Tản đà - Từ nhà Nho tài tử đến nhà Nho tân thời
Tóm tắt. Không phải ngẫu nhiên mà Tản Đà được chủ nhân cuốn Thi nhân Việt Nam ví von
là cánh cửa khép mở của hai thế kỉ, được Hoài Thanh cùng các nhà phê bình văn học đánh
giá là gạch nối của hai thời kì văn học trung đại và hiện đại [4]. Những sáng tác của Tản
Đà vừa là sự tiếp thu nguồn cội của văn học dân tộc, vừa là sự đột phá sáng tạo mở đường
cho một thời kì văn học mới – thời kì hiện đại hóa văn học nước nhà. “Người của hai thế
kỉ” [6;11] ấy bằng những sáng tác của mình đã thực hiện một hành trình dịch chuyển táo
bạo từ “nhà Nho tài tử” với cái tôi thị tài và đa tình đến vị trí “nhà Nho tân học”với những
biến đổi quan trọng trong quan niệm văn học, với cái tôi đa sầu đa mộng và với hình ảnh
một nhà tiểu thuyết kiêm kí giả văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời
lưng chừng (đứng giữa hai thế kỉ, hai thời đại) và bất lực. Ta thường gặp trong thơ ông một nỗi sầu với ý thức về sự hữu hạn của kiếp người, kiểu như: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (Cảm thu tiễn thu). Một chữ “vèo” mà thấy đời người chỉ còn khoảnh khắc, một chữ “vèo” mà chớp mắt cuộc đời đã trôi qua. Đó chẳng phải là điều mới mẻ khác thường, là những hạt mầm cho sự hối thúc cuống quýt, vội vàng, mê đắm mà xót xa của thi sĩ Xuân Diệu sau này đó sao? Nhưng có lẽ, với nhà thơ của núi Tản, sông Đà, cái sầu ở ông không phải là cái sầu tầm thường, vơ vẩn mà chứa chan nỗi niềm nhân thế, kiểu như: “Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con. . . ” (Mậu Thìn xuân cảm) Không thể đi hết mọi chiều kích thế giới vì giới hạn cuộc đời, ông lấy chính cái Mộng của mình để nới rộng, bắc cầu những cuộc đi. Trong thơ văn và bằng thơ văn, Tản Đà theo đuổi những cuộc chơi, cũng là những giấc mộng của riêng mình. Những cuộc chơi trong thú giang hồ xê dịch đã thỏa mãn cái Tôi của ông: Chơi Hòa Bình, Chơi Huế, Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng. . . rồi đến những cuộc viễn du trong trí tưởng tượng ở Giấc mộng con, Giấc mộng lớn. . . Và cuộc chơi lớn mà Tản Đà chung thủy nhất có lẽ là tình ái! Sầu mộng của thi sĩ Tản Đà là sầu mộng muôn đời vạn kiếp, mang màu sắc lãng mạn. Ấy là cái sầu mộng của một nhà nho thời tàn cuộc, gặp nhiều thất bại éo le và bất lực dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Có thể nói, cũng chính những sầu và mộng này của Tản Đà đã mở lối cho thế giới Thơ Mới với những cảm xúc thành thực nhất. Chả thế mà Hoài Thanh đã cung chiêu anh hồn thi nhân rằng: “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa” [6,12]. 53 Bùi Thị Lan Hương 2.2.2. Tản Đà - nhà tiểu thuyết kiêm kí giả Như chúng ta đã biết, trong quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, quãng thời gian những năm đầu thế kỉ XX tuy mới chỉ được xem là bước chuẩn bị song lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là giai đoạn hình thành, đặt nền móng cho một nền văn học mới: nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ, xây dựng trên cơ sở bộ chữ cái La-tinh. Trong nền văn học quốc ngữ ở buổi sơ khởi ấy, văn xuôi quốc ngữ được đánh giá là bộ phận có nhiều biểu hiện mới lạ, hiện đại hơn cả. Văn xuôi Tản Đà là một trong số đó. Lâu nay, người ta thường nhắc nhiều về Tản Đà trong vị thế là nhà thơ - thi sĩ mở đầu cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thậm chí, có người còn khẳng định tuyệt đối: Tản Đà chỉ là một thi sĩ. Thế nhưng Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng khi viết lời đề tựa cho Giấc mộng con đã đáp lại rằng: “Khi nói câu ấy tức là người ta đã phụ bạc biết bao nhiêu công phu của Tản Đà trong nền văn xuôi Việt Nam cận đại. . . .Kì thực, Tản Đà làm văn xuôi rất dụng công mà văn xuôi của Tản Đà rất dồi dào tư tưởng. . . ”[3; 3-4]. Quả thực, căn cứ kết quả khảo sát của Hán Thu thì số lượng tác phẩm văn vần của Tản Đà rất đáng nể phục, có tới 14 cuốn đã in thành sách, ngoài ra còn có hằng trăm bài văn xuôi, văn soạn ra hay văn dịch mà Nguyễn Khắc Hiếu chưa kịp góp lại thành sách. Đấy là chưa kể, ông còn từng làm chủ bút của nhiều tạp chí có tiếng thời bấy giờ (trong Hữu Thanh tạp chí. . . ). Đó là sự cân đong đo đếm về lượng. Về chất, xin mượn lời Hán Thu để một lần nữa "quả quyết mà đáp rằng: giá trị văn xuôi của Tản Đà cũng không kém gì giá trị văn vần của Tản Đà” [3; 4] Khi cả thiên hạ tìm cách hạ bệ “cái cũ”, cái truyền thống, đối lập nó với cái mới đến từ phương Tây. Đặc biệt họ bài xích những yếu tố hoang đường, kì ảo vì cho rằng nó “xa dời hiện thực”, là hiện thân của nền văn học cũ thì Tản Đà quay sang viết tiểu thuyết Giấc mộng con theo hình thức kì ảo, hoang đường và với tài năng của mình ông là người có công rất lớn trong việc tiếp tục duy trì, phát huy và kết nối những tinh hoa của nền văn học cũ với nền văn học mới đang có nguy cơ quay mặt lại với truyền thống hàng ngàn năm của văn học dân tộc. Đến giai đoạn 1932 - 1945, sau một thời gian “cắt đứt” với truyền thống, tiếp nối Tản Đà, văn học hiện đại đã nảy sinh một bộ phận văn học viết theo lối kì ảo với những Thế Lữ (Vàng và máu. . . ), Lan Khai (Truyện đường rừng. . . ), Nguyễn Tuân (Yêu ngôn. . . ). . . Công lao đứng ở vị trí là điểm nối giữa truyền thống và hiện đại, mở ra nhiều xu hướng mới cho văn học dân tộc đó của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là hết sức đáng trân trọng, thể hiện bản lĩnh, tài năng và sự sáng tạo của ông, để rồi sau ông tiểu thuyết sẽ trở thành một thể loại chủ lực của nền văn học hiện đại. Bên cạnh đó, Tản Đà còn đóng vai trò người mở đầu cho sự hình thành loại hình kí giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời, những nghệ sĩ hết sức quan tâm đến đời sống chính trị, đến các vấn đề xã hội đã thể hiện một thái độ nhập cuộc tích cực. Tản Đà đã mạnh dạn đến với văn học chuyên nghiệp một cách quyết liệt và triệt để - một lựa chọn mà ngay cả những nhà văn ở giai đoạn 1932 - 1945 sau này không phải ai cũng làm được. Ông là nghệ sĩ đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại gây sốc trong giới sáng tác bấy giờ khi đưa ra quan niệm “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”, tức coi việc viết văn, làm báo như một nghề và dám kiếm sống bằng ngòi bút của mình dưới xã hội tư sản thuộc địa. Tản Đà không phải là người duy nhất lâm vào bi kịch của nghệ sĩ. Văn học nhân loại đã có rất nhiều hiện tượng kiểu như vậy. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Tản Đà xứng đáng được coi là “người thứ nhất”, nói như Xuân Diệu: “Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm một thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái Tôi” [4; 180]. Ngay từ năm 1916, trong lời đề tựa cho tập Khối tình con (I), người ta đã bắt gặp một chân dung và một tuyên ngôn cho sự tồn tại của loại hình nhà văn mà rồi đây sẽ chiếm vị trí chủ đạo 54 Tản Đà - từ nhà nho tài tử đến nhà nho tân thời trong đời sống văn học: Còn non còn nước còn trăng gió Còn có thơ ca bán phố phường. Ông hăm hở bước chân vào địa hạt báo chí với biết bao dự định cách tân, đổi mới. Nhiều bài báo của ông có tính thời sự cao và mang đậm hơi thở của cuộc sống - hai đặc điểm quan trọng và không thể thiếu của báo chí. Đặt sự nghiệp làm báo của Tản Đà trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ mới thấy hết những nỗ lực của một nhà nho trong việc dùng báo chí để tự khẳng định mình, hay nói cách khác là dùng việc viết văn, làm báo để xác lập vị trí của mình một cách đường hoàng, đĩnh đạc. Nếu như trong truyền thống vẫn quan niệm văn chương như một món quà để thù tạc, để tặng thì đến Tản Đà văn chương trở thành một thứ hàng hóa và viết văn không phải để “mua vui cũng được một vài trống canh” nữa mà là để kiếm sống. Thế nhưng cách “bán thơ” của Tản Đà rất độc đáo. Không phải thơ bị rẻ rúng như món hàng tầm thường mà trái lại giá trị của nó càng được khẳng định qua cái tôi ngông nghênh của nhà thơ. Bán thơ là phải bán cho trời vì thơ hay chỉ Trời may ra mới hiểu thấu hết được. Có một điều độc đáo là con người “nhà nho tài tử” (truyền thống) và “nhà nho tân thời” (hiện đại) ở Tản Đà không hề mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, cái này triệt tiêu hoàn toàn cái kia mà chúng là một sự kế tiếp, bổ sung làm cho nhau mạnh lên, kết hợp với nhau để tạo nên sức mạnh nghệ thuật mới. Tài năng hơn người, cá tính mạnh mẽ, năng lực chuyển đổi, tiếp cận cái mới và một bầu nhiệt huyết kiếm tìm cái mới mẻ trong nghệ thuật ngôn từ đã khiến Tản Đà vượt qua được những hạn chế, định kiến của thời đại, của cá nhân, trở thành người kết nối hai thời đại văn học tưởng như đối lập, bài trừ nhau, góp phần mở ra cả một kỉ nguyên trong lịch sử văn học dân tộc, đem lại cho nền văn học mới bản sắc dân tộc độc đáo, không bị chìm lấp trước sự tấn công vũ bão của văn minh, văn hóa phương Tây đương thời. Sức hút mạnh mẽ từ những sáng tác đầy cá tính, đầy tài năng của ông trước giới trẻ, trước công chúng là rất lớn, tạo nên những bùng nổ dây truyền mới, tạo nên những “cú hích” mạnh mẽ cho nền văn học hiện đại của dân tộc. Công lao ấy là rất lớn, là không thể phủ nhận. 3. Kết luận Quả thật, đã có nhiều công trình, bài viết nói về Tản Đà - gạch nối của Đông - Tây, kim - cổ. Bài viết nhỏ này chỉ tập trung xác lập, khẳng định tính chất “đột biến” của cây bút Tản Đà, biểu hiện ở hành trình dịch chuyển từ “nhà nho tài tử” đến vị trí “nhà nho tân học”. Với sự chuyển dịch theo hướng đổi mới ấy, dễ hiểu tại sao Tản Đà được chủ nhân cuốn Thi nhân Việt Nam ví von là cánh cửa khép mở của hai thế kỉ. Vinh dự ấy và địa vị ấy không phải ai cũng có được trong lịch sử hàng ngàn năm của lịch sử văn học dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Chú, 1993. Thơ văn Tản Đà. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Xuân Diệu, 1929. Công của thi sĩ Tản Đà. Nxb Đời nay, Hà Nội. [3] Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, 1941. Giấc mộng con. Nxb Hương Sơn, Hà Nội. [4] Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (tuyển chọn và giới thiệu), 2000. Tản Đà về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, 1998. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [6] Hoài Thanh – Hoài Chân, 2000. Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học, Hà Nội. 55 Bùi Thị Lan Hương ABSTRACT Tan Da – From a dilettante to a modern Confucian Scholar Bui Thi Lan Huong Faculty of Primary Education, Ha Long University Sure not by an unreasonable purpose, “Thinhan Viet Nam”‘s author appreciated that Tan Da was “the door of two centuries” – as well as “the hyphen of two Vietnamese literary phases: Mediaeval and Modern” by HoaiThanh and other literary critics. Tan Da’s works acquired traditional literature’s success then became the innovation of a new stage of lireraty – modernizing Vietnamese’s literary style. “The man of two centuries” had completed such a bold journey from a dilettante Confucian Scholar with an amorous ego – to a modern Confucian Scholar with milestones in literary conception; with an emotional ago and an image of a professional novelist and a pressman in the transitional period. Keywords: Tan Da, a dilettante, a modern Confucian Scholar, novel, transition. 56
File đính kèm:
- tan_da_tu_nha_nho_tai_tu_den_nha_nho_tan_thoi.pdf