dụng, 
với mục đích nhấn mạnh một yếu tố trong 
giao tiếp, người sử dụng có thể đặt yếu tố 
đó lên trước. “Kiến”, “mối” và “nhện” 
được đặt ngang hàng với “người”. Hơn 
nữa, chúng nằm ở vị trí ưu tiên, trước con 
người. Vậy nên, qua nhan đề, có thể thấy 
thái độ tôn trọng tự nhiên của nhà văn. So 
sánh với Ông già và biển cả của Ernest 
Hemingway – tác phẩm ngợi ca trí tuệ, ý 
chí và sức mạnh của con người, có thể thấy 
sự khác biệt rất lớn. Ông già và biển cả 
(The Old Man and the Sea) cũng có cấu 
trúc ngữ pháp như các truyện của Trần Duy 
Phiên, nhưng “ông già” (The Old Man) 
đứng trước, “biển cả” (the Sea) đứng sau. 
Sắp xếp vị trí như thế không phải nhằm 
mục đích đề cao tự nhiên. 
Kiến và người, Mối và người được kể 
ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong 
của người kể chuyện trải nghiệm. Đó là 
những “cái tôi” thức tỉnh, phản tỉnh sau 
một phen kinh hoàng từ hiểm họa của tự 
nhiên. Hình thức kể này càng làm tăng độ 
xác tín của câu chuyện, tác động mạnh đến 
nhận thức của người đọc về sức mạnh của 
tự nhiên. Nhện và người lại được kể ở ngôi 
thứ ba với hai kiểu điểm nhìn. Đầu truyện, 
người kể chuyện “thượng đế” khẳng định 
và chứng minh chất “ngựa chiến” của Trần 
Việt Chiến từ điểm nhìn bên ngoài, rất 
khách quan. Từ khi Chiến phát hiện ra con 
nhện trở đi, điểm nhìn tự sự được dịch 
chuyển vào bên trong nhân vật. Anh quan 
sát con nhện và chờ đợi nó chết mòn từ sự 
giam hãm của anh. Con nhện vẫn ngày qua 
ngày “an nhiên”, “ngang nhiên tồn tại”, “lì 
lợm sống” và còn“đẻ”. Chiến thì từ “rủa 
thầm”, “thích chí”, “ngứa mắt”, “chờ đợi”, 
“hong hóng”, “nôn nao”, “háo hức”, “hả 
hê”, đến “giật mình”. Điểm nhìn bên trong 
cho thấy từng bước nhận thức và tỉnh ngộ 
của Chiến. “Tính ác” và khí chất ngạo mạn 
trong anh tiêu tan, chỉ còn sự kính sợ tự 
nhiên chiếm ngự. 
10 
Bút pháp đòn bẫy là một “trò chơi” 
độc đáo trong nghệ thuật tự sự của cả ba 
truyện ngắn. Các truyện đều mở đầu bằng 
sự tán dương giá trị của con người. Người 
đọc sẽ chờ đợi những chiến công của họ. 
Nhưng thật bất ngờ, họ thảm bại trước 
những sinh vật nhỏ nhoi nhất. Chúng lật đổ 
giá trị người một cách ngoạn mục theo kiểu 
“châu chấu đá xe”, gây cho người trong 
cuộc nỗi khiếp sợ, thán phục và ám ảnh rất 
lớn. Bút pháp đòn bẫy đã làm nên những 
cuộc tấn phong và hạ bệ đầy trớ trêu và sâu 
cay đối với con người, giá trị người. 
Ngôn ngữ và giọng điệu tự sự cũng là 
những tín hiệu thẩm mỹ đắc dụng trong 
việc chuyển tải tư tưởng sinh thái. Ngôn 
ngữ kể, tả và bình luận của cả ba truyện 
ngắn đều rất đa biến, giàu hình ảnh. Ngôn 
ngữ của Kiến và người rất giàu chất cảm 
giác. Kiến bò lên rần rần, đeo bám, bao 
phủ, châm đốt con người. Kiến hiện diện 
khắp nơi, đặc quánh trong không gian, ken 
dày trong thời gian của quá khứ, hiện tại và 
tương lai. Mối và người gây ấn tượng rùng 
rợn bởi sự miêu tả với những hình ảnh 
ngập ngụa mục bủn do đàn mối tàn phá. 
Ngôn ngữ bình luận của các nhân vật lại 
gợi mở nhiều quan niệm sống, quan niệm 
ứng xử với môi trường tự nhiên. Nhện và 
người hấp dẫn bởi thứ ngôn ngữ kể linh 
hoạt, tươi tắn, hài hước để cuối cùng “lật 
tẩy” những hạn chế, hạn định, hạn tri của 
con người trong thế giới kỳ thú này. 
Trong Kiến và người, Mối và người có 
sự đối thoại giữa các nhân vật tạo nên chất 
đa thanh, đa giọng điệu cho tác phẩm. 
M.Bakhtin từng khẳng định: “Tất cả đều là 
phương tiện, đối thoại là mục đích. Một 
tiếng nói không kết thúc gì hết và không 
giải quyết gì hết. Hai tiếng nói là cái tối 
thiểu của sự sống, cái tối thiểu của tồn tại” 
[1, tr.235]. Nhện và người cũng có đối 
thoại, nhưng là đối thoại trong độc thoại 
của nhân vật chính – “vi đối thoại”. Đối 
thoại của ba tác phẩm không đơn thuần 
dừng ở cấp độ đối đáp mà thực chất là thể 
hiện sự đối lập về lập trường tư tưởng của 
nhân vật. Mỗi lời của họ đều xuất phát từ 
tư tưởng và là sự phát ngôn cho tư tưởng 
của mình. Khi diễn tả tư tưởng nghĩa là đối 
thoại đã đạt đến tầm của những diễn ngôn. 
Vì vậy trên thực chất, đối thoại trong Kiến 
và người, Mối và người, Nhện và người là 
diễn ngôn của tư tưởng sinh thái. Sức lan 
tỏa, sức lay động, sức thuyết phục của các 
tác phẩm có được chính là nhờ diễn ngôn 
mang tầm thời đại, tầm nhân loại này. 
3. Văn chương sinh thái đề cao thế 
giới tự nhiên không phải để phủ định một 
cách triệt để địa vị và tác dụng của con 
người mà chỉ hi vọng hạn chế những dục 
vọng quá lớn của con người cùng những 
suy nghĩ và hành động phi lí, phi nhân của 
họ đối với tự nhiên. Bộ ba truyện ngắn 
Kiến và người, Mối và người, Nhện và 
người của Trần Duy Phiên cũng vậy. Có 
thể thấy ước vọng đó trong tư tưởng sinh 
thái được biểu hiện qua nhiều yếu tố nghệ 
thuật từ đề tài, nhan đề, nội dung đến nghệ 
thuật tự sự của các tác phẩm. 
Với Kiến và người, Mối và người, 
Nhện và người, nhà văn Trần Duy Phiên đã 
mang đến cho người đọc những tác phẩm 
văn chương sinh thái đích thực. Trong bối 
cảnh văn học nước ta gần như đang bàng 
quan trước những tổn thất do thiên tai, 
những hành động tàn phá môi trường mà 
cả dân tộc và nhân loại đang phải đối mặt 
và gánh chịu, những tác phẩm trên của 
Trần Duy Phiên thật cần thiết và có ý 
nghĩa. Chúng đáp ứng được tính tất yếu và 
tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thời đại, 
tâm thức thời đại, thể hiện sự gắn bó thiết 
thực đời sống văn chương với đời sống xã 
11 
hội, phát huy trách nhiệm của nhà văn 
trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn 
các nguy cơ sinh thái. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp 
Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
2. Cheryll Glotfelty, What is ecocriticism?, 
l-library/intro/defining/glotfelty/ 
3. Cheryll Glotfelty & Harold Frommed 
(1996), The Ecocriticism Reader: 
Landmarks in Literary Ecology, Athens: 
The University of Georgia Press. 
4. Đỗ Văn Hiểu (2012), “Phê bình sinh thái – 
khuynh hướng văn học mang tính cách tân”, 
Tạp chí Sông Hương, (số 285, tháng 11/2012). 
5. Lại Quốc Khánh, Quan niệm về “trí tuệ” 
trong triết học Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần 
truy cập tại  
6. Karen Thornber, Ecocriticism (Tài liệu 
thuyết trình tại Viện Văn học, 2011) 
7. Karen Thornber, Những tương lai của phê 
bình sinh thái và văn học (Hải Ngọc dịch), 
8. Trần Duy Phiên (1990), “Kiến và người”, Tạp 
chí Đất Quảng, (số 64, tháng 9-10/1990). 
9. Trần Duy Phiên (1992), “Mối và người”, 
Tạp chí Cửa Việt, (số13, tháng 5/1992). 
10. Trần Duy Phiên (2012), “Nhện và người”, 
Tạp chí Sông Hương, (số 284, tháng 10/2012). 
11. Lão Tử (2012), (Nguyễn Hiến Lê dịch), Đạo 
đức kinh, Nxb Tổng hợp TP. HCM. 
12. Trang Tử (2011), (Nguyễn Hiến Lê dịch), 
Nam hoa kinh, Nxb Văn Hóa - Thông Tin. 
13. 刘文良, 生态批评的后现代特征,  
doc88.com/p876105351337.html 
14. 王诺, 生态批评:发展与渊源,  
cnki.com.cn/Article/CJFDTotalWYYJ20020
3004.htm (文艺研究,2002第3期). 
15. 袁霞, 生态批评:定义, 发展趋向及在中国 
的接受,
aspx?issueID=159&articleID=3117 
Ngày nhận bài: 11/05/2015 Biên tập xong: 15/01/2016 Duyệt đăng: 20/01/2016 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_sinh_thai_trong_truyen_ngan_cua_tran_duy_phien.pdf