Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa là công việc hết sức quan trọng và mất nhiều thời gian trong cả kế hoạch cổ phần hóa, quyết định đến sự thành công khi chuyển DNNN sang công ty cổ phần, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đối tượng cổ phần hóa là các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và đang được Nhà nước giao quản lý, sử dụng nhiều diện tích đất càng phải đòi hỏi việc xác định giá trị doanh nghiệp phải được xác định chính xác, công khai, minh bạch và rõ ràng. Căn cứ tình hình thực tế triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cơ chế chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã từng bước đổi mới, ngày càng hoàn thiện theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ

pdf7 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất 
đầy đủ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thúc 
đẩy việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng của tư 
vấn độc lập, dự thảo Nghị định đã điều chỉnh bổ 
sung phạm vi, đối tượng phải thực hiện kiểm toán 
nhà nước trước khi cơ quan có thẩm quyền công 
bố giá trị doanh nghiệp gồm:
(i) Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 
100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh 
tế và Công ty mẹ của Tổng Công ty nhà nước (kể cả 
Ngân hàng Thương mại nhà nước).
(ii) Các doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà 
nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định 
giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên (theo 
quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 
15/7/2014 của Chính phủ về Tập đoàn kinh tế nhà 
nước và Tổng Công ty nhà nước thì điều kiện thành 
lập Tổng Công ty nhà nước thì vốn điều lệ công ty 
mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng). 
(iii) Các doanh nghiệp cấp II có vốn chủ sở hữu 
theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị 
doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.
(iv) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 
viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ 
hoặc đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Về xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử 
dụng đất trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, 
đảm bảo hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý của doanh 
nghiệp trước khi cổ phần hóa và khắc phục bất cập 
trong việc khi chuyển sang công ty cổ phần mới 
có ý kiến của địa phương về phương án sử dụng 
29NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 118 - tháng 8/2017
đất, dự thảo Nghị định đã hoàn chỉnh, bổ sung quy 
định rõ:
(i) Các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa 
có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang 
quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo 
quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về sắp 
xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và 
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, 
phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hoá.
Phương án sử dụng đất của toàn bộ diện tích đất 
doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng 
phải bảo đảm phù hợp với quy định về sắp xếp 
lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử 
dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương; phù 
hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp.
(ii) Đối với những diện tích đất được giao để 
sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và 
xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc 
cho thuê theo phương án sử dụng đất của doanh 
nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền phê duyệt phải xác định lại giá trị 
quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp 
và thực hiện nộp ngân sách nhà nước. Giá đất để 
xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh 
nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể tại vị trí doanh 
nghiệp có diện tích đất được giao do Ủy ban nhân 
dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (nơi 
doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyết 
định theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 
Điều 114 của Luật Đất đai.
(iii) Đối với diện tích đất còn lại (sau khi loại trừ 
diện tích đất tại điểm (ii) nêu trên) theo phương 
án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa đã 
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, 
doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất có thời 
hạn theo quy định của pháp luật về đất đai và trả 
tiền thuê đất hàng năm theo giá đất cụ thể tại vị trí 
doanh nghiệp có diện tích đất được thuê do Ủy ban 
nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 
(nơi doanh nghiệp có diện tích đất được thuê) 
quyết định theo quy định tại khoản 3 và điểm d 
khoản 4, Điều 114 của Luật đất đai.
Số tiền doanh nghiệp đã nộp hoặc đã trả khi nhận 
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao đất, thuê 
đất chưa hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất 
kinh doanh tính đến thời điểm xác định giá trị doanh 
nghiệp sẽ được xác định là số tiền doanh nghiệp đã 
trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian nhất 
định theo giá đất cụ thể hàng năm theo quy định tại 
thời điểm doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thuê đất với 
cơ quan quản lý đất đai tại địa phương.
(iv) Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày được cấp 
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần 
lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm 
thực hiện các thủ tục để được Nhà nước giao đất, 
cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai. 
(v) Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh 
nghiệp nhà nước phải thực hiện quản lý và sử dụng 
đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích, đúng 
phương án sử dụng của toàn bộ diện tích đất đã 
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy 
định của pháp luật về đất đai.
- Bổ sung hướng dẫn định giá đối với một số 
tài sản đặc thù như: về định giá cổ phiếu doanh 
nghiệp cổ phần hóa nhận được mà không phải trả 
tiền; tài sản hình thành theo hợp đồng BOT; tài sản 
là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (không bao 
gồm quyền sử dụng đất thuê) mà doanh nghiệp 
đã đầu tư và đã ký hợp đồng cho thuê lại, đã xác 
định đơn giá thuê trong hợp đồng và thu tiền ngay 
một lần cho toàn bộ thời gian của dự án; giá trị vốn 
góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ 
phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch 
của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) 
mà không có giao dịch; xác định phần vốn góp của 
doanh nghiệp cổ phần hóa tại các công ty con ở 
nước ngoài; định giá tài sản vô hình
- Để các tổ chức tư vấn định giá chủ động áp dụng 
các phương pháp định giá tiên tiến phù hợp với cơ 
chế thị trường, dự thảo quy định tổ chức tư vấn xác 
định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn các phương 
pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để xác 
định giá trị doanh nghiệp và đảm bảo mỗi doanh 
nghiệp cổ phần hóa phải được áp dụng tối thiểu hai 
(02) phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 
khác nhau trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem 
xét, quyết định; đồng thời hướng dẫn cụ thể việc áp 
30
XAÙC ÑÒNH GIAÙ TRÒ DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC TRÖÔÙC COÅ PHAÀN HOÙA VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 118 - tháng 8/2017
dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 
theo phương pháp tài sản, bỏ nội dung hướng dẫn 
phương pháp dòng tiền chiết khấu. 
- Việc doanh nghiệp cổ phần hóa phải điều 
chỉnh lại sổ sách theo kết quả định giá lại ngay sẽ 
tạo ra sức ép lớn cho doanh nghiệp cổ phần do phải 
trích khấu hao dẫn tới tăng chi phí ảnh hưởng đến 
kết quả kinh doanh, mặc dù toàn bộ khối tài sản 
này doanh nghiệp vẫn đang sử dụng như trước khi 
cổ phần. Vấn đề bất cập này đã được Thủ tướng 
Chính phủ chấp thuận cho phép không phải điều 
chỉnh lại giá trị khi thực hiện cổ phần hóa tại Công 
ty TNHH 1 TV Cao su Tân Biên, Tổng Công ty 
Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp 
Cao su Việt Nam. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo 
của Lãnh đạo Chính phủ tại công văn số 10486/
VPCP-ĐMDN ngày 16/12/2015 của Văn phòng 
Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu thực tế 
việc xây dựng vốn điều lệ và xác định giá khởi điểm 
để bán đấu giá cổ phần tại các đơn vị trên để đề 
xuất với Chính phủ khi trình Nghị định thay thế 
Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Nghị định 189/2013/
NĐ-CP. 
- Về sử dụng kết quả xác định giá trị doanh 
nghiệp, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng 
doanh nghiệp không phải điều chỉnh số liệu sau 
khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị 
doanh nghiệp mà đến thời điểm được cấp Giấy 
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, căn 
cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, 
quyết toán tiền thu từ cổ phần hoá, quyết toán chi 
phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho 
người lao động dôi dư và quyết định công bố giá 
trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm này 
của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp có 
trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán làm 
căn cứ để bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hoá 
và công ty cổ phần. Kết quả công bố giá trị doanh 
nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu là một căn 
cứ quan trọng để xác định giá khởi điểm thực hiện 
đấu giá bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ 
phần hóa. 
Với những điểm đổi mới cơ bản nêu trên, sau khi 
Chính phủ xem xét, ban hành sẽ tạo điều kiện để 
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói 
chung và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà 
nước thành công ty cổ phần nói riêng trong thời 
gian tới có hiệu quả, ngăn chặn thất thoát vốn và tài 
sản nhà nước tại doanh nghiệp, bám sát và đưa tinh 
thần Nghị quyết số 12 - NQ/TW ngày 03/6/2017 
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 
(khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng 
cao hiệu quả DNNN vào cuộc sống, thúc đẩy thực 
hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa 137 doanh 
nghiệp nhà nước trong giai đoàn 2017-2020 (theo 
Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 
của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại 
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà 
nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 
18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển 
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành 
công ty cổ phần; 
2. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 
20/11/2013 của Chính phủ về việc sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 
59/2011/NĐ-CP; 
3. Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 
11/11/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Nghị định số 59/2011/
NĐ-CP; 
4. Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 
5/9/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng 
dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh 
nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
5. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 
tháng 11 năm 2013;
6. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ 
sung một số nghị định quy định chi tiết thi 
hành Luật Đất đai;
7. Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 
15/7/2014 của Chính phủ về Tập đoàn kinh 
tế nhà nước và Tổng Công ty nhà nước;
8. Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 
28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về 
tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, 
doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh 
mục doanh nghiệp nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_xac_dinh_gia_tri_doanh_nghiep_de_co_phan_hoa_doan.pdf
Tài liệu liên quan