Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố

Tóm tắt

Tiếp xúc ngôn ngữ là một bộ phận của quá trình tiếp biến văn hóa. Bài viết này chúng tôi tập trung giới

thiệu về sự Tiếp xúc (TX) thể hiện trên câu đố. Đặc biệt là những hình ảnh biểu tượng trong câu đố.

Chính những hình ảnh biểu tượng này chứng minh cho sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ. Xuất phát từ

môi trường sống tạo cho con người những suy nghĩ gắn liền với hiện thực khách quan. Qua thực tế TX

đó, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn hóa Việt Nam với nền

văn hóa tộc người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i việc tạo âm tạo 
nhịp còn có tác dụng gợi ý. Chúng ta nhận 
ra đặc sản của vùng sông nước Cửu Long, 
đó là loài cá sinh sản tự nhiên-cá Linh- đặc 
sản được ban tặng từ thiên nhiên và địa bàn 
cư trú. Nếu ở những địa bàn cư trú khác, 
với thực tế khách quan khác sẽ làm cho con 
người tư duy tiếp xúc khác thì khó có thể 
giải được câu đố này. 
Trong cái đồng nghĩa, đồng âm dẫn 
đến cái chung nhất ấy, mỗi dân tộc có bản 
văn hóa của riêng mình, mỗi phần bản sắc 
đó như một nốt nhạc trong bản hòa âm văn 
hóa phong phú; Việt Nam trở thành môi 
trường của tiếp xúc đa văn hóa, là điểm hội 
tụ của tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc. 
Và Tiếp xúc ngôn ngữ là một trạng thái 
được hình thành giữa các ngôn ngữ tộc 
người ở Việt Nam. Trong tiếp xúc ngôn 
ngữ, tất cả sẽ diễn ra giao thoa văn hóa 
tương đồng và khác biệt. Trên một bình 
diện khác, tiếp xúc văn hóa cũng là tiền đề 
tiếp xúc ngôn ngữ. Tuy nhiên mỗi dân tộc 
vẫn giữ được nét riêng, độc đáo của dân 
tộc mình. Họ cùng cộng cư trên mảnh đất 
phía Nam của tổ quốc và vẫn sẽ tuân theo 
65 
qui luật phổ biến đó. 
Qua đó, chúng ta có thể phát hiện sự 
tiếp xúc của hai hay nhiều nền văn hóa nhờ 
tính phổ quát của tư duy, ngôn ngữ, tính 
phổ quát vũ trụ, tâm sinh lý con người nên 
giữa các ngôn ngữ nói chung, so sánh nói 
riêng, mới có sự giao thoa kỳ diệu như vậy, 
mặc dù cách dùng ngôn ngữ thể hiện có thể 
khác nhau, do đặc điểm từng ngôn ngữ. Và 
đó cũng là một nét đặc thù của nền văn hóa 
các tộc người ở Việt Nam. 
2.3. Tiếp xúc trên bình diện từ vựng 
Xét ở góc độ từ vựng, đặc biệt là từ 
ghép trong tiếng Khmer. Nếu không có từ 
ghép thì không đủ yếu tố để diễn đạt cái 
hay, cái đẹp và chính xác, hay nói khác đi; 
phải có sự thành lập từ để diễn đạt hết mọi 
góc cạnh của cuộc sống và cũng để làm 
phong phú, làm giàu vốn từ vựng dân tộc. 
Cũng như hệ thống từ trong tiếng Việt cần 
phải có từ ghép để tạo thành từ mới, đủ để 
diễn đạt mới mẻ và chính xác. 
Từ trong tiếng Khmer cũng có những 
điểm giống với từ tiếng Việt. Ngoài những 
từ đồng âm và đồng nghĩa nó còn có điểm 
cấu tạo từ giống nhau như C/V nên trong 
câu đố Khmer, tộc người này đã khéo léo 
vận dụng từ ngữ. Qua nghiên cứu và phân 
tích, lại một khía cạnh nữa chúng tôi phát 
hiện tính giao thoa trong ngôn từ của hai 
tộc người này. Ở đây, chúng tôi xét từ ghép 
thuộc từ loại danh từ trong câu đố để tìm ra 
điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng 
Khmer như: 
Ví dụ 6: 
 ត្ថុអវីណាប្សីប្ពល្ឹង ណ្េដាក្់ទឹក្ហ្នឹងសប្មារ់ផឹក្ 
វាសូរដូចពាក្យកមនងសាំរ ប្ត្ ណាប្សស់ រមិត្ៅេឺជាអវី? កទឹក្ 
Phiên âm: 
Vát thôs ca-vây s’rây p’rô lưng kê 
đắc tưk h’nưng som ráp phâk 
Ve sô đuoch pek ka kh’non som but na 
s’ro vô mit kư chea a-vây? 
Trực dịch: 
Cái gì na em gái ơi họ đem chứa 
nước dùng để uống 
Nó có giọng giống viết bao thư này 
em chỉ nó là cái gì? 
Dịch nghĩa văn chương: 
Cái gì kể cả người Khmer – Việt gọi chung 
một tên vật dụng để chứa nước uống. 
Nếu không có nó thì khó đựng nước 
được, đó là cái gì hỡi em? 
(Cái ca nước) 
Câu đố trên có vật đố là cái ca từ “ca” 
cho chúng thấy điểm giao thoa giữa cách 
dùng từ của người Khmer và người Việt. 
Xét về âm tiết, từ “ca” trong tiếng Việt ở 
phương ngữ Nam Bộ và Khmer Nam Bộ 
có cùng một âm tiết, đọc giống nhau và có 
cùng một nghĩa, âm tiết đó khu biệt nghĩa 
chỉ một loại vật dụng trong cuộc sống hàng 
ngày của hai dân tộc. 
Nhưng trong mục này chúng tôi chỉ 
xem xét phân tích sự giống nhau trong 
phạm vi cấu trúc từ của từ ក“ca” có cùng 
một công thức cấu tạo từ: C + V (phụ âm + 
nguyên âm) trong tiếng Khmer ក្ ( ko) + ា 
= ក đọc là ca, ở đây chỉ khác với tiếng Việt 
là ở chổ đánh vần nếu trong tiếng Khmer 
thì đánh vần ko + s’ră a – ka hoặc ko-a=ka, 
thay vì trong tiếng Việt a-c=ca. 
Ví dụ 7: 
ដាំរូក្មួយរនធ៧ នរណាមជិល្ រក្មិនណ្ ើញ។េឺអវី? ក្ាល្មន សស។ 
Phiên âm: 
Đòm bôk muôi run p’răm pi nô na 
kh’chil rôk min khơnh. Kư a-vây? 
Trực dịch: 
Một mô có bảy lỗ người nào lười 
tìm không ra. Là gì? 
Dịch nghĩa văn chương: 
Một mô có đến bảy hang người nào 
lười kiếm thì tìm chẳng ra? 
(Đầu người) 
Ví dụ 8: 
ណ្ៅណ្ ោះមក្ខ្ហ្ល្ មន សសមិនខ្ដល្ រក្មិនណ្ ើញ។សនទូចប្ររក់្ 
Phiên âm: 
Tâu hos môk hel 
m’nu min đel rôk min khơnh. 
(Son-tuoch p’robok) 
66 
Trực dịch: 
Đi bay về lội 
người không từng kiếm tìm không ra. 
(Động tác quăng cần câu) 
Dịch nghĩa văn chương: 
Quăng đi và kéo cần câu về người 
chưa từng thấy khó tìm ra. 
Ví dụ 9: 
ខ្ផាអវីមានណ្ៅប្សុក្យួន ខ្្នក្វាជ ាំមាួន យួនណ្ៅថាណ្ ើម។េឺអវី? 
មាន ស់។ 
Phiên âm: 
Ph’le a-vây mean nâu s’rok duôn 
ph’nek ve chum kh’luôn duôn hau 
tha thơm. Kư a-vây? 
Dịch nghĩa văn chương: 
Trái gì trăm mắt ở xứ Việt gai mọc 
đầy mình người Việt gọi là thơm. Là 
cái gì? Trái thơm hay khóm. 
Trong câu đố này chúng tôi chỉ phân 
tích vế đầu của câu đố để làm rõ kết cấu về 
cấu trúc câu. Trong câu សត្វមួយ/មានណ្ៅប្សុក្យនួ 
(Ph’le a-vây/mean nâu s’rok duôn) Trái gì 
có ở xứ Việt thì ở đây ta thấy “Ph’le a-vây” 
là chủ ngữ, còn vế “mean nâu s’rok duôn” 
là vị ngữ. Đây là điểm giống nhau hai cấu 
trúc trong câu của hai ngôn ngữ này. 
Những nếu ta phân tích về trật tự câu thì ta 
thấy có một điểm khác nhau về trật tự, vị 
từ trong câu như trong tiếng Khmer ta thấy 
“Ph’le a-vây” danh từ “Ph’le” đứng trước 
từ “a-vây”, dịch ra tiếng Việt là một trái gì 
như vậy trong tiếng Việt thì ta thấy tính từ 
và số đếm đứng trước danh từ. Cách sắp 
xếp vị trí của các từ loại trong câu Khmer 
khi dịch sang tiếng Việt cần chú ý và được 
hiểu sâu văn hóa và ngôn ngữ. 
Trong phạm vi giải đố, chúng ta thấy 
cách thành lập từ trong tiếng Khmer có điểm 
giống nhau với cách thành lập từ mới trong 
việc vận dụng sử dụng từ trong tiếng Việt. 
Mục này, bài viết giới thiệu phạm vi thành 
lập danh từ ghép trong tiếng Khmer để đối 
chiếu với từ được trả lời trong câu đố. 
 ន្លម Neam (danh từ ) +ន្លម neam (danh 
từ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ a: មាន ់+ ណ្ម = មាន់ណ្ម nghĩa tiếng Việt là 
gà mái. 
 ន្លម Neam (danh từ ) +េ ណន្លម kun nes 
neam (tính từ ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ b: ត្ ក្ + មូល្ = ត្ ក្មូល្ nghĩa tiếng Việt là 
bàn tròn. 
 ន្លម Neam (danh từ ) +ក្ិរិយ ki ri da 
(động từ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ c: ត្ាល្់ + ក្ិន = ត្ាល្់ក្ិន nghĩa tiếng Việt là 
cối xay 
 សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) + ន្លម 
neam (danh từ ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ d: អនក្ + ខ្ប្ស = អនក្ខ្ប្ស tiếng Việt là nhà 
nông, nông dân. 
 សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) + ក្ិរិយ 
ki ri da (động từ ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ e: អនក្ + អន = អនក្អន nghĩa tiếng Việt là 
người đọc, độc giả 
 សពវន្លម Sap pa neam (đại từ ) អនក្ (neak) +េ ណន្លម 
kun nes neam (tính từ) = ន្លម neam 
(danh từ ) 
Ví dụ g: អនក្ + ាំ= អនក្ ាំ nghĩa tiếng Việt là 
người lớn 
 េ ណន្លម Kun nes neam (tính từ ) + ន្លម neam 
(danh từ ) = ន្លម neam (danh từ ) 
Ví dụ h: ណ្សត្ + ិមាន = ណ្សត្ ិមាន dịch sang tiếng Việt là 
nhà trắng. 
Công thức này phần lớn là từ vay 
mượn từ Pali-Sankrit. Từ ghép được thành 
lập bởi nhiều từ liền kề nhau.. 
Ví dụ l: អនក្ + ជាំនួយ + ករ = អនក្ជាំនួយករតិ្ dịch sang 
tiếng Việt là người trợ lý 
Bài viết lấy một ví dụ nhỏ trong câu 
đố tiếng Khmer để minh chứng, đối chiếu 
với từ được trả lời trong câu đố; để minh 
họa làm rõ thêm công thức trên. 
67 
Tuy tiếng Khmer vay mượn tiếng Pali-
Sankrit, về tiếng Việt thì vay mượn tiếng 
Hán. Đặc điểm “Âm tiết tính” trong tiếng 
Khmer được thể hiện trên cách thành lập từ 
và chữ viết. Trong một khía cạnh nào đó, 
có thể nói rằng, chữ viết đã thể hiện một 
phần đặc trưng tính cách của người Khmer 
“trung thực, biết tiếp thu”. Từ ngữ nào vay 
mượn thì người Khmer vẫn giữ nguyên và 
có thêm dấu để Khmer hóa, đơn giản hóa 
trong việc phát âm, đó cũng là cơ sở để 
nhận dạng từ vay mượn. Vì vậy trong quá 
trình dịch câu đố, chúng tôi gặp không ít có 
khăn trong việc gieo vần. 
Với vật đố được tìm ra ở câu đố trên 
nó thuộc công thức danh từ + danh từ = 
danh từ chỉ đầu là phần phía trên cơ thể 
người từ cằm trở lên trên. 
3. Kết luận: 
Câu đố - một thể loại văn học dân gian 
và những vấn đề xung quanh câu đố mang 
lại cho chúng ta bức tranh tổng thể về các 
khía cạnh của môi trường sống dung dị 
quanh ta. Câu đố là trò chơi trí tuệ, nhằm 
kích thích khả năng tư duy của con người. 
Trò chơi ấy trở nên độc đáo bởi các kỹ 
thuật diễn đạt tài tình với những cách so 
sánh, ẩn dụ, lộng ngữ...rất độc đáo, với 
những cách chơi chữ biến hóa tinh vi... 
TXNN là một hoạt động ngôn từ có 
tính trí tuệ của các chủ nhân câu đố. Mỗi 
dân tộc đều có cách nói riêng và được thể 
hiện trên bối cảnh thực tế xã hội và tư duy 
truyền thống của dân tộc đó. Cùng với sự 
tiếp cận của ngôn ngữ văn học, ta còn có 
thể tìm thấy sự phổ quát và tầm mức ảnh 
hưởng sâu sắc của ý tưởng trong việc sử 
dụng ngôn từ, thể hiện qua chính thực tiễn 
và lời nói của mỗi dân tộc. Qua việc chọn 
lựa từ ngữ chính xác và tinh tế, khai thác 
đặc điểm này trong câu đố theo hướng tiếp 
cận từ lý thuyết ngôn ngữ học tiếp xúc đã 
mở ra một hướng đi mới nghiên cứu về 
ngôn ngữ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Achar Maha Lí Sên Nhà nghiên cứu văn hóa 
Khmer Kế Sách (1995), Tài liệu viết tay Tập 
hợp câu đố Khmer. 
2. Kim Sa Rươn (2011), Quan điểm giáo dục 
Văn học dân gian Khmer, Nxb Ton lê Sap. 
3. Lâm Qui (2011), Giáo trình văn học dân gian 
Khmer Nam bộ, lưu hành nội bộ Trường Đại 
học Trà Vinh, Trường BTVH Pali Trung cấp 
Nam bộ. 
4. Nguyễn Kiên Trường (chủ biên) (2005), Tiếp 
xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 
- TP.HCM. 
5. Tăng Thống Chuôn Nát (1967), Từ điển tiếng 
Khmer, quyển 1-2, Nxb Viện Phật học 
Campuchia. 
6. Từ điển The Encyclopedia of Language and 
Linguistics (1994), quyển 1, tr 354. 
7. Weinreich [Uriel] (1953), Languages in contact: 
Findings and problems, New York: Linguistic 
Circle of New York. Reprinted 1986, The 
Hagua: Mouton. 
Ngày nhận bài:13/02/2015 Biên tập xong: 20/6/2015 Duyệt đăng: 25/6/2015 

File đính kèm:

  • pdftiep_xuc_ngon_ngu_the_hien_tren_cau_do.pdf