Tầm nhìn về Thất Sơn: Một mô hình hai tác dụng

Trong công cuộc khai phá Nam Bộ của người Việt, vùng đồi núi Thất Sơn -

An Giang luôn được xem là “đất dữ”, cực kỳ khó khăn để chinh phục. Ấy vậy mà

việc khai phá Thất Sơn lại khởi đầu và có hiệu quả từ hoạt động của một tôn giáo

thông qua nhãn quan sâu sắc của vị giáo chủ. Đó chính là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

của Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên.

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo nội sinh đầu tiên ở Nam Kỳ, ra đời năm

1849. Người sáng lập là ông Đoàn Văn Huyên (1807 - 1856), sau xuất gia với pháp

danh Minh Huyên - Pháp Tạng theo bài kệ truyền thừa của chi phái Lâm Tế dòng

đạo Bổn Ngươn, nên người đời sau gọi là Đoàn Minh Huyên, tôn xưng là Đức Phật

Thầy Tây An. Khoảng năm 1847 - 1849, quanh vùng Hậu Giang xảy ra dịch bệnh,

ông đi nhiều nơi trị bệnh và khuyên mọi người tu hành. Bị triều đình nghi là “gian

đạo sĩ”, họ buộc ông đến chùa Tây An (Núi Sam - nay thuộc thành phố Châu Đốc,

tỉnh An Giang) xuất gia. Tại đây, ông tiếp tục trị bệnh và phổ truyền giáo lý.

pdf8 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tầm nhìn về Thất Sơn: Một mô hình hai tác dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
cả một vùng rừng rậm hoang vu, con 
người lại phải đối phó với khí hậu khắc nghiệt, thú dữ, bệnh tật, vậy mà chỉ với 
công cụ thô sơ và quan trọng hơn hết là sức mạnh chính đôi tay mình, họ đã phấn 
đấu không ngừng. Kết quả là sau một năm khai khẩn, năm 1852 hai ngôi làng chính 
thức hình thành với tên Xuân Sơn và Hưng Thới (năm 1890 sáp nhập thành Thới 
Sơn, nay thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Nguyễn Văn Hầu [2006:125] cho 
rằng: “Người ta thấy nếp sống gần với thiên nhiên này rất thi vị và thoát tục, nên 
vui lòng theo đuổi mãi công việc”. Quả vậy, nếp sống đó được họ thi vị hóa trở nên 
thoát tục như sấm giảng Giác mê viết: “Khát thời uống nước Tào Khê / Đói ăn ma 
phạn(*) tối về canh tân” [Giác mê]. 
Như Phật Thầy dạy, đã đến với thánh địa “Bửu Sơn” thì phải bền chí cả về 
đạo lẫn đời:
“Sắt mài đã trọng thừa công
Bửu Sơn đã tới tay không dễ về
Dốc một lòng lên non đào giếng
Kẻo lời phàm đem tiếng thị phi”
 [Giác mê]
Lên non đào giếng phải chăng mang hai hàm nghĩa, có liên quan đến công 
cuộc khai khẩn Thới Sơn của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương? Một mặt, chi tiết tìm 
nguồn nước trên núi là sự ví von cho những khó khăn của người tu hành. Nhưng 
mặt khác nó cũng rất thực tế, bởi trại ruộng nằm trên vùng đất đồi núi, cao ráo nên 
khô cằn, thiếu nước, người dân phải đào giếng tìm nguồn nước. Minh chứng là 
hiện nay ở chùa Phước Điền (trên phần đất trại ruộng xưa) vẫn còn giếng nước của 
Phật Thầy Tây An.
3.2. Xây dựng đời sống tinh thần
Không chỉ kiến trí vùng đất mới, tu sĩ họ Đoàn còn chú ý đến việc xây dựng 
con người mới trên vùng đất đó. Việc lao động ở chốn hiểm trở như sự thử thách 
người tín đồ trong quá trình tu tập: đem lửa thử vàng. Bởi từ thực tiễn cuộc sống lạ 
lẫm ở nơi vừa khai phá, buộc người tín đồ phải chuẩn bị cho mình một tâm thế mới. 
“Con đường đi vào Thới Sơn là con đường đầy hiểm trở thì chắc rằng những người 
không có tâm đạo không khi nào đi đến” [Vương Kim và Đào Hưng, 1953:48].
* Ma phạn: cơm muối vừng. VT.
Trước hết, với tư cách là người nông dân đi khai phá, lối sống ở trại ruộng 
phải đề cao cộng đồng, tập thể. Để tồn tại và tu tập ở vùng đất lạ, họ phải đoàn 
kết giúp đỡ nhau: “Dìu dẫn nhau điểm tô công quả / Phải thật tình với cả chung 
quanh” [Mười điều khuyên tu]. Nhưng với tư cách là tín đồ tôn giáo, họ còn phải 
buông bỏ tham sân si: “Không ham những chuyện mênh mông / Vừa no, đủ ấm, đèo 
bồng mà chi” [Mười điều khuyên tu]. Nếu Trần Nhân Tông từng dạy “Sống trần 
vui đạo phải tùy duyên” (nguyên văn “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” trong bài thơ 
“Cư trần lạc đạo”) thì tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải thế, giữa lao động và tu hành 
phải được kết hợp hài hòa trong tinh thần tiêu dao:
“Khi rảnh việc đồng sâu chợ búa 
Đem sấm kinh tự của thầy ban 
Học cho thông thuộc đôi hàng 
Ngâm nga trong lúc thanh nhàn băn khoăn”.
 [Mười điều khuyên tu]
Không hề bắt ép nặng nề mà chỉ học thuộc đôi hàng, cũng chẳng thực hiện 
nghi lễ rườm rà cao siêu mà chỉ “ngâm nga trong lúc thanh nhàn băn khoăn”, 
chẳng phải sống trần vui đạo hay sao? Theo Đặng Thế Đại [2008] “họ coi chính sự 
sinh hoạt bình thường ấy là tu hành, lấy ngay đời sống bình thường làm đời sống 
tu hành, và vì vậy, mọi hành xử trong đời sống đều là tu, phải hành xử theo tinh 
thần của đạo Phật”.
Quan niệm sống vô vi, thuận tự nhiên của triết học Lão - Trang bàng bạc 
trong tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương. Đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt, tín đồ 
không nản lòng mà vẫn có thể ung dung: “Giày cỏ tới lui trời đất rộng / Áo sen xài 
xạt núi sông dài” [Giác mê]. Được như thế, tâm hồn người tu hành phải thoát khỏi 
những tác động của ngoại cảnh: “Một tấm lòng nhàn mây sắc trắng / Trăm đường 
tục lợi nước màu xanh” [Giác mê]. Rõ chẳng phải thoát tục đó sao? 
Tâm thế đó, ta còn nhiều lần bắt gặp trong các tác phẩm sấm giảng của Bửu 
Sơn Kỳ Hương. Nhưng đáng chú ý hơn cả là, nó thậm chí đã vượt ra khỏi kinh 
giảng và giáo lý một tôn giáo, nâng thành lối sống cộng đồng. Đình làng là thiết 
chế văn hóa cộng đồng mang đậm dấu ấn Nho giáo, vậy mà ở mặt tiền đình Thới 
Sơn lại có đôi liễn đối vượt thoát tư tưởng Khổng - Mạnh: “Quân phi quân, thần 
phi thần, quân thần giai cộng lạc / Phụ phi phụ, tử phi tử, phụ tử thị đồng hoan”. 
Vấn đề rèn luyện con người trên vùng đất Thất Sơn vẫn còn được nhắc đến 
khá ẩn ý sau thời kỳ khai phá, trong bộ tác phẩm Kim cổ kỳ quan của ông Nguyễn 
Văn Thới - một vị tu sĩ nổi danh thuộc thế hệ thứ ba của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương:
53Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
4. Kết quả và nhận định
Ông Vương Thông, cũng là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thuộc thế hệ thứ ba, có 
viết bài vè Thất Sơn vào sau khi Thới Sơn đã được khai khẩn hơn nửa thế kỷ. Qua 
đó, có thể thấy công sức của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương bỏ ra đã thu được những 
thành quả đáng kể, vùng đồi núi trở nên sung túc nhanh chóng dưới bàn tay của 
những người biết sống và tu tập theo giáo lý Phật Thầy:
“Xuân Sơn, Hưng Thới, Nhơn Hòa 
Ba làng thiên hạ người ta vầy vầy 
Đua nhau cuốc đất trồng cây 
Vái Phật cùng Thầy dạ ở làm ăn
[]
Nam thanh nữ tú vui thay 
Chợ thời buôn bán tối ngày không tan 
Khai kinh, dọn lộ, đắp đàng 
Thương hồ qua lại cả ngàn vô ra
[]
Tóc xanh chí những bạc đầu 
Bán buôn từ thiện giữ câu tu trì 
Thuở xưa thầy cựu có ghi 
Ngày sau Bảy Núi vĩnh vi đời đời 
Danh thơm có báu Kỳ Hương 
Ở cho đạo đức bốn phương phục tùng 
Đình Thới Sơn (trái) và chùa Thới Sơn. Ảnh Vĩnh Thông.
“Bề nào hội thí Thất Sơn
Biết rằng quân tử tiểu nhơn vuông tròn”
Phải chăng ẩn ý rằng muốn “kiểm tra” đạo đức của người tín đồ thì phải đưa 
đến vùng khó khăn như Thất Sơn? 
Tích hiền đừng có tích hung 
Tích nhơn, tích nghĩa, tích trung, tích lành”.
[Dẫn lại từ Nguyễn Văn Hầu và Dật Sĩ, 1955: 307]
Danh hiệu tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương dù ra đời từ năm 1849, trước khi họ 
đến khai khẩn Thất Sơn năm 1851, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu thì nó có liên 
quan đến Thất Sơn. “Bửu Sơn” là núi báu, sẽ tỏa ra “Kỳ Hương” là mùi hương lạ. 
Núi báu tỏa mùi thơm phải chăng là quá trình lao động của tín đồ với đời sống thoát 
tục và cống hiến, trải qua bao gian khó đã đơm hoa kết trái trên vùng đất thiêng? 
Rao giảng thuyết Tận thế, vùng Thất Sơn là thánh địa diễn ra hội Long Hoa, 
lập đời mới Thượng ngươn đều là những tiền đề để trở thành động lực chấn hưng 
Phật giáo, một sự sáng tạo của Phật Thầy Tây An [Vĩnh Thông, 2012:67]. Gom dân 
về vùng xa xôi hẻo lánh, khai phá đất hoang để canh tác và sinh sống, là một kiểu 
dinh điền của thời đại mới, hết sức khéo léo. Chủ trương khuyến khích định cư và 
canh tác trên vùng đất khắc nghiệt, không chỉ làm thay đổi đời sống ở nơi đó, mà 
còn buộc người tín đồ rèn luyện sức khỏe, biết chịu đựng khó khăn, thích nghi để 
tồn tại, nhưng trên hết vẫn là rèn luyện tâm hồn, nuôi dưỡng đạo đức của người tu 
hành. Vậy thì đời mới Thượng ngươn ở đâu xa, nếu không phải là một đời sống thế 
tục sung túc và một đời sống tâm hồn an lạc?
Nhà cải cách tôn giáo Pháp Tạng thiền sư, hay Đức Phật Thầy Tây An giáo 
chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, hay nhà dinh điền Đoàn Minh Huyên dù nhìn với 
tư cách nào, chúng ta vẫn thấy ông là một con người có tầm vóc kỳ vĩ. Mô hình trại 
ruộng độc đáo của ông đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển vùng Bảy 
Núi, biến nó thành “hội Long Hoa tại thế”. Và quan trọng hơn, để xứng đáng sống 
“đời mới” Thượng ngươn cần phải có những con người mới, ông đã quan tâm xây 
dựng lớp người đó - những người biết “tích nhơn, tích nghĩa, tích trung, tích lành”. 
 V T
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ðặng Thế Ðại (2008), “Tính đặc sắc Nam Bộ và truyền thống văn hóa Việt Nam qua một 
dòng tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 58, tháng 4/2008.
2. Nguyễn Văn Hầu (2006), Nửa tháng trong miền Thất Sơn (tái bản), Nxb Trẻ, TP HCM.
3. Nguyễn Văn Hầu và Dật Sĩ (1955), Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb Liên Chính, Sài Gòn.
4. Vương Kim và Đào Hưng (1953), Đức Phật Thầy Tây An, Nxb Long Hoa, Sài Gòn.
5. Phật Thầy Tây An (tương truyền), Mười điều khuyên tu, tài liệu không xuất bản.
6. Vĩnh Thông (2012), “Tìm hiểu nguồn gốc danh xưng Bảy Núi”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 
số 11 (113), tháng 12/2012.
7. Nguyễn Văn Thới, Kim cổ kỳ quan, tài liệu không xuất bản.
55Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
TÓM TẮT
Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo bản địa đầu tiên ở Nam Bộ, mang tinh thần nhập thế cao. 
Trong buổi đầu truyền đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương đã đẩy mạnh việc khai khẩn vùng Thất Sơn (An 
Giang), là miền biên viễn phía tây nam đất nước. Bài viết này phân tích mô hình “Trại ruộng” của 
các tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong buổi đầu khai phái vùng Thất Sơn vào nửa sau thế kỷ 
XIX. Mô hình này một mặt khuyến khích người dân định cư, khai phá vùng đất khắc nghiệt thành 
một nơi trù phú, mặt khác đó cũng là môi trường rèn luyện tâm hồn, nuôi dưỡng đạo đức của 
người tu hành, biết “tích nhơn, tích nghĩa, tích trung, tích lành”.
ABSTRACT
AN OUTLOOK ON THẤT SƠN: ONE MODEL - TWO EFFECTS 
The religious belief of Bửu Sơn Kỳ Hương (Way of the Strange Fragrance from the Precious 
Mountain) in the South was the first indigenous religion which had the spirit of entering into life. 
In the beginning of this religion, the followers were encouraged to go and break fresh ground in 
the area of Thất Sơn range (An Giang), the southernmost part of the country. This article aims to 
analyze the model of “Trại ruộng” (Farm of paddy-fields) of Bửu Sơn Kỳ Hương’s followers during 
early days of cultivating the area of Thất Sơn in the second half of the 19th century. This model, on 
the one hand, encouraged people to settle down and cultivate the harsh land into a prosperous 
area; on the other hand, it was also the environment for the improvement of the soul and the 
nurture of morality, helping those who lead a religious life know how to accumulate of the monk, 
accent, accumulate “humanity, righteousness, loyalty and goodness”.
56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017

File đính kèm:

  • pdftam_nhin_ve_that_son_mot_mo_hinh_hai_tac_dung.pdf