Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo (Phần 1)

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách mà bạn cầm trên tay là bản dịch tiếng Việt của tác phẩm lừng danh On

becoming a leader của Warren Bennis, mà chúng tôi tạm đặt tên tiếng Việt là Trên bước

đường trở thành nhà lãnh đạo.

Warren Bennis là giáo sư danh tiếng của Trường Quản trị thuộc Đại học Nam

California và là nhà tư vấn cho nhiều công ty đa quốc gia và chính phủ trên khắp thế giới.

Ông cũng là thành viên của Ban Cố vấn của Trung tâm Lãnh đạo Quần chúng thuộc

Trường Kenedy tại Đại học Harvard.

Trong nhiều năm, W.Bennies luôn tranh luận một cách thuyết phục rằng lãnh đạo

không phải do bẩm sinh mà có mà do đào tạo mà thành. Với vô số độc giả, quyển Trên

bước đường trở thành nhà lãnh đạo đã đem đến một kho tàng minh triết, những kết luận

sâu sắc về các phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo, những điển hình về những nhà lãnh đạo

đã thành công với các phẩm chất ấy và các chiến lược có thể áp dụng để đạt được chúng.

Quyển sách này từ lâu đã được xem là một tác phẩm kinh điển về đề tài mà nó nói đến:

lãnh đạo và làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo đúng nghĩa.

Trong một thế giới với rất nhiều hỗn độn và sự thiếu chắc chắn như hiện nay, lãnh đạo

là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Từ gia đình

đến xã hội, từ kinh doanh đến giáo dục, ở qui mô của các công ty vừa và nhỏ hay các

tập đoàn lớn , không ở đâu có thể thiếu vắng vai trò của lãnh đạo, hàm ý bao gồm các

nhà lãnh đạo và hành vi lãnh đạo của họ. Có thể là cực đoan, nhưng chúng tôi ủng hộ phát

biểu cho rằng nếu thiếu sự lãnh đạo thì sẽ không có gì xảy ra cả.

Vẫn biết việc chuyển ngữ một tác phẩm lớn của một học giả được coi là bậc thầy về

ngôn ngữ là một việc khó, nhưng với mong muốn cống hiến cho độc giả một phương cách

để tiếp cận với những thông tin thực sự bổ ích và đáng suy ngẫm của tác phẩm này, chúng

tôi vẫn quyết tâm đương đầu. Với tinh thần đó, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác

phẩm này cùng bạn đọc.

Chúng tôi chân thành cám ơn các bạn Lương Quỳnh Mai, NB.Tú, LMH.Giao, NĐ.Ân

và PTH.Ân đã góp phần hoàn thành bản dịch này.

Chúng tôi cũng mong đọc giả lượng thứ, do chưa có đủ thời gian nên chúng tôi chưa

chuẩn bị kịp các ghi chú cần thiết cho rất nhiều chi tiết trong quyển sách này. Mặc dù vậy,

ở những chỗ rất cần thiết, chúng tôi cũng có vài ghi chú ngắn (ND) để giúp độc giả dễ đọc

hơn.

Chúng tôi mong nhận được sự góp ý, phê bình của quí độc giả về quyển sách này để

lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Mọi thông tin xin gửi về:

Chân thành cám ơn và chúc quí độc giả thành công.

pdf70 trang | Chuyên mục: Khoa Học Thư Viện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
may,	nhưng	họ	khoác
cho	nó	một	sự	mô	tả	đặc	biệt	–	một	châm	ngôn	của	Vince	Lombardi:	‘May	mắn	là	một	sự
kết	hợp	giữa	chuẩn	bị	và	cơ	hội’.	Jim	Burke,	người	đã	tự	xem	mình	như	là	một	người	hành
động	theo	trực	giác	và	bản	năng	với	lý	luận	làm	cơ	sở,	đã	phát	biểu	về	vị	trí	lãnh	đạo	như
sau:	“Nhiều	may	mắn	đã	đem	người	ta	đến	vị	trí	này.	Nhiều	việc	xảy	đến	trong	cuộc	đời
tôi	 là	 một	 sự	 tình	 cờ.	 Bạn	 sẽ	 chẳng	 ở	 đây	 nói	 chuyện	 với	 tôi	 nếu	 như	 không	 phải	 vì
Tylenol.	Tôi	ngẫu	nhiên	đã	chuẩn	bị	rất	kỹ	cho	vấn	đề	ấy	–	mặc	dù	chỉ	là	tình	cờ.”
Ủy	viên	công	tố	của	Boston,	Jamie	Raskin,	cũng	bàn	về	vận	may	và	sự	chuẩn	bị.	“Lời
khuyên	chung	của	tôi	dành	cho	mọi	người	về	khả	năng	lãnh	đạo	là	phải	 tìm	ra	cái	gì	 là
đúng	nhất	trong	con	người	bạn	và	kiên	trì	bám	vào	cái	đó.	Nhưng	tôi	thật	sự	tin	vào	vai	trò
của	vận	may	trong	công	việc	kinh	doanh	của	con	người.	Machiavelli	nói	rằng	may	mắn
ủng	hộ	người	gan	 lì.	Tôi	cho	rằng	một	cái	đầu	được	chuẩn	bị	 thì	về	căn	bản	giống	như
người	gan	lì,	và	vận	may	ở	trong	đó.	Napoleon	nói	rằng	trong	những	tài	năng	mà	các	viên
trung	úy	của	ông	có	thì	ông	quý	nhất	là	sự	may	mắn.	Vận	may	sẽ	tiếp	tục	chen	vào	bất	kỳ
lúc	nào	trong	cuộc	đời	bạn.”
Sydney	Pollack	đã	cho	rằng	khả	năng	lãnh	đạo	bằng	bán	cầu	não	phải	là	tốt	nhất,	khi
ông	nói	rằng	nó	phát	xuất	từ	một	dạng	nào	đó	của	sự	liên	tưởng	tự	do	có	kiểm	soát.	Mọi
nghệ	thuật	đều	xuất	phát	từ	đó.
Chúng	ta	nói	đến	sự	mơ	mộng,	chúng	ta	nói	đến	cảm	hứng,	nhưng	một	cách	khoa	học
thì	nó	được	gọi	là	sự	liên	tưởng	tự	do.	Đó	là	khả	năng	có	thể	đạt	tới	được.	Đó	là	nơi	mà
bạn	tìm	thấy	những	ý	tưởng.	Và	rồi	đó	là	khả	năng	tin	vào	những	ý	tưởng	đó	một	khi	mà
bạn	có	chúng	dẫu	cho	chúng	có	phá	vỡ	những	quy	tắc	nào	đó.	Đó	còn	là	sự	quả	quyết	và
lòng	can	đảm	để	thực	hiện	những	ý	tưởng	khi	mà	bạn	đã	tìm	ra	và	tin	vào	chúng.	Sau	đó
thì	bạn	không	còn	e	sợ	bị	thất	bại	nữa.	Nếu	không	phải	như	vậy	thì	chuyện	chỉ	đơn	thuần
là	một	sự	mô	phỏng.	Bạn	đến	trường	dạy	làm	lãnh	đạo	và	cố	gắng	đưa	giọng	lên	cao	như
giọng	ông	chủ	ở	đó,	trang	trí	văn	phòng	bạn	giống	phòng	ông	chủ.	Nhưng	đấy	không	phải
là	khả	năng	 lãnh	đạo	 thực	sự.	Khả	năng	 lãnh	đạo	 thật	 sự	có	 thể	 liên	quan	đến	việc	bạn
nhận	ra	sự	độc	nhất	của	chính	bạn	hơn	là	việc	đồng	dạng	hóa	bạn	với	ai	đó.”
Pollack	đã	kể	cho	tôi	nghe	một	câu	chuyện	minh	họa	tuyệt	vời	cho	sự	“thôi	thúc	thần
thánh”	của	khả	năng	lãnh	đạo.	“Nhiều	năm	trước,	 tôi	đã	làm	một	cuốn	phim	với	Barbra
Streisand	và	Robert	Redford.	Phim	có	tựa	đề	Con	đường	chúng	ta	đi.	Streisand	đóng	vai
một	nhân	vật	khao	khát	trở	thành	văn	sĩ,	viết	lách	cật	lực	nhưng	không	có	chuyện	gì	suôn
sẻ	đến	với	cô	ta.	Redford	thì	vào	vai	một	người	luôn	gặp	thuận	lợi.	Giống	như	số	phận	một
hoàng	tử,	tình	cờ	cậu	ta	được	phú	cho	tài	năng	mặc	dù	cậu	ta	không	hề	có	nguyện	vọng
đặc	biệt	muốn	trở	thành	văn	sĩ.	Trong	khi	đó,	nhân	vật	của	cô	Streisand	đã	nỗ	lực	trong
lớp	học	viết	văn	để	hoàn	thành	một	bài	viết	rất	quan	trọng,	một	câu	chuyện	ngắn.	Rồi	thì
vị	giáo	sư	đã	lựa	chọn	và	cho	lớp	đọc	câu	chuyện	do	Redford	sáng	tác.	Việc	ấy	đã	làm	cho
cô	ta	suy	sụp.	Cô	chạy	bổ	ra	khỏi	lớp,	đâm	thẳng	tới	thùng	rác,	xé	vụn	bài	viết	của	mình
và	khóc	thổn	thức.
Tôi	đã	dựng	cảnh	để	máy	quay	ở	gần	thùng	rác	hướng	về	phía	một	cái	cây	mà	cô	ta
đứng	phía	sau,	để	khi	tôi	hô	‘Bắt	đầu’	thì	cô	sẽ	xuất	hiện	từ	phía	sau	cây,	chạy	về	phía	máy
quay	phim	thẳng	tới	chỗ	chúng	tôi,	vứt	bài	viết	vào	thùng	rác,	và	rồi	tôi	sẽ	chuyển	máy
quay	lên	mặt	của
cô	khi	cô	dựa	vào	 thùng	rác	mà	khóc.	Trợ	 lý	 thứ	nhất	của	giám	đốc	phim	trường	 là
Howard	Koch,	Jr.	cũng	đã	là	trợ	lý	thứ	nhất	của	giám	đốc	phim	trường	trong	phim	trước
đây	của	Streisand	mang	tên	Trên	bờ	cát,	đã	đến	bên	tôi	trong	khi	chúng	tôi	đang	làm	việc
tại	phim	trường	và	nói:
‘Anh	biết	không,	cô	ta	trông	rất	lúng	túng’.	Khi	tôi	hỏi	tại	sao	thì	ông	nói:
‘Cô	 ta	 rất	 căng	 thẳng	vì	 nghĩ	 rằng	không	 thể	khóc	được.	Cô	 ta	gặp	khó	khăn	 trong
cảnh	phải	khóc	ở	phim	Trên	bờ	cát,	và	trong	đầu	cô	ta	vẫn	nghĩ	rằng	việc	đó	có	nghĩa	là	cô
ta	là	một	diễn	viên	tồi,	do	đó	cô	ta	lúng	túng.’
Chúng	 tôi	 có	một	 dụng	 cụ	 đặc	 biệt	 trong	 ngành	 điện	 ảnh,	 đó	 là	một	 ống	 nhỏ	 đựng
những	hạt	tinh	thể	a-mô-ni-ắc	li	ti	có	lỗ	ở	đáy	giống	như	bình	rắc	muối	và	có	gạc	thưa	ở
phía	trên	đầu.	Khi	nhân	viên	hóa	trang	thổi	vào	ống	này,	mùi	a-mô-ni-ắc	sẽ	bay	vào	mắt
và	làm	cho	diễn	viên	khóc.	Nó	làm	cho	mắt	bạn	đỏ	và	có	mùi	khó	chịu,	nhưng	được	sử
dụng	 trong	 thủ	 thuật	điện	ảnh.	Nhân	viên	hóa	 trang	cho	Barbra	cũng	đứng	phía	 sau	cái
cây.	Tôi	 nói	 với	Howard:	 ‘Tôi	 không	 tin	 rằng	 cô	 ta	 không	 thể	 khóc.	Bất	 kỳ	 ai	 ở	 trong
trường	hợp	của	cô	 ta	đều	có	 thể	khóc.	Anh	ở	đây	đi.	Tôi	 ra	phía	đằng	sau	cây.	Khi	 tôi
ngoắc	tay	ra	hiệu	thì	anh	bấm	máy	giùm.
Tôi	đi	ra	phía	sau	cái	cây	và	thấy	Barbra	đang	đi	tới	đi	lui.	Nhân	viên	hóa	trang	đang	ở
đó	với	ống	dụng	cụ.	Tôi	bảo	anh	ta	đi	ra	chỗ	khác.	Cô	ta	lập	tức	lo	lắng	và	hỏi:	‘Anh	đi
đâu	thế?	Hãy	đợi	đã,	đợi	đã,	anh	đang	làm	gì	vậy?’	Tôi	nói:	‘Hãy	bớt	căng	thẳng	nào.’	Tôi
dừng	lại	và	quàng	tay	ôm	cô,	và	ngay	giây	phút	đó	cô	bật	khóc.	Khi	tôi	vẫy	tay,	và	máy
quay	bắt	đầu	bấm,	cô	ta	chạy	từ	phía	sau	cái	cây	ra.
Này	nhé,	tôi	đã	không	nói	gì	với	cô	ta.	Tôi	đã	không	nghĩ	ra	một	sự	hướng	dẫn	tuyệt
vời	nào	cho	cô	ta.	Nhưng	tôi	biết	rằng	có	một	cái	gì	rất	 tinh	túy	trong	cô,	và	chỉ	vì	quá
căng	 thẳng	nên	cô	không	 thể	để	nó	 thể	hiện	 ra	ngoài.	Cô	 ta	đã	giam	hãm	nó	 trong	đầu
mình	và	một	điều	gì	đó	đã	chạm	vào	bên	trong	con	người	khi	tôi	ôm	cô.	Một	cái	gì	đó	đã
làm
cho	cô	bớt	căng	thẳng	và	dịu	lại.	Cô	đã	khóc	suốt	cuốn	phim.	Bạn	có	thể	nói:	‘Làm	sao
mà	anh	lại	nghĩ	ra	được	điều	đó?	Cái	gì	đã	khiến	anh	biết	phải	làm	như	thế	nào?’	Sự	thật
là	tôi	không	hề	biết	sắp	phải	làm	gì	đây	khi	bảo	nhân	viên	hóa	trang	đi	ra	chỗ	khác.	Tôi
chỉ	đoan	chắc	rằng	cô	ta	có	thể	khóc,	vì	tôi	đã	nhìn	thấy	sự	cảm	động	trong	cô,	và	tôi	biết
cô	là	con	người	dễ	xúc	động,	tôi	chẳng	biết	gì	hơn	–	rồi	thì	có	một	cái	gì	đó	thôi	thúc	tôi.
Tôi	không	biết	cái	gì	gợi	ý	khiến	tôi	tiến	tới	ôm	cô	ta.”
Thôi	thúc	đó	xuất	hiện	ở	đâu?	Nó	có	xuất	hiện	khi	tôi	đi	về	phía	cái	cây	không?	Tôi
không	nghĩ	như	vậy.	Tôi	không	nghĩ	nó	đến	trước	khi	tôi	nhìn	thấy	cô	ta.	Nó	tiêu	biểu	cho
cái	gì	trong	chuyện	giải	quyết	khó	khăn?	Nó	đại	diện	cho	một	giải	pháp	hiệu	quả	và	nhanh
chóng	vào	lúc	đó,	có	lẽ	tốt	hơn	bất	cứ	lời	lẽ	nào	đại	loại	như	là	‘Nào,	hãy	nghĩ	về	lúc	có
một	điều	gì	đó	rất	tệ	hại	xảy	đến	với	cô’.	Nếu	tôi	đến	gần	cô	ta	và	nói:
‘Nhìn	này,	tôi	biết	là	cô	có	thể	làm	được	điều	đó,	tôi	tin	ở	cô’	thì	chắc	cô	ta	sẽ	la	lên
rằng:	‘Anh	đi	ra	chỗ	khác	đi!’.	Điều	đó	còn	tạo	thêm	áp	lực	cho	cô	ta.	Theo	những	gì	tôi
nghĩ	và	đoán	thì	cô	ấy	cảm	thấy	có	một	sự	nâng	đỡ	thực	sự,	và	cô	cảm	động.	Tôi	cho	rằng
giây	phút	đó	là	một	khoảnh	khắc	tự	nhiên,	đầy	cảm	xúc:	khi	một	người	nào	đó	đang	thực
sự	ở	bên	cạnh	cô	thì	cô	bị	xúc	động,	và	đó	là	tất	cả.”
Những	nhà	lãnh	đạo	này	đã	không	những	chứng	minh	được	sự	cần	thiết	mà	còn	chứng
minh	được	tính	hiệu	quả	của	sự	tự	tin,	trí	tưởng	tượng,	đức	hạnh,	sự	chịu	đựng	và	sự	tín
nhiệm	đối	với	“sự	thôi	thúc	thần	thánh”.	Họ	đã	học	hỏi	được	nhiều	từ	sự	việc,	nhưng	họ
học	được	nhiều	hơn	từ	kinh	nghiệm,	và	nhiều	hơn	nữa	từ	nghịch	cảnh	và	những	sai	lầm.
Và	qua	công	việc	lãnh	đạo,	họ	học	hỏi	để	lãnh	đạo.
Chịu	đựng	áp	lực	có	thể	là	phương	châm	của	nhóm	những	người	này.	Không	ai	trong
số	họ	có	cuộc	sống	khởi	đầu	bằng	phẳng.	Thậm	chí	vài	người	trong	số	họ	còn	gặp	những
khó	khăn	thực	sự	ngay	từ	đầu.	Nhưng	tất	cả	đều	thẳng	tiến	tới	đỉnh	cao	bởi	vì	chính	họ	đã
làm	nên	những	nhà	lãnh	đạo.	Họ	đã	sống	“trong	thế	giới,	nhưng	bên	ngoài
những	quan	niệm	hiện	tại	về	nó”	(theo	trích	dẫn	của	Wallace	Stevens).	Và	họ	đã	tạo
nên	những	thế	giới	mới,	bởi	vì	chính	họ,	mỗi	một	người	và	tất	cả	mọi	người,	đều	là	những
người	độc	đáo.	Họ	đã	đội	những	chiếc	nón	rộng	vành.
Họ	có	thể	tự	bảo	mình	rằng	họ	không	thể	dạy	bạn	điều	gì,	nhưng	họ	đã	chỉ	cho	bạn
những	cách	thức	để	học	mọi	thứ	mà	bạn	cần	phải	biết.
Không	một	 lãnh	đạo	nào	khởi	nghiệp	để	 trở	 thành	một	nhà	 lãnh	đạo.	Người	 ta	khởi
nghiệp	để	sống	cuộc	đời	của	họ,	để	bộc	lộ	đầy	đủ	về	con	người	họ.	Khi	sự	biểu	hiện	này
trở	nên	có	giá	trị,	họ	trở	thành	những	nhà	lãnh	đạo.
Như	thế,	vấn	đề	là	không	phải	 trở	thành	nhà	lãnh	đạo,	mà	vấn	đề	là	 trở	thành	chính
bạn,	khai	thác	hết	con	người	bạn	–	mọi	kỹ	năng,	tài	năng	và	năng	lượng	–	để	biến	những
gì	 trong	 trí	 tưởng	 tượng	 của	bạn	 thành	hiện	 thực.	Bạn	không	được	kìm	giữ	một	 cái	 gì.
Tóm	lại,	bạn	phải	trở	thành	một	con	người	như	từ	khởi	nguyên	được	hình	thành	và	sẽ	sống
trọn	với	quá	trình	phát	triển	ấy.
Henry	James,	sau	khi	đi	qua	nửa	đời	người	với	những	quyển	tiểu	thuyết	tuyệt	vời,	đã
viết	trong	tác	phẩm	Những	cuốn	sổ	tay	của	ông	như	sau:
Tôi	phải	để	cho	bản	thân	tôi	tiến	bước!	Tôi	tự	nhủ	như	thế	với	mình	trong	suốt	cuộc
đời	tôi	–	tôi	đã	làm	thế	vào	những	ngày	xa	xưa	của	thời	thanh	xuân	sôi	nổi	của	mình.	Vậy
mà	tôi	chưa	bao	giờ	thực	hiện	được	hoàn	toàn	điều	đó.	Ý	nghĩa	của	điều	này,	của	nhu	cầu
về	điều	này	đôi	khi	cứ	xoay	mòng	trong	đầu	tôi	với	một	lực	điều	khiển:	chuyện	đó	là	công
thức	cho	sự	cứu	rỗi	của	mình,	cho	những	gì	còn	lại	của	một	tương	lai.	Tôi	hoàn	toàn	sở
hữu	những	nguồn	tài	nguyên	được	tích	góp	lại	–	chỉ	phải	biết	sử	dụng	chúng,	phải	cương
quyết	kiên	 trì,	 phải	 làm	một	cái	gì	đó	hơn	 thế	nữa,	hơn	những	gì	 tôi	đã	 từng	 làm.	Con
đường	để	thực	hiện	điều	này,	để	khẳng	định	cái	tôi
trước	khi	kết	thúc	là	bộc	lộ	nhanh	chóng	chính	mình	với	chiều	sâu	và	sự	trọn	vẹn	ngay
khi	có	thể.	Cả	cuộc	đời	tôi,	đến	tuổi	này,	với	trọn	tâm	hồn	nghệ	sĩ,	là	một	tài	liệu	ghi	chép
về	nó	trong	túi	áo.	Cứ	tiếp	tục	đi,	bạn	tri	kỷ	của	ta,	và	hãy	nỗ	lực	Hãy	thử	qua	mọi	thứ,
hãy	làm	mọi	việc,	hãy	trao	đi	mọi	thứ	–	Hãy	trở	thành	một	nghệ	sĩ,	hãy	chững	chạc	đường
hoàng	tới	hơi	thở	cuối	cùng.
Những	tác	phẩm	chính	của	James	được	viết	sau	lời	tự	cổ	vũ	này.	Vậy	thì	bạn	hãy	nỗ
lực,	hãy	thử	qua	mọi	thứ,	hãy	làm	mọi	việc,	hãy	trao	đi	mọi	thứ,	và	hãy	trở	thành	người
mà	bạn	có	khả	năng	trở	thành.

File đính kèm:

  • pdftren_buoc_duong_tro_thanh_nha_lanh_dao_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan