Trí óc, trái tim khí phách (Phần 1)
Đã từng có 12 năm làm lãnh đạo tại tập đoàn FPT (từ 1995 đến
2007), đã có may mắn tiếp xúc với rất nhiều nhà lãnh đạo nổi
tiếng trên thế giới cũng như những doanh nhân thành đạt, lại
là cố vấn cho nhiều doanh nghiệp và thường đi giảng về kỹ
năng lãnh đạo (leadership) và quản trị kinh doanh, tôi đọc khá nhiều
sách bằng đủ các thứ tiếng. Có những cuốn sách tôi đọc một lần và
tóm ngay một hay vài ý chính. Có những cuốn tôi phải đọc nhiều lần,
vì mỗi lần đọc lại tôi có thêm các ý mới. Và tôi mang các ý này áp
dụng vào những doanh nghiệp mà mình đang điều hành hay làm cố
vấn. Trí óc, trái tim và khí phách (Head Heart, and Guts) là một
trong những cuốn sách như vậy.
Ngay tên của cuốn sách cũng đã đủ nói lên những gì các tác giả
muốn truyền tải và những gì người đọc cuốn sách muốn tìm kiếm.
Đúng như bạn đang nghĩ, cuốn sách cung cấp cho bạn những gì các
nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất cần và
thiếu. Bạn đọc cuốn sách và sẽ học được những tinh túy của Coca
Cola, Ngân hàng Mỹ, Nike Novatis, Mitsubishi, Washington Mutual,
Del, Citigroup, Unilever và Time Warner, Việc duy nhất của bạn là
ỨNG DỤNG!
thách thức mô hình kinh doanh hiện tại hoặc phát triển một cách tiếp cận mới trong việc bán hàng, tiếp thị hoặc khảo sát sẽ kích thích nhu cầu đánh giá một quan điểm của bạn. Một thách thức về nhận thức hay một nguy cơ cũng có thể nhắc nhở bạn quay trở lại và tự hỏi mình những câu hỏi khó về việc một sự kiện cụ thể có ảnh hưởng như thế nào đến ý kiến của bạn về trường hợp này. Cho dù thử thách có là gì, nó cũng kéo bạn ra khỏi lối tư duy thông thường và đòi hỏi bạn phải phù hợp với một quan điểm cá nhân lớn hơn. Bước 2: Khảo sát thông tin ở bên ngoài công ty Bước 2 là khảo sát những nguồn thông tin ở bên ngoài công ty, có liên quan đến thách thức. Nói cách khác, đọc và hấp thu thông tin. Khi bạn bắt đầu hình thành quan điểm của mình, bạn phải lọc nó qua các nguồn thông tin và ý tưởng bên ngoài (nghĩa là bên ngoài bản thân bạn). Sách, báo, các trang web có thể giúp hình thành một quan điểm dựa vào việc thu thập thông tin. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã phát triển một thói quen xấu bằng cách chỉ đọc các tài liệu như tạp chí và báo xuất bản định kỳ, mà họ hoàn toàn có cùng quan điểm với họ. Hãy buộc mình phải đọc nhiều hơn hàng tấn dữ liệu có sẵn ngày nay để thách thức những thành kiến và giả định của bản thân. Bước 3: Hội tụ nhiều ý tưởng thành một quan điểm Sau khi chọn lọc rất nhiều ý tưởng khác nhau, bước tiếp theo là tự hỏi bản thân: “Mình tin vào cái gì?” và “Tại sao mình tin là nó đúng?” Bước này khiến bạn hợp nhất những điều mà bạn cho là đúng và giúp bạn tập trung vào quan điểm của mình để có được một cách thức rõ ràng và súc tích nhằm nhìn nhận một vấn đề qua những giá trị và quan điểm của riêng bạn. Bước 4: Kiểm tra ý tưởng với người khác Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận với người khác về cách bạn nhìn nhận trong vấn đề kinh doanh. Cho phép những người bạn tôn trọng, đặc biệt là các thuộc cấp trực tiếp, lắng nghe và thách thức triết lý của bạn về doanh nghiệp, đường lối, sự cạnh tranh, giá trị và chiến lược. Họ đã hưởng ứng như thế nào? Họ có được truyền cảm hứng và hoàn toàn đồng ý với những gợi ý của bạn? Họ có tranh luận với bạn trong một số điểm nhất định? Điểm quan trọng là có được cuộc đối thoại thực sự và tiến hành nối kết những gì bạn tin. Trong rất nhiều chương trình phát triển lãnh đạo đã thực hiện, chúng tôi dành cả một phần để các nhà lãnh đạo luyện tập xây dựng, kết nối và trình bày quan điểm của mình trong kinh doanh, sau đó thu thập phản hồi từ những người trong nhóm. Bước 5: Định hình lại quan điểm của bạn Định hình lại quan điểm của bạn và sau đó chấp nhận một vài rủi ro với nó. Dựa vào phản hồi và các cuộcđối thoại, bạncó thể cần phải sửa đổi quan điểm của mình. Khi bạn đã sửa đổi nó, bạn sẵn sàng sử dụng. Hãy để nó dẫn đường cho bạn trong một số vấn đề kinh doanh quan trọng. Hiển nhiên là bạn phải đánh giá về thời điểm và về các vấn đề để chấp nhận rủi ro đó, nhưng đó phải là ở nơi mà cả bạn và tổ chức của bạn đều đứng về phía lợi ích của đa số. Tất cả các công ty đều cần các nhà lãnh đạo có thể hành động dựa trên nền tảng của niềm tin vững chắc, và đây là cơ hội cho bạn để trở thành nhà lãnh đạo như thế. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn đã thách thức bản thân để khiến quan điểm của mình được thừa nhận. Đừng để nó trở nên giáo điều. Hãy cởi mở với việc sửa đổi những hoàn cảnh luôn đổi thay và trong cái nhìn ngày càng trưởng thành của riêng bạn về thế giới quanh mình. Công ty nên làm tất cả những gì có thể để khuyên các nhà lãnh đạo sử dụng năm bước này. Nó có thể đồng nghĩa với tất cả mọi thứ, từ việc tạo một môi trường thuận lợi đến việc phát triển một quan điểm (đặc biệt là Bước 5), cung cấp sự huấn luyện và các hội thảo để việc thực hiện năm bước này trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như, khi huấn luyện lãnh đạo cao cấp với mục tiêu này trong đầu, chúng tôi đã hỏi những câu hỏi sau: Điều gì đang xảy ra trên thế giới khi bàn về các xu hướng kinh tế, kỹ thuật hay kinh doanh cụ thể? Bạn đang đặc biệt chú ý đến điều gì và tại sao lại thế? Điều đó có ý nghĩa như thế nào với bạn, với nhóm của bạn và với tổ chức của bạn? Chúng tôi cũng yêu cầu họ tự đặt bản thân mình trong hoàn cảnh sau: Hãy tưởng tượng tôi đang tập hợp 10 người biết về bạn nhiều nhất trong công ty. Nếu chúng tôi hỏi họ bạn có ý nghĩa như thế nào với tư cách là một nhà lãnh đạo, họ sẽ nói gì? Liệu họ có khả năng trả lời rõ ràng câu hỏi này không? Liệu họ có những câu trả lời khác nhau không? Họ tin tưởng như thế nào vào quan điểm của bạn? Liệu họ có được thúc đẩy bởi quan điểm đó và sự nhiệt tình cùng sự tận tâm bạn dành cho nó hay không? Ngoài ra, chúng tôi còn huấn luyện mọi người cách kết hợp kể chuyện vào cách họ thể hiện quan điểm của mình. Thường thì, các nhà lãnh đạo thể hiện quan điểm của họ qua thực tế và số liệu hoặc qua việc kết nối một cách khô khan các ý tưởng. Để hiệu quả, quan điểm nên được thể hiện một cách hấp dẫn. Mọi người thường phản ứng mạnh mẽ với những quan điểm được chuyển tải có mục đích rõ ràng với niềm đam mê, và những câu chuyện là công cụ để gợi phản ứng này. Roger Schank, tác giả của Virtual Learning, một trong số những tài liệu đáng tin cậy nhất về cách mọi người học, và ông tin vào việc những câu chuyện là công cụ giảng dạy có tác dụng tích cực hơn những bài giảng rất nhiều. Những yếu tố cảm xúc của họ kết hợp với chất kịch trong câu chuyện, là cho bài giảng trở nên rất khó quên. Dan Vasella, chủ tịch của Novartis, truyền đạt quan điểm mạnh mẽ của mình qua việc kể chuyện. Chiến lược trung tâm của Novartis là phát triển thành công một loại thuốc chống ung thư, và khi ông thiết kế một tình huống kinh doanh hấp dẫn cho mục tiêu này, ông cũng tỏ ra rất chuyên nghiệp với việc chia sẻ quan điểm của mình, vừa theo quy luật tự nhiên vừa giống như một người vừa mất chị gái do bị ung thư. Câu chuyện ông kể hết sức xúc động và chúng chứng minh được niềm tin chắc chắn của ông rằng đó là một đường lối đúng đắn của Novartis nhưng đó cũng là nhiệm vụ đóng góp ý nghĩa của mọi người trong công ty. Không ai mất đến một giây để nghi ngờ rằng đây là người giám đốc điều hành mà họ tin tưởng vào những gì ông làm, và sau khi lắng nghe ông, tất cả mọi người đều muốn tham gia. Một vùng hoạt động khác mà chúng tôi nhấn mạnh khi giúp mọi người phát triển quan điểm là sự phản xạ. Nhà lãnh đạo thành công thường dành một khoảng thời gian đầy khó khăn để nghĩ về niềm tin của họ. Họ luôn bận rộn và luôn bị khóa chặt vào lịch trình của mình đến mức không có đủ thời gian để tự hỏi lại mình những câu hỏi khó trong tâm trí/họ không thể lùi lại một chút mà ngó qua những câu hỏi hóc búa sau: Tôi có nghĩ rằng cách mà chúng tôi đang hoạt động đúng trên quan điểm kết quả và sai trên quan điểm đạo đức hay con người? Cách làm truyền thống của chúng tôi có đồng bộ với sự phát triển trên thị trường, bao gồm công nghệ mới và mô hình kinh doanh rõ ràng là hiệu quả hơn? Tôi có cảm thấy thoải mái khi làm việc trong nền văn hóa này không, có cho rằng nó chuẩn mực và giá trị không? Việc tôi đồng ý với ông chủ của mình trong cuộc họp là do tôi thực sự tin tưởng vào những ý tưởng của ông ấy hay do ông ấy là ông chủ của tôi? Tôi đang giữ lại các gợi ý và ra quyết định dựa trên những gì tôi biết sẽ được phê duyệt hay bởi tôi tin rằng đó đúng là những việc phải làm? Tôi đang thực sự dành thời gian và năng lượng cho những hoạt động mà tôi tin rằng sẽ phát triển công ty và cho kết quả, hay chỉ là để thỏa mãn mong muốn của người khác về những việc tôi nên làm khi đứng ở vị trí này? Tôi sẽ làm gì nếu đây là công ty của tôi? Rất nhiều lần, những câu hỏi này không thể trả lời trong vòng vài giây. Chúng đòi hỏi một quãng thời gian để suy nghĩ không bị gián đoạn. Trên thực tế, chúng có thể yêu cầu một chuỗi phản xạ theo quy trình ngày, tuần hay tháng. Người lãnh đạo bằng lòng với bản thân trong thời gian này là người có vẻ như xây dựng và thể hiện được một quan điểm mạnh mẽ. Cuối cùng, tổ chức phải nhận thức được rằng con người thường xây dựng quan điểm theo hai cách. Phần lớn các nhà lãnh đạo ngày nay đều rất quen thuộc với chỉ số Myers-Briggs, một trong số những bài trắc nghiệm nhân cách được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Trong hệ thống các kiểu hình MBTI, có hai cách chiếm ưu thế được sử dụng để xử lý thông tin và ra quyết định. Mọi người có xu hướng thuộc kiểu T (những người thường dùng phép phân tích và dựa trên lý trí) hoặc kiểu F (những người sử dụng giá trị và lòng tin của mình). Kiểu T hình thành một quan điểm thông qua việc phân tích và thảo luận; họ bị ép buộc phải kiểm tra, tranh luận, và bảo vệ ý tưởng của mình, rồi qua tất cả các hành động đó, dẫn đến một kết luận về cái gì là quan trọng đối với họ. Mặt khác, kiểu F áp dụng niềm tin của mình trong từng tình huống cụ thể và quan sát ảnh hưởng lên người khác - lên đồng nghiệp, thuộc cấp trực tiếp, khách hàng, v.v... Khi họ thấy rằng một kế hoạch hay chương trình đem lại sự hỗ trợ và sự phấn khởi giữa mọi người, họ sẽ sử dụng nhận thức nhiều hơn và tìm ra cái gì đã tạo nên một lượng người ủng hộ mạnh mẽ đến thế. Vấn đề là người kiểu T có rất ít ảnh hưởng bởi người kiểu T nghĩ rằng quan điểm của họ quá lạnh lùng và tàn nhẫn, thiếu sự quan tâm đến các vấn đề con người. Người kiểu F cũng gặp vấn đề tương tự bởi họ không thể giải thích một cách rõ ràng và logic với người kiểu T lý do tại sao quan điểm của họ lại có ý nghĩa. Bởi vậy, tổ chức phải khuyến khích sự phát triển của nhà lãnh đạo toàn diện, người có thể giải thích quan điểm của mình một cách lô gic và vẫn quan tâm đến vấn đề con người. Hoặc theo một cách khác, công ty cần những nhà lãnh đạo không những có thể đưa ra những lập luận đanh thép về quan điểm của mình mà còn có thể truyền đạt nó với niềm đam mê hùng hồn của một luật sư, người hoàn toàn tin tưởng vào sự vô tội của khách hàng. ♦ ♦ ♦ Chương 7 bắt đầu “Phần ba: Lãnh đạo bằng trái tim” - đó là cách chúng ta dùng cảm giác và những tình cảm của mình trong các quyết định kinh doanh - xét về mặt lợi nhuận.
File đính kèm:
- tri_oc_trai_tim_khi_phach_phan_1.pdf