Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 2

2. Về mặt định tính

- Lạm phát thuần túy: đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả

của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.

- Lạm phát cân bằng: là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với

mức tăng thu nhập.

- Lạm phát được dự đoán trước: là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước

nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.

- Lạm phát không được dự đoán trước: là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên

liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.

- Lạm phát cao và lạm phát thấp: theo quan điểm của Gary Smith thì lạm phát

cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại

lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát

pdf16 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
- 
- Thứ tư, sức hút của thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán phát triển 
mạnh trong thời gian qua đã hút một lượng tiền lớn vào đây. Ngoài lượng tiền nhàn rỗi 
trong dân được huy động, lượng vốn bằng tiền còn được huy động thông qua vay ngân 
hàng, rút tiết kiệm, bán tài sản (do thay đổi mục tiêu kinh doanh), từ các nhà đầu tư 
nước ngoài.... 
Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý hoang mang của người 
dân trước giá cả thị trường tăng cao, đồng tiền giảm giá nhanh chóng. Để bảo toàn vốn 
của mình, các nhà đầu tư cũng như dân chúng đã chuyển sang mua vàng hoặc kim loại 
quý, đá quý khác thay vì dùng vốn đó kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm. Do vậy một 
lượng tiền lớn được tung vào lưu thông đã làm cho lạm phát trầm trọng hơn. 
Tất cả những nhân tố trên làm cho lượng tiền mặt thực tế có trong lưu thông (T) 
tăng lên quá nhiều, vượt xa lượng tiền mặt thực tế cần có. 
* Lạm phát cầu kéo 
Lạm phát cầu kéo có nguyên nhân bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, vì vậy loại 
lạm phát này thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cá biệt. Lạm phát cầu kéo do 
tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, vượt 
quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển 
nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả năng cung ứng có hạn, mất cân đối này 
làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao. Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình 
trạng phát triển nóng. Điều này thể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung 
luôn thấp hơn cầu (năng lượng, nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên 
lạc, hạ tầng quá tải, công trình, dự án chậm tiến độ ...). Chúng ta đang tập trung mọi nỗ 
lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trong năm 2008, điều này sẽ dẫn tới mất 
cân đối cung cầu hơn nữa và sẽ làm lạm phát tăng cao hơn. 
* Lạm phát chi phí đẩy 
Lạm phát chi phí đẩy do giá vật tư đầu vào tăng. Trong năm qua, nhiều loại 
nguyên vật liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa,  Những loại chi 
phí tăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao 
đối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng 
giá bán hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường 
tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -30- 
Năm 2007 và năm 2008, giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sản 
xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra. Trong năm qua, không ngành sản xuất 
nào trong nước cưỡng lại được xu thế này, bao gồm cả ngành giao thông vận tải, than, 
khai thác đá, luyện cán thép... sắp tới là ngành điện. 
Lạm phát chi phí đẩy mang tính toàn cầu song mức độ diễn ra ở mỗi nước có 
khác nhau. Những nền kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm sẽ không lạm phát, tăng giá 
dầu chỉ là yếu tố dẫn tới tăng giá trong nước. Đối với những nền kinh tế tăng trưởng 
nóng như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát cao. 
Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng 
cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó. 
b.Những giải pháp kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện 
nay 
Từ những vấn đề đã được nêu ở trên, trong ba loại lạm phát tích hợp xuất hiện trong 
nền kinh tế thì lạm phát tiền tệ là nguy hiểm và khó kiềm chế, cần được quan tâm chú 
ý đặc biệt. Những giải pháp được đề xuất sẽ bao gồm cả trước mắt và lâu dài. 
* Một là, cần thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả. 
Ngoài những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua có 
thể áp dụng những giải pháp dưới đây nhằm điều chỉnh lượng cung tiền phù hợp, điều 
chỉnh chính sách tài khoá, tích cực quản lý và tăng hiệu quả của chi ngân sách: 
- Việc cần làm trước mắt hiện nay là giảm nhanh lượng tiền mặt trong lưu 
thông. Một số giải pháp như điều chỉnh lãi suất vay nóng giữa các Ngân hàng, nới lỏng 
tỷ giá hối đoái... là rất cần thiết, tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Cần phải quản lý 
lượng cung tiền trong lưu thông chặt hơn nữa, chủ động tăng vòng quay của đồng tiền. 
Trước mắt nên giảm hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhằm hạn 
chế và kiểm soát lượng tiền tiếp tục được tung vào lưu thông. Ngân hàng Nhà nước 
cần có cơ chế kiểm tra giám sát các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng 
thương mại lớn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tăng vòng quay đồng 
tiền, quản lý lượng cung tiền cho lưu thông. Nếu không quản lý và tăng vòng quay tiền 
tệ sẽ hoàn toàn bị động trong quản lý lượng tiền mặt trong lưu thông, lượng tiền sẽ 
tăng lên nhiều gây ra những hậu quả xấu và dẫn tới lạm phát thường trực. Mặt khác 
phải xác định được lượng tiền thực có trong lưu thông (T), xây dựng chỉ tiêu vòng 
quay tiền, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của toàn ngành. Trên cơ sở đó, Ngân hàng 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -31- 
Nhà nước chủ động giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm thúc đẩy các ngân hàng 
thực hiện các giải pháp tăng vòng quay đồng tiền của mình. Như vậy lượng tiền sẽ 
được cung ứng trong giới hạn an toàn đối với nền kinh tế. 
- Tiếp đó, cần quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách. Cần xem xét lại các chương 
trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu của Chính phủ, của các ban ngành. Tập trung 
ngân sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên 
chuyển vào những năm sau. Tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng việc hoàn thành 
các chương trình, các dự án đúng thời hạn để sớm phát huy tác dụng. Giảm chi phí 
trong các cơ quan khối công quyền, tích cực chống tiêu cực và lãng phí. 
- Các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu điều chỉnh lãi suất ngân hàng 
năng động hơn. Có thể đảm bảo mức lãi suất bình quân cả năm 12%, song mức hiện 
tại có thể điều chỉnh cao hơn nhằm rút bớt lượng tiền mặt ra khỏi lưu thông. Tăng lãi 
suất tiết kiệm trong giai đoạn hiện tại tuy có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tới 
tăng trưởng song trong hiện thời là hợp lý và tác động tích cực tới kiềm chế lạm phát. 
Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên 
thị trường. Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm 
ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với một 
số ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 
như USD, EURO, Yên, Nhân dân tệ... đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập 
khẩu, không gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng 
tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài, cần tạo cơ chế để nhóm khách này có thể giam 
gia, nhất là đối với thị trường chứng khoán. 
- Bên cạnh đó, Chính phủ nên thực hiện bán trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho 
bạc cho dân, thu hồi tiền mặt. Hoạt động này có tác dụng rất tích cực làm giảm nhanh 
lượng tiền mặt trong lưu thông và tác động trực tiếp tới giảm lạm phát. Trong trường 
hợp cấp bách hiện nay, không nên đấu thầu trái phiếu và tín phiếu qua trung gian. 
Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nên triển khai bán trực tiếp cho dân. Bán 
trực tiếp sẽ tránh được các khâu trung gian nên mức lãi suất đối với người mua sẽ cao 
hơn, thu hút được nhiều người tham gia. Có thể tổ chức thành những chiến dịch phân 
phối tín phiếu, trái phiếu trong thời gian cụ thể với cơ chế thuận lợi kết hợp với sự 
tuyên truyền cổ động mạnh mẽ để động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã 
hội tham gia. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -32- 
* Hai là, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế 
Trước thực trạng nền kinh tế phát triển quá nóng, cần phải giảm tốc độ tăng 
trưởng, duy trì tốc độc tăng trưởng xoay quanh 8% là hợp lý. Cần kiểm soát chặt chẽ 
hoạt động đầu tư cả Trung ương và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, chủ 
động điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, có thể chuyển những dự án chưa 
cấp thiết xuống tiếp những năm sau nhằm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. 
- Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, các công trình đầu tư. Khẩn trương hoàn 
thành các dự án, các công trình, đặc biệt là những công trình trọng điểm, hoàn thành 
dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát huy tác dụng. 
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá vật chất, tăng năng suất lao động hơn nữa, nhất 
là sản xuất vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng nhằm tăng năng lực của nền 
kinh tế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để thúc đẩy tiêu dùng nội địa. 
- Kiểm tra, xem xét các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hoá, đánh giá hiệu quả 
vốn đầu tư huy động từ thị trường chứng khoán. Hạn chế các doanh nghiệp loại này 
chuyển hướng kinh doanh từ sản xuất hàng hoá hiện hữu sang dịch vụ, đặc biệt là kinh 
doanh tiền tệ. 
Ba là, hạn chế tăng chi phí 
- Giảm mức tăng chi phí phải thực hiện tiết kiệm trong sản xuất. Để làm được 
điều này, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, 
kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên 
cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, nhất là đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu. 
Một giải pháp giảm mức tăng chi phí khác có thể áp dụng là hoàn thiện công nghệ, đổi 
mới công nghệ, cải tiến tố chức quản lý nhằm tăng năng suất lao động. 
Tóm lại, lạm phát là hiện tượng của kinh tế thị trường mang tính khách quan, dù 
muốn hay không chúng ta cũng vẫn phải đón nhận. Chính vì vậy, cần phải bình tĩnh 
nhìn nhận tìm hiểu bản chất sự việc để có những phản ứng điều chỉnh. Tuy nhiên, để 
thực hiện kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này, Việt Nam sẽ phải chấp nhận từ bỏ 
một số mục tiêu khác. Do đó, Nhà nước Việt Nam cần có sự tham khảo ý kiến của các 
nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác 
trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_tien_te_ngan_hang_phan_2.pdf