Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho học sinh Lớp 5

Abstract: Experimental activities play a very important role in teaching all subjects. Applying

experiential activities to teaching to read helps students exploit knowledge and at the same time

promote the positive, proactive in learning and develop creative-thinking competency, problemsolving competency for students. This article presents the current status of teaching “The tiny guard

of the forest”, requirements to achieve and how to organize experiential activities in teaching

reading lesson “The tiny guard of the forest” to help grade 5th students understand the content

quickly and effectively promote students’ competency.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho học sinh Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ải phù hợp 
với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu 
chấm. HS phải nắm được nghĩa của một số từ khó trong bài. 
Tiến hành luyện đọc đúng bài “Người gác rừng tí hon”, 
chúng tôi chia lớp thành nhiều tổ, hướng dẫn luyện đọc; cho 
HS thảo luận nhóm để các thành viên trao đổi, thảo luận 
cách đọc; Chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi nối cột “Tìm 
nhanh nghĩa”, yêu cầu HS kết hợp quan sát và nối các từ ở 
cột A với nghĩa tương ứng ở cột B, đội nào làm nhanh nhất, 
đội đó chiến thắng. Trò chơi học tập là một giải pháp hữu 
hiệu để thay đổi không khí lớp học, tạo ra môi trường học 
tập thân thiện, thoải mái. 
GV nhận xét kết quả làm việc nhóm, cho HS luyện đọc 
các từ khó, câu khó, ngắt nghỉ hơi đúng cách lần lượt từng 
đoạn. GV đưa ra đáp án trò chơi “Tìm nhanh nghĩa” và 
chiếu một số hình ảnh sau khi HS giải nghĩa các từ khó để 
giúp các em hiểu được nghĩa của từ một cách trực quan và 
cụ thể: 
Rô bốt 
Vừa to lớn, vừa thô 
Còng tay Vật được cấu tạo từ sợi nilon, sợi vải, sợi gai bện chặt lại 
với nhau theo hình xoắn ốc 
To cộ Người máy 
Dây chão Làm việc gì một cách chật vật, khó khăn 
Loay hoay Vòng sắt dùng để khóa tay kẻ phạm tội 
Rô bốt Dây chão 
Còng tay To cộ (thân cây) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 
189 
2.4.3. Hoạt động đọc hiểu văn bản 
Đọc hiểu là khả năng thông hiểu nội dung văn bản, 
có nhiều cách giúp HS thông hiểu văn bản. Ở đây, 
chúng tôi tiến hành hoạt động xây dựng hệ thống câu 
hỏi giúp HS thâm nhập văn bản một cách tự nhiên, 
không bị gò bó. HS hứng thú, linh hoạt và sáng tạo 
hơn trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời để thể 
hiện năng lực hiểu biết của mình. Tổ chức hoạt động 
đọc hiểu thông qua hệ thống câu hỏi nhằm khai thác 
được ấn tượng của HS về bài đọc. HS lớp 5 rất có hứng 
thú với câu hỏi phát huy khả năng sáng tạo mà GV đưa 
ra; do đó, bên cạnh những câu hỏi mang tính chất nhận 
biết, thông hiểu thì cần xây dựng các câu hỏi mang 
tính mở, kết nối nhiều chiều để khơi gợi hứng thú của 
HS nhằm khai thác vốn hiểu biết, phát triển năng lực 
tư duy cho các em. Khi dạy bài “Người gác rừng tí 
hon”, GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: 
Cho HS hồi ứng, tương tác với kĩ thuật tranh biện khi 
khái quát nội dung bài học bằng cách đưa ra vấn đề tranh 
biện “Nếu em là bạn nhỏ trong hoàn cảnh ấy, em sẽ làm 
gì?” để HS có cơ hội nói lên quan điểm suy nghĩ của 
mình. HS sẽ có những ý kiến trái chiều, có HS làm giống 
với cách làm như bạn nhỏ, có HS không làm giống vậy. 
GV cho HS thảo luận theo 2 nhóm ý kiến, mỗi nhóm tìm 
lí do vì sao em lại làm như vậy và tổ chức tranh biện giữa 
2 nhóm: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Câu hỏi: Đặt mình vào vai bạn nhỏ 
trong hoàn cảnh ấy em sẽ làm như 
thế nào? 
- GV thành lập 2 nhóm theo 2 quan 
điểm được HS đưa ra. Nhóm 1 gồm 
những HS theo quan điểm 1, nhóm 2 
gồm những HS theo quan điểm 2. 
- Tổ chức cho HS tranh biện, thảo 
luận theo 2 nhóm ý kiến. 
HS nêu ý kiến ý kiến trái chiều: 
+ Làm giống bạn nhỏ trong văn bản 
+ Không làm giống bạn nhỏ 
- Thành lập 2 nhóm 
- Hai nhóm thảo luận, tranh biện và đưa ra lí lẽ thuyết phục theo quan 
điểm của nhóm 
Nhóm 1: Chọn cách làm giống 
bạn nhỏ. Lập luận: 
Nhóm 2: Chọn cách không làm 
giống bạn nhỏ. Lập luận: 
+ Vì như vậy là biết linh hoạt, chủ + Tính mạng của bản thân là quan 
Loại câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần đạt 
Thông tin 
được phát hiện 
trong văn bản 
Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản là gì? 
Tình cảm của bạn nhỏ với khu rừng như 
thế nào? 
Theo lối ba đi tuần, bạn nhỏ phát hiện 
điều gì? 
Em hãy kể những việc làm cho thấy bạn 
nhỏ là người thông minh, dũng cảm? 
Cậu bé phát hiện có bọn trộm gỗ liền báo công an 
và phối hợp với các chú bắt trộm. 
HS hình dung được hình ảnh bạn nhỏ là một cậu bé 
có tình yêu rừng sâu sắc. 
Theo lối đi tuần cậu bé phát hiện có bọn trộm gỗ 
trong rừng. 
 Cậu bé rất thông minh và dũng cảm, có kĩ năng xử 
lí tình huống khéo léo, có ý thức cảnh giác cao. 
Kết nối văn 
bản đang đọc 
với các văn 
bản khác. 
Em đã đọc tác phẩm nào viết về hình 
tượng người bảo vệ rừng? 
Hình tượng cậu bé trong câu chuyện có gì 
khác so với hình tượng những người gác 
rừng trong các tác phẩm khác? 
HS tìm ra được điểm khác biệt giữa hình tượng cậu 
bé trong câu chuyện với hình tượng người gác rừng 
trong các tác phẩm khác, qua đó làm nổi bật những 
đặc điểm về lứa tuổi, tính cách, phẩm chất của nhân 
vật cậu bé. 
Kết nối văn 
bản đang đọc 
với hiện thực 
đời sống. 
Hành động của cậu bé gợi cho em liên 
tưởng tới hành động nào của những bạn 
nhỏ cùng tuổi em gặp ngoài cuộc sống? 
Qua đó, hãy suy nghĩ xem các em có thể 
làm gì để bảo vệ rừng? 
HS nêu được những hành động của bạn bè xung 
quanh tương tự với hành động của cậu bé trong 
chuyện, qua đó các em vận dụng vào thực tế cuộc 
sống để biết mình nên làm gì bảo vệ rừng. 
Kết nối tất cả 
các mặt trên 
vào câu hỏi 
tổng hợp. 
Cảm nhận của em sau khi đọc văn bản? 
HS viết một đoạn văn thể hiện thái độ ca ngợi, đồng 
tình với hành động của bạn nhỏ và phê phán những 
hành vi phá hoại rừng của bọn trộm gỗ; nêu được 
cảm nghĩ và bài học rút ra từ văn bản. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 
190 
Trong cuộc sống, chúng ta cần biết 
linh hoạt, chủ động ứng xử phù hợp 
trong mọi tình huống, cần có tình yêu 
rừng sâu sắc, có ý thức bảo vệ rừng 
trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, cần 
khôn khéo tránh mọi nguy hiểm cho 
bản thân. 
động bảo vệ rừng. 
+ Trong cuộc sống chúng ta cần 
dũng cảm. 
+ Linh hoạt, chủ động xử lí tình 
huống. 
+ Là người có tình yêu rừng sâu 
sắc, trong mọi hoàn cảnh chúng ta 
cần có ý thức bảo vệ rừng. 
trọng nhất. 
+ Làm như vậy là quá nguy hiểm 
với tuổi nhỏ. 
+ Cần biết bảo vệ bản thân để 
người lớn giải quyết và tìm ra 
những lí lẽ thuyết phục rằng lựa 
chọn của mình đúng. 
Qua tranh biện, HS được tự mình trải nghiệm vào 
chính nhân vật trong bài tập đọc, được hóa thân là nhân 
vật cậu bé để ứng xử theo suy nghĩ của chính mình mà 
không bị phụ thuộc hay gò ép bởi ý kiến của người khác. 
Cách làm này tạo thói quen tư duy, lập luận độc lập, chủ 
động nói lên ý kiến của mình; từ đó khắc phục được tính 
rụt rè, ỷ lại vào bạn khác, giúp các em hứng thú hơn trong 
giờ học, tạo được không khí vui vẻ trong tiết học. Hơn 
nữa, tổ chức cho HS tranh biện làm giảm việc đưa kiến 
thức một chiều từ GV, tăng thời gian làm việc của HS, 
giúp HS tự trải nghiệm kiến thức. 
2.4.4. Hoạt động đọc diễn cảm 
Hoạt động đọc diễn cảm giúp HS có điều kiện sống 
và trải nghiệm với đời sống của tác phẩm. Sử dụng các 
hình thức đọc có tính chất nghệ thuật như đọc phân vai, 
đóng kịch - đóng vai, nhằm dựng lại nội dung văn bản là 
một cách tổ chức HĐTN hiệu quả trong rèn kĩ năng đọc; 
đưa HS thâm nhập vào văn bản, vào các mối quan hệ 
trong văn bản là cách tốt nhất để HS thu nhận kiến thức 
và kĩ năng ứng xử bằng chính sự trải nghiệm của bản thân 
qua việc đóng vai. HS thật sự sống đời sống của nhân vật, 
đồng thời có cơ hội thể hiện mình trước thầy/cô và các 
bạn. Trong bài viết, qua hoạt động đóng vai, tổ chức cho 
HS hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm, làm cho nhân 
vật như sống dậy; từ đó, HS được trải nghiệm trong vai 
trò của nhân vật, suy nghĩ về nhân vật để hình thành kiến 
thức, kĩ năng. Khi thực hiện phương pháp đóng vai, có 
thể tiến hành theo các bước sau: 
Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho kịch bản (có thể giữ 
nguyên hoặc chuyển thể nguyên tác). Dự kiến phân vai, 
xây dựng bối cảnh, hướng dẫn HS chuẩn bị đóng vai. 
Bước 2: HS đóng vai. 
Bước 3: HS nhận xét những thành công của văn bản 
từ nghệ thuật đóng vai. 
Bước 4: GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản 
thân. 
Trong quá trình này, GV cho HS trao đổi, thống nhất 
hình thức chuyển thể, dự kiến phân vai, phân bối cảnh cho 
kịch bản; tổ chức thảo luận để thấy được thông điệp các 
em muốn truyền tải qua kịch bản. Việc tổ chức cho HS 
đóng vai dựng lại nội dung văn bản tạo cho HS cơ hội hóa 
thân vào nhân vật, hiểu tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, từ 
đó hình thành tình cảm, nhận thức về giá trị văn bản, hình 
thành thói quen ứng xử văn hoá trong đời sống hàng ngày, 
cách nói năng trong tình huống giao tiếp cụ thể. 
3. Kết luận 
Trong DH Tập đọc cho HS tiểu học nói chung và HS 
lớp 5 nói riêng, việc lựa chọn các phương pháp, hình thức 
tổ chức DH là hết sức quan trọng, cần được thường xuyên 
cập nhật, đổi mới để giúp HS hiểu được nội dung bài đọc 
nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bằng cách tổ chức các HĐTN 
trong DH bài “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp 5, GV 
không chỉ khai thác được vốn hiểu biết của HS mà còn phát 
huy được tính tích cực, chủ động của các em, đồng thời phát 
triển năng lực tư duy sáng tạo để HS tự tìm ra cách thức 
chiếm lĩnh tri thức, qua đó khơi dậy đam mê, hứng thú trong 
việc học, góp phần nâng cao chất lượng giờ học. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2016). Tiếng Việt 
lớp 5 (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[2] Nguyễn Quốc Vương - Lê Xuân Quang (2017). 
Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học 
sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - 
Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ 
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Lê Phương Nga (2013). Phương pháp dạy học tiếng 
Việt ở tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm. 
[5] Đỗ Ngọc Thống (2017). Dạy học phát triển năng lực 
tiếng Việt tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Quốc Vương (chủ biên). Hoạt động trải 
nghiệm dành cho học sinh tiểu học, lớp 5. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Trí (2007). Dạy và học môn Tiếng Việt ở 
tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo dục. 
[8] Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Hằng (2018). 
Học tập trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào 
thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn 
học ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 433, 
tr 36-40. 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_trong_day_hoc_bai_tap_doc_nguo.pdf
Tài liệu liên quan