Bài giảng Văn học phương Tây

PHẦN I

 VĂN HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

PHẦN II

 VĂN HỌC PHỤC HƯNG

PHẦN III

 VĂN HỌC CỔ ĐIỂN

PHẦN IV

 VĂN HỌC ÁNH SÁNG thế kỷ XVIII

 

ppt95 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Văn học phương Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ácThêm vào đó là nhân tình thế thái đen bạc, người đời ưa chế giễu khi thấy ai làm được việc tốt đẹp. 
 Faust trong phần đầu vở kịch là kiểu nhân vật khổng lồ thoe kiểu hậu sinh củ Promethe (cổ Hi Lap). Tâm trạng phản kháng của Faust lên tới đỉnh cao khi ông bảo quỉ Mephisto “thế giới này, anh cứ mặc sức mà tàn phá nát”. Rồi ông kí giao kèo với Quỉ, muốn tạm thời lợi dụng phép thuật của Quỉ muốn tạm thời lợi dụng phép thuật của Quỉ để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt để đi tìm chân lí và lẽ sống. 
 Bóng dáng xã hội phong kiến sau đó lại hiện lên đậ m nét trong tấn bi kịch Macgret– một trong các sự kiện chính của vở kịch và chiếm 19/25 cảnh của Faust I. Macgret là một hình tượng nhân vật nữ đẹp trong văn học thế giới. 
 Faust II sáng tác vào thời kì cách mạng tư sản đang diễn ra sôi sục ở nhiều nước châu Aâu tiếp sau Cacùh mạng tư sản Pháp 1789. Nhà thơ có dịp đưa vào tác phẩm cái hình ảnh toà lâu đài phong kiến đang tan rã và có nguy cơ bị ngọn lửa cách mạng thiêu cháy. Trong màn khiêu vũ hoá trang (hồi I), đám cháy tượng trưng cho Cách mạng. 
 Faust cũng ít nhiều phản ánh sinh động quá trình làm giàu chất dầy tội lỗi của chủ nghĩa tư bản. Ngay cả nhân vật chính Faust căn bản là người tốt, mang trong mình khí thế của giai cấp tư sản đứng lên chống phong kiến nhưng có quỉ đằng sau nên cũng bị kích thích lộ ra mặt trái của ông. 
1.3. Faust và triết lí hành động 
 Nhà khoa học Faust và Quỉ Mephisto đi cùng nhau suốt chặng đường dài, cùng chung một giao kèo nhưng khác nhau cái đich tới. Faust mong tìm ra lẽ sống ở đời, quỉ muốn chiếm linh hồn Faust. Quỉ luôn luon tin tưởng ở thắng lợi vì hắn nhận định rằng con người là tầm thường, dễ dàng thoả mãn với dục vọng thấp hèn. 
 Quỉ dẫn Faust tới quán rượu Auơbach nhằm quyến rũ Faust bằng con đường ăn chơi nhậu nhẹt. Để dựng cảnh này, nhà thơ đã tái hiện những cảnh mắt thấy tai nghe trong cuộc sống ăn chơi sa đoạ của sinh viên Laixich. Thực tế là đã không có không ít thanh niên sinh viên đã tiêu ma sự nghiệp trong những nơi như thế. Nhưng Quỉ đã đánh giá lầm Faust. Cái bả tầm thường ấy không lung lạc được ông. Ông chỉ ngắm nhìn dửng dưng và bảo Mephisto dời đi chỗ khác. 
 Thất bại keo đầu, Mephisto chuyển sang dùng bả sắc dục. Trước hết phải làm cho Faust trẻ lại trong lò luyện đan của mụ phù thuỷ rồi sau đó mới đẩy Faust đến chỗ cô gái đẹp Macgret. Có thể nói Macgret là lời cám dỗ đầu tiên đối với Faust. Ông khát khao cô gái và doạ sẽ từ bỏ Quỉ nếu y không giúp ông đón Macgret ngả vào cánh tay mình tối hôm đó 
 Thất bại lần thứ hai, Quỉ lại dùng bả vinh hoa, dẫn Faust vào triều dình gặp vua. Nhưng danh vọng, địa vị, tiền bạc chưa có tác dụng gì đối với Faust và sự xuất hiện của mỹ nhân Helene năm ngoài dự kiến. Mephisto bị động, phải lẽo đẽo đi theo Faust xuống âm phủ tìm người mĩ nữ Hy lạp cổ đại. 
 Những chuỵên ăn chơi sắc dục và vinh hoa đã chứng tỏ không phải là lẽ sống của nhà khoa học Faust trong khi những thứ đó đã là những cám dỗ phổ biến chôn vùi sự nghiệp bao người trên thế gian này. 
Mối quan hệ Faust-Macgret-Helene có ý nghĩa phức tạp hơn. 
 Sau khi thoát khỏi cạm bẫy sắc dục, Faust đến với Macgret là xây dựng một tình yêu chân chính, là đến với cuộc sống bình thường của con người. Tuy vậy Faust vẫn còn băn khoăn day dứt. Ông nghĩ về khuôn khổ chật hẹp trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Tình yêu bé nhỏ ấy đã phải là lẽ sống cao nhất của đời ông chưa ? hay nó sẽ níu áo ông – nhà khoa học trên con đường vươn tới những khát vọng cao cả ? Tình yêu của Macgret đem tới cho Faust cả niềm hạnh phúc cả nỗi đau đớn. Hai linh hồn tranh chấp trong con người ông như có lần ông đã tự thú. Chắc hẳn Faust sẽ không thoả mãn với hạnh phúc êm đềm, phẳng lặng trong tình yêu của Macgret và bi kịch Macgret không bao giờ tránh khỏi. 
 Trái với truyền thuyết, trong bi kịch Faust sự kiện Helene không phải do âm mưu của Quỉ nhưng nàng vẫn là một thử thách thực sự đối với Faust. Helene tượng trưng cho Cái Đẹp và Nghệ Thuật. Tin rằng nghệ thuật là cao quí nhưng nhà thơ đã phải tự đặt ra câu hỏi – hiến mình cho Nghệ Thuật có phải là lẽ sống cao nhất hay chưa ?! Bản thân nhà thơ Goethe suốt đời tận tuỵ với sự nghiệp sáng tác, đã từng rời bỏ triều đình Vaima, sang Italia nghiên cứu nghệ thuật cổ đại Hy – La. Nhà thơ đã xây dựng hình tượng chú bé Euphorion – nhân vật mang dòng máu của cha (Faust) có ý chí và hoài bão lớn lao, muốn bay nhảy chứ không chịu bò lết, muốn xông vào nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu. 
 Bao nhiêu mưu ma chước quỉ của Mephisto đều không làm cho Faust sa ngã Faust. Quỉ thất vọng, tưởng chừng không còn lạc thú nào ở trần gian có thể khiến Faust ham muốn thì ông nói với Quỉ “hành động là tất cả, danh vọng không nghĩa lí gì”. Faust đã tìm thấy lạc thú và lẽ sống: sự nghiệp khai khẩn đất hoang, hành động thực tiễn vì lợi ích của mọi người. 
 Thực ra không phải đến lúc này Faust mới nhận thức được điuề đó. Ngay từ đầu tác phẩm, khán giả đã nhận thấy nhân vật này gần gũi và yêu mến nhân dân. Trong buổi đi chơi ra cổng thành, ông cảm thấy sung sướng được tiếp xúc với nhân dân lao động, thoát khỏi thấy độ cau có, khó chịu của trợ lí Vacne. Đến lúc quay về phòng, ngồi dịc Kinh Thánh (tiếng Latinh) ra tiếng Đức, Faust loay hoay mãi với câu đầu tiên :” khởi thuỷ là Lời” (In intio erat verbum). Ông không thể tán đồng quan điểm đề cao Lời nói (lời Thượng đế phán truyền). Đắn đo cân nhắc mãi xem có nên dịch “khởi thuỷ là tư tưởng”, “khởi thuỷ là sức mạnh” hay không, cuối cùng nhà khoa học hạ bút viết: “Khởi thuỷ là hành động”. Ngay từ đầu ông đã thoáng thấy hình dáng chân lí. Quá trình làm bạn với Quỉ Mephisto là quá trình kiểm nghiệm chân lí. Cuối cùng nhà thơ đã giác ngộ hoàn toàn : đọc thiên kinh vạn quyển như ông mà không hướng tới một hành động vì nhân dân thì vốn kiến thức ấy chỉ là mớ lí tưởng suông, xám xịt, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi “. 
 Nhân vật Vacne là kiểu học giả tương phản với tính cách Faust. Y thích ứng với hoàn cảnh xã hội phong kiến, thoả mãn với cuộc sống chật hẹp, với lối học sách vở, tầm chương trích cú. 
 Triết lí hành động là một trong tư tưởng sâu sắc nhất của kịch Faust. Tuy nhiên ở đây cũng thể hiện phần nào những hạn chế của Goethe. Trong phần một, Faust có khát vọng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ bao nhiêu thì sang phần II tư tưởng của ông trở nên hoà hoãn bấy nhiêu. Màn độc thoại của nhân vật chính mở đầu “ Faust II”, nhà thơ lại để cho nhân vật nói lên những hạn chế, nhược điểm của nhân loại. Hành động thực tiễn là đúng, nhưng trong hoàn cảnh nước Đức phong kiến chưa hoàn thành Cách mạng tư sản mà đưa ra hình ảnh “khai mương đắp đập” có hợp lí không ? Tất nhiên không nên hiểu đắp đập khai mương theo nghĩa đen cũng như không cần phải băn khoăn vì sao nhà thơ lại dịch “khởi thuỷ là Lời” biến thành “ khởi thuỷ là hành động”. 
4. Faust và chủ nghĩa nhân đạo 
 Cách tổ chức sự kiện và tình tiết trong kịch Faust là một trong những biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ. Đó là tình trạng Faust mắc vào một mâu thuẫn khó giải quyết giữa tình yêu và lí tưởng của chính mình. Faust có ý chí vươn lên mãnh liệt nhưng ông cũng yêu Macgret với tất cả tâm hồn mình. Nếu Faust đắm mình trọn vẹn trong tình yêu nhỏ bé này thì ông là người tầm thường. Nhưng nếu ông lạnh lùng dứt áo ra đi (coi tình yêu nhẹ như lông hồng) để tiếp tục sự nghiệp thì ông cũng là một kiểu người tầm thường khác, thậm chí còn là kẻ nhẫn tâm nữa. 
 Dưới ngòi bút của Goethe, Faust cố sức tìm cách cứu Macgret ra khỏi nhà ngục, chỉ thất vọng khi chính cô không chịu ra. Giải quyết như thế vừa tăng cường âm hưởng chống phong kiến, vừa mở đường cho Faust tiếp tục cuộc hành trình để tìm lẽ sống mà Faust vẫn là một con người thuỷ chung nhất mực, giàu lòng nhân đạo. 
 Tinh thần nhân đạo cao cả của Goethe chủ yếu toát lên từ chủ đề vở kịch, qua mối quan hệ giữa Faust và Mephisto. Mephisto là con quỉ hư vô chủ nghĩa tuyệt đối. Hắn tự giới thiệu bản chất của hắn là loại “ yêu ma luôn luôn phủ nhận “, là “tội lỗi”, là “phá huỷ”, tóm lại là cái Aùc. Do đó hắn có hai mặt. Một mặt hắn tung ra những ý kiến sâu sắc vạch trần các ung nhọt của xã hội phong kiến và xã hội tư bản. Những lúc ấy, khán giả đồng tình với hắn. Mặt khác, hắn lại không tin vào bất cứ cái gì tốt đẹp trên đời. Hắn phỉ báng con người trước mặt Đức Chúa Trời. 
 Mephistophen và Faust là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm là cùng phủ nhận cái trật tự xã hội trước mắt . Chính từ đấy xuất hiện tình huống kịch : Faust kí giao kèo với Mephisto. Cả hai đều tin mình sẽ thắng. Quỉ tin chắc có thể dễ dàng làm cho Faust hài lòng thoả mãn. Còn Faust tin ở ý chí vươn lên của ông sẽ không bao giờ tàn lụi. 
 Trong vở kịch này, các hình tượng Chúa, quỉ, thiên thần và những chi tiết thiên đường, địa ngục, tiếng chuông nhà thờ, ngày lễ Phục Sinhchỉ là những biểu tượng nghệ thuật chứ không phải mang ý nghĩa tôn giáo. Goethe cũng như Faust vốn chẳng tin gì ma quỉ thánh thần, “việc cõi bên kia ta ít cần chú ý”. Căn bản Goethe là một nhà duy vật. Engels nhận xét rất thú vị “Goethe không muốn dính dáng gì tới Thượng đế cả ; tiếng đó làm cho ông khó chịu, Goethe sở dĩ vĩ đại là do lòng nhân đạo ấy” 
 Xét về một phương diện triết học, Faust và Mephisto là hai mặt của một vấn đề. Mephisto gợi lên cho ta nững yếu tố tiêu cực, lầm lạc, trì trệ của con người, còn Faust tiêu biểu cho những yếu tố tích cực, tiến bộ. Faust kí giao kèo với Mephisto tức là con người tự thách thức với bản thân mình. Cuộc đấu tranh diễn ra dai dẳng, quyết liệt. 
Sống là vươn lên không ngừng; dừng lại có nghĩa là chết. Con người vươn lên bằng cách không ngừng khắc phục những mặt tiuê cực, trì trệ, ngưng đọng.Vì thế “quỉ Mephisto “xét về ý nghĩa nào đó lại cần thiết cho con người, “do Chúa ban cho con người”. (Ý nói: chính Chúa tạo điều kiện cho Mephisto đến thử thách con người), để nó kích thích, hoành hành, gây sự. Bởi nếu thiếu nó thì con người không biết khắc phục cái gì và cuộc sống sẽ dừng lại. 
Faust là một bi kịch nhưng lại đậm đà hương vị lạc quan. 
Ở Đức, cùng lúc với Goethe còn có Lessing, Clinge cũng viết đề tài Faust. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoc_phuong_tay.ppt