101 Tình huống nhân sự nan giải (Phần 2)

8. HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC

Sự quấy rối là nội hàm rộng của hành vi xâm phạm. Điều tạo nên các hành vi

ứng xử không phù hợp ở nơi làm việc thường gây tranh cãi bởi khó có thể

chứng minh được những mánh lới và lời nói bóng gió, nhưng một điều rõ

ràng là: Khi các vấn đề xâm phạm tình dục lan tỏa khắp nơi làm việc, chúng

ta có thể xác nhận cáo buộc quấy rối tình dục.

Ngoài ra, những cáo buộc về việc quấy rối và phân biệt đối xử, không giống

các trường hợp khác ở nơi làm việc, luôn đòi hỏi các công ty phải tiến hành

điều tra nội bộ. Yêu cầu tối thiểu là các giám đốc sẽ phải can thiệp và kịp

thời giải quyết tình trạng sau khi kết thúc quá trình điều tra kỹ càng và đưa ra

kết luận hợp lý. Trên thực tế, việc không đưa ra được hành động chính xác

và nhanh chóng sau khi tiến hành điều tra, đặc biệt trong các trường hợp

quấy rối liên tục, có thể được xem là bằng chứng cho “ác ý” của công ty và

là nền tảng cho quyết định đòi bồi thường thiệt hại.

Có hai loại cáo buộc quấy rối tình dục: (a) cho và nhận (trao đổi) chiếm

20%; và (b) buộc tội môi trường làm việc thù địch chiếm gần 80% những

cáo buộc ở các phiên tòa trên khắp nước Mỹ.

pdf153 trang | Chuyên mục: Khoa Học Thư Viện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung 101 Tình huống nhân sự nan giải (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
	việc	phụ	thuộc	vào	kết	quả	của
cuộc	điều	tra,	điều	này	có	thể	dẫn	đến	việc	kỷ	luật,	bao	gồm	cả	sa	thải.	Tôi
chỉ	muốn	anh	biết	trước	điều	đó	vì	một	lần	nữa,	chúng	tôi	đang	xem	xét	tất
cả	các	vấn	đề	này	một	cách	rất	nghiêm	túc.	Lúc	này	đây,	tốt	nhất	là	anh	nên
rời	khỏi	tòa	nhà	công	ty	và	đợi	cuộc	gọi	của	tôi.	Tôi	sẽ	gọi	điện	cho	anh	vào
khoảng	4h	chiều	nay.	Anh	đã	rõ	những	điều	trên	chưa?
Phản	ứng	của	John	vào	lúc	đó	có	thể	là:	“Ồ,	Paul,	tôi	không	có	ý	gì	với	hành
động	đó.	Tôi	chỉ	đùa	thôi.	Anh	biết	đấy.	Tôi	chưa	từng	đe	dọa	làm	tổn
thương	bất	cứ	ai.	Tôi	chỉ	tình	cờ	thấy	viên	đạn	đó	trong	túi	áo	của	mình,	và
tôi	lấy	nó	ra	giống	như	lấy	một	chiếc	bút	chì	mà	không	nghĩ	gì	cả.”	Tuy
nhiên,	rất	có	thể	bạn	sẽ	cảm	thấy	rằng	hành	vi	đe	dọa	của	anh	ta	là	không	thể
chấp	nhận	được,	nhất	là	căn	cứ	vào	hồ	sơ	được	tạo	ra:
1.	Nhân	viên	đe	dọa	rằng	không	ai	được	làm	phiền	anh	ta	trong	ngày	hôm
đó.
2.	Nhân	viên	đặt	một	viên	đạn	thật	lên	bàn	khi	anh	ta	nói	điều	đó.
3.	Sau	đó,	nhân	viên	nói	với	phòng	nhân	sự	rằng	anh	ta	chỉ	đùa	thôi.
4.	Phòng	nhân	sự	cho	phép	nhân	viên	trở	lại	làm	việc.
5.	Vụ	bạo	lực	nơi	làm	việc	đe	dọa	đồng	nghiệp	xảy	ra	vào	lúc	5	giờ	chiều.
Tất	nhiên,	khả	năng	ở	điểm	thứ	5	khiến	bạn	quan	tâm.	Bằng	việc	hỏi	nhân
viên	về	toàn	bộ	hành	vi	của	John	hay	liệu	có	bất	cứ	lời	đe	dọa	nào	trước	đó,
bạn	biết	rằng	John	thực	sự	đã	có	những	lời	đe	dọa	tương	tự	với	những	đồng
nghiệp	của	anh	ta.	Và	họ	đặc	biệt	quan	tâm	vì	John	được	biết	đến	với	việc
giữ	những	khẩu	súng	trường	trong	thùng	sau	xe	hơi	của	mình	và	tập	bắn	tại
một	trường	bắn	súng	sau	giờ	làm	việc.
Giả	sử	bạn	xem	xét	kỹ	các	kết	quả	điều	tra	của	mình	hoặc	thông	qua	bộ	phận
trong	công	ty	bạn	hoặc	thông	qua	nhóm	tư	vấn	luật	có	năng	lực	và	nhất	trí
rằng	việc	sa	thải	là	phù	hợp,	tiếp	đến	bạn	sẽ	gọi	cho	John	và	giải	thích	như
sau:
John,	tôi	Paul	đây.	Bây	giờ	có	phải	lúc	thích	hợp	để	nói	chuyện	không	nhỉ?
[Phải.]	Được	rồi,	hãy	lấy	một	cây	bút	chì	để	ghi	lại	vài	lưu	ý.	Tôi	đã	nói	với
quản	lý	cấp	trên	về	cách	thức	giải	quyết	vấn	đề	này,	và	có	lẽ	chúng	ta	sẽ
đường	ai	nấy	đi.	Tôi	không	thể	không	đồng	ý	với	quyết	định	của	họ,	John	ạ:
Trong	thời	đại	ngày	nay,	bất	cứ	đe	dọa	bạo	lực	nào	có	thể	xảy	ra	ở	nơi	làm
việc	đều	được	xem	xét	hết	sức	nghiêm	túc.	Do	vậy,	trong	các	hồ	sơ	nội	bộ,
chúng	tôi	sẽ	phản	ánh	điều	này	như	là	một	việc	sa	thải	vì	lý	do	chính	đáng.
Mặc	dù	vậy,	tôi	cũng	muốn	anh	ghi	nhớ	một	vài	điều.
Trước	hết,	anh	sẽ	tiếp	tục	được	trả	lương	cho	đến	hết	ngày	mai.	Công	ty	sẽ
đưa	ra	các	khoản	lương	thưởng	cuối	cùng	của	anh	bao	gồm	tiền	lương	làm
việc	trong	thời	gian	thông	thường	cộng	thêm	khoản	thưởng	các	kỳ	nghỉ.
Chúng	tôi	sẽ	chuyển	tiền	đó	tới	tài	khoản	của	anh	vào	cuối	ngày	mai,	đồng
thời	chuyển	phát	vật	dụng	cá	nhân	của	anh	ở	công	ty.	
Cuối	cùng,	vì	mục	đích	an	toàn	bảo	mật,	tôi	phải	thông	báo	với	nhóm	bảo	vệ
rằng	anh	không	còn	quyền	tiếp	cận	công	ty	mà	không	có	sự	đồng	ý	của	tôi.
Tôi	biết	là	có	quá	nhiều	thông	tin,	song	tôi	muốn	chắc	rằng	anh	đã	tiếp	nhận
được	toàn	bộ	những	thông	tin	đó.	Mọi	thứ	có	rõ	ràng	không?	[Có.]
Còn	điều	này	nữa:	Tôi	không	thể	biết	liệu	đe	dọa	đó	là	thật	hay	chỉ	là	một	lời
đùa,	nhưng	John	này,	đừng	làm	thế	ở	bất	cứ	công	ty	nào	khác	mà	anh	làm
việc	trong	tương	lai.	Chúng	tôi	cũng	đánh	giá	rất	cao	sự	chăm	chỉ	của	anh
trong	một	năm	rưỡi	vừa	qua.	Tôi	cũng	xin	lỗi	vì	kết	cục	này.	Một	lần	nữa,	tôi
hy	vọng	anh	có	thể	hiểu	phản	ứng	hợp	lý	của	công	ty	trong	hoàn	cảnh	này.
Tình	huống	101:	Chấp	nhận	bằng	lời	đơn	xin	nghỉ	việc	của	nhân	viên
Bạn	không	hề	đơn	độc	nếu	đang	nghĩ	rằng:	“Đây	là	một	cuộc	hội	thoại	thú	vị
và	có	thể	kết	thúc	cuốn	sách	này”.	Tất	cả	các	tình	huống	đưa	ra	đều	là	những
ví	dụ	cụ	thể	về	các	thách	thức	nơi	làm	việc	cần	được	giải	quyết	bằng	lời	nói,
qua	đó	khiến	nhân	viên	hành	động	theo	chiều	hướng	khác.	Tuy	nhiên,	một
khi	nhân	viên	nộp	đơn	xin	thôi	việc	thì	vậy	là	xong,	phải	không?	Và	bạn	sẽ
không	phải	làm	bất	cứ	điều	gì	một	khi	nhận	được	một	“đơn	xin	thôi	việc”
bằng	lời,	phải	không?
Thú	vị	là,	vấn	đề	này	lại	khiến	cho	rất	nhiều	nhà	tuyển	dụng	lao	động	không
ngờ	vực	vấp	ngã.	Khi	một	nhân	viên	có	vấn	đề	xin	thôi	việc,	chớ	vội	vui
mừng.	Bạn	vẫn	chưa	“chấm	dứt”	quan	hệ	với	anh	ta	như	bạn	nghĩ	đâu.
Trước	tiên,	hãy	yêu	cầu	anh	ta	viết	đơn	xin	thôi	việc.	Điều	đó	giúp	mọi
người	không	mấy	dễ	chịu	chấp	nhận	một	thực	tế	là	họ	sắp	ra	đi.	Quan	trọng
hơn,	điều	đó	sẽ	giúp	bạn	chống	lại	một	vụ	kiện	thất	nghiệp	nếu	cựu	nhân
viên	đó	khởi	kiện	và	nói	với	bạn	bè	tốt	bụng	của	anh	ta	tại	văn	phòng	nói
rằng	anh	ta	đã	bị	đuổi	việc.	
Thứ	hai,	điều	gì	sẽ	xảy	ra	nếu	nhân	viên	đó	hủy	bỏ	lời	xin	thôi	việc	của	mình
trong	vòng	hai	tuần	kể	từ	khi	thông	báo?	Liệu	bạn	có	quyền	nói:	“Xin	lỗi,
anh	đã	thôi	việc!”	hay	liệu	bạn	sẽ	cho	anh	ta	làm	việc	trở	lại?	Câu	trả	lời
ngắn	gọn	cho	trường	hợp	này	là	điều	đó	còn	phụ	thuộc	vào	việc	bạn	nghĩ
rằng	mình	có	quyền	dựa	vào	thông	báo	xin	nghỉ	việc	của	cá	nhân	đó	để	chấm
dứt	công	việc	của	anh	ta	vào	ngày	đã	được	nhất	trí.	Tuy	nhiên,	câu	hỏi	quan
trọng	liên	quan	tới	luật	pháp	là	“Bạn,	nhà	tuyển	dụng,	đã	hành	động	như	thế
nào	dựa	vào	thông	báo	đó?”	Nếu	bạn	đã	không	làm	gì	cả	−	không	thông	báo
tuyển	dụng	vị	trí	công	việc	đó	hay	không	bắt	đầu	phỏng	vấn	các	ứng	viên,
hoặc	không	đề	nghị	ai	đó	thay	thế	người	này	–	thì	việc	bạn	từ	chối	cho	nhân
viên	đó	quay	trở	lại	làm	việc	có	thể	sẽ	khiến	bạn	phải	chịu	một	lời	buộc	tội
sa	thải	trái	pháp	luật.
Giải	pháp
Bài	học	ở	đây	là	bất	kể	khi	nào	một	nhân	viên	có	vấn	đề	thông	báo	cho	bạn
trong	vòng	hai	tuần,	hãy	hành	động	ngay	lập	tức	để	lấp	vị	trí	trống	đó	bằng
cách	thông	báo	tìm	người	thay	thế	trong	nội	bộ,	thực	hiện	một	quảng	cáo,	và
phân	công	lại	công	việc	cho	những	nhân	viên	khác.	Hãy	nghĩ	về	điều	đó	theo
cách	này:	Nếu	không	làm	gì	cả,	bạn	có	thể	thua	một	vụ	kiện	tuyên	bố	rằng
bạn	không	có	quyền	ngăn	cản	cá	nhân	đó	hủy	quyết	định	xin	thôi	việc	của
anh	ta.	Mặt	khác,	bạn	có	thể	thuê	một	người	trong	khoảng	thời	gian	hai	tuần,
và	đây	sẽ	là	cách	làm	rõ	ràng	nhất	để	tránh	bất	kỳ	trách	nhiệm	pháp	lý	tiềm
ẩn	nào.
Đây	là	những	điều	mà	bạn	có	thể	nói:
David,	anh	xin	nghỉ	việc,	và	tôi	chấp	nhận	thông	báo	hai	tuần	của	anh.	Tôi
vui	vì	anh	hào	hứng	với	cơ	hội	mới	đang	chờ	đợi	anh,	chúc	mừng	anh.
Chúng	tôi	thường	yêu	cầu	xin	nghỉ	việc	bằng	văn	bản:	Liệu	anh	có	thể	chuẩn
bị	một	lá	thư	xin	thôi	việc	cho	tôi	được	không?	[Không.	Tôi	không	thích	làm
những	việc	như	thế	bằng	cách	viết	lách.]
Ồ,	thú	vị	đấy.	Chà,	thôi	được.	Tôi	sẽ	phải	phác	thảo	một	bản	ghi	nhớ	ngắn
gọn	cho	anh	trong	đó	nói	rằng	tôi	chấp	nhận	lời	xin	thôi	việc	của	anh,	có
hiệu	lực	vào	ngày	10	tháng	5,	và	rằng	tôi	hy	vọng	anh	tiếp	tục	thành	công
trong	sự	nghiệp	của	mình.	Điều	đó	có	hợp	lý	không?	[Tôi	nghĩ	vậy.]
Ngoài	ra,	tôi	muốn	anh	giúp	vài	điều.	Chúng	tôi	sẽ	cần	phải	thông	báo	vị	trí
công	việc	bị	bỏ	trống	trong	công	ty	và	quảng	cáo	nó,	và	tôi	cần	anh	cập	nhật
mô	tả	công	việc	của	mình	và	giúp	tôi	thảo	ra	một	quảng	cáo.	Không	ai	biết	vị
trí	công	việc	của	anh	tốt	hơn	anh,	và	tôi	muốn	thảo	luận	về	những	gợi	ý	của
anh	vào	ngày	mai.	[Chắc	chắn	rồi,	tôi	có	thể	làm	điều	đó.]
Nếu	đây	là	một	mối	quan	hệ	đặc	biệt	liên	tục,	bạn	có	thể	không	cần	phải	yêu
cầu	cá	nhân	đó	tham	gia	quy	trình	này.	Tuy	nhiên,	trong	những	hoàn	cảnh
cực	đoan,	việc	yêu	cầu	cá	nhân	đó	làm	công	việc	tẻ	nhạt	này	để	chuẩn	bị
những	văn	bản	tài	liệu	nhằm	thay	thế	vị	trí	của	anh	ta	sẽ	tiết	kiệm	thời	gian
của	bạn,	cho	bạn	và	anh	ta	cơ	hội	để	làm	việc	cùng	nhau	trong	nhiệm	vụ	cuối
cùng	này.
Cuối	cùng,	tôi	đang	có	kế	hoạch	giao	lại	một	số	công	việc	tồn	đọng	hiện	nay
của	anh	cho	những	thành	viên	khác	trong	nhóm.	Tôi	không	chắc	sẽ	cần	bao
lâu	để	tìm	được	một	người	thay	thế	hay	khi	nào	vị	trí	đó	sẽ	được	thông	qua,
vì	thế	tôi	muốn	có	những	lời	khuyên	của	anh.	Chúng	ta	có	thể	thảo	luận	điều
đó	vào	ngày	mai	chứ?	[Chắc	chắn	rồi.]
Được	rồi,	giờ	tôi	biết	bạn	đang	nghĩ	gì	trong	lúc	này:	Nếu	đây	không	phải	là
một	sự	thuê	mướn	lý	tưởng,	tại	sao	tôi	lại	quá	tốt	bụng	đối	với	cá	nhân	này
một	khi	anh	ta	đã	đưa	ra	thông	báo	và,	quan	trọng	hơn	là,	kéo	anh	ta	vào	việc
tìm	người	thay	thế	anh	ta?	Thứ	nhất,	tốt	hơn	hết	là	nên	“chơi	đẹp”	lúc	về
đích.	Bạn	sẽ	không	có	được	thứ	gì	nếu	như	không	lịch	sự,	vậy	nên	hãy	làm
điều	nên	làm	và	để	lại	ấn	tượng	cuối	cùng	tích	cực	cho	cả	hai	bên.	Điều	đó
sẽ	cho	phép	David	bước	ra	khỏi	văn	phòng	của	bạn	với	tư	thế	ngẩng	cao	đầu,
và	khi	đó,	thì	có	ít	khả	năng	có	những	vụ	kiện	hay	những	lời	nói	xấu.
Thứ	hai,	việc	để	anh	ta	giúp	đỡ	bạn	cập	nhật	mô	tả	về	công	việc	của	anh	ta,
thông	báo	tuyển	người	vào	vị	trí	đó,	và	phân	công	lại	công	việc	sẽ	khiến	anh
ta	nhận	thức	được	rằng	bạn	đang	hành	động	với	sự	tin	tưởng	vào	lời	xin	nghỉ
việc	của	anh	ta.	Điều	đó	có	nghĩa	là	nếu	anh	ta	thay	đổi	suy	nghĩ	của	mình
theo	hướng	có	lợi	cho	bản	thân	một	tuần	kể	từ	bây	giờ	(khi	anh	ta	đang	ở
tuần	thứ	nhất	trong	giai	đoạn	xin	nghỉ	việc	hai	tuần	của	anh	ta),	hãy	cho	anh
ta	biết	rằng,	vị	trí	đó	đã	được	đăng	tin	tuyển	dụng,	các	ứng	viên	đang	xếp
hàng	đến	phỏng	vấn,	và	những	đồng	nghiệp	của	anh	ta	đã	xử	lý	được	một
phần	công	việc	của	anh	ta.
Có	thể	đó	là	đủ	để	thuyết	phục	rằng	anh	ta	không	thể	quay	lại	làm	việc	chỉ	vì
anh	ta	đã	thay	đổi	quyết	định	ra	đi.	Quan	trọng	hơn,	nó	sẽ	bảo	vệ	bạn	về	mặt
pháp	lý	nếu	anh	ta	quyết	định	theo	đuổi	vụ	kiện.	Đó	là	một	chiến	lược	thông
minh	và	thực	tế,	đồng	thời	cũng	là	một	kế	hoạch	bảo	đảm	bất	cứ	khi	nào	bạn
phải	xử	lý	tình	huống	một	nhân	viên	nào	đó	xin	nghỉ	việc.
Lưu	ý	đặc	biệt
Tất	nhiên,	trong	nhiều	tình	huống,	bạn	có	thể	chọn	lựa	giữ	lại	một	nhân	viên
làm	việc	tốt	−	hủy	quyết	định	xin	thôi	việc	của	cô	ấy,	song	bạn	phải	hết	sức
thận	trọng	trong	việc	đặt	ra	một	tiền	lệ	không	mong	muốn:	Trong	tương	lai,
quyết	định	đó	có	thể	được	tranh	cãi	là	nếu	bạn	đã	cho	phép	một	nhân	viên
được	hủy	quyết	định	xin	thôi	việc,	thì	bạn	cũng	sẽ	phải	cho	phép	những	nhân
viên	khác	làm	điều	tương	tự.	Vì	vậy,	bạn	không	nên	mở	rộng	một	thông	lệ,
trong	đó	cho	phép	những	thay	đổi	thái	độ	như	vậy	vào	phút	chót.
Ebook	miễn	phí	tại	:	www.Sachvui.Com
Tạo	ebook:	Tô	Hải	Triều

File đính kèm:

  • pdf101_tinh_huong_nhan_su_nan_giai_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan