Nguồn gốc văn hóa Việt Nam

Với bất cứ dân tộc, hay tôn giáo nào, hễ đã nói tới nguồn gốc là trở thành vấn đề nghĩa là nói

đến những khó khăn, những nghi ngờ, do dự, tìm kiếm rồi nhân đó nẩy ra rất nhiều ý kiến,

nhiều giả thuyết. Nước Việt Nam tất nhiên không nằm ngoài thông lệ đó được: vì nguồn gốc

thường bị chôn sâu dưới những dĩ vãng hỗn tạp: ai dám tự hào biết đích xác và biết hết cả

được. Thành ra mỗi thuyết chỉ nói lên được một vài điểm nào đó. Người sau thấy có những

điều thiếu sót thì lại đưa ra một thuyết mới, để cố nói lên những điều bỏ sót nọ, và đấy là

trường hợp Việt Nho, nó dựa trên một số sự kiện hoặc bị các thuyết trước bỏ quên hoặc để lu

mờ sau đây:

- Trước hết là mối liên hệ giữa Việt Nam và Bách Việt bị bỏ lơ là, nhiều người còn cho là

không liên hệ chi cả với người còn cho là không liên hệ chi cả với người Việt Nam này.

- Không đặt nổi được sự dị biệt giữa hai thứ Nho Giáo, một của thị dân, một của thôn

dân, nên không nhìn ra trận tuyến văn hóa đích thực nằm giữa Hán Nho và Nho sơ khởi mà lại

đặt lầm sang địa hạt chính trị giữa Tàu vàViệt.

- Bởi thế thay vì nhìn nhận mối liên hệ thâm sâu giữa văn hóa Việt Nam với Nho Giáo,

thì lại đặt chúng trên hai trận tuyến chống nhau.

- Do đó không thể nói lên cách lí giải đâu là nét đặc trưng của văn hóa nước nhà, ít ra

những nét cơ bản nhất.

-Vì vậy không thễ thiết lập nổi cho nước một chủ đạo thích hợp tính tình phong thổ và

trình độ tiến hóa riêng biệt.

pdf36 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
vào Trung Quốc . Quyển Tân quốc văn đã thâu thập những tin tưởng trong dân 
chúng nên là chứng tích vô tư . 
Ðó là một số lý do cho phépnghĩ rằng Viêm Việt đã đi vào nông trước Tàuvà nếu cứ 
căn cứ vào niên kỷtruyền thuyết của Phục Hy là năm 4477 và Thần Nông 3326, thì 
Phục Hy là thời Viêm Việt bước mạnh vào súc mục , còn Thần Nông là thời đi vào nông 
nghiệp .Các học giả đời mới hạ thấp hai niên kỷ trên xuống 1628 cho Phục Hy ( tức 
2852 thay vì 4477 cũ ) và 583 cho Thần Nông ( tức 2737 thay vì 3320 cũ ) là vô tình 
bóp méo truyền thuyết của Viêm Việt để sáp nhập vào sử của Hoa tộc. 
 33 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định www.vietnamvanhien.net 
Vậy phải coi niên kỷ cũ là của Viêm Việt và cần được duy trì thì mới hợp với 
những thám quật ở Non Nok Tha và Hang Thần cũng như Lang Chử, Phương Tị 
Ðầu . . . 
Cả thuyết cho rằng Phục Hy, Thần Nông là Tổ của Tàu, còn Việt Nam chỉ nhận là cháu 
ba đời, cũng đồng ý rằng Phục Hy Thần Nông không có mặt tại Hoa Bắc. Vậy thì ở đâu 
? Nếu xét theo niên kỷ truyền thuyết ( mà ở đây không có căn cứ khác )thì phải ở Hoa 
Nam vùng Tứ Xuyênvà sông Hoài vì câu chuyện Lộc Tục với họ Hồng Bàng của Taxẩy 
ra năm 2879, tức lâu trước khi Hoàng Ðế vào nước Tàu ( 2697 ) .Và tuy Ðế Minh chỉ 
nhận cháu 3 đời của Thần Nông thì cũng hơn Tàu không có liên hệ nào tuy có truyền 
thuyết nói Hoàng Ðế với Thần Nông cùng một Tổ là Thiếu Ðiển , nhưng khó chấp nhận 
và cách nhau cả hơn 600 năm . lại ở xa dưới miền Namvà cực Ðông vùng Bắc Kinh, là 
miềnmãi đời Hạ, Tàu cũng còn chưa tới được, thế mà Thần Nông lại có con cháu ở 
Hoa Nam , thí dụ Tam Miêu con cháu của Tấn Văn Chi chòm của Thần Nông .Vì thế 
chính sử Tàu không kể tới, còn truyền thuyết nhận Thần Nông Phục Hy là Tổ người 
Tàu thì chẳng qua là chuyện lộn xộn do xâm lăng chiếm đất thì cũng chiếm luôn Tổ và 
nhận vơ, chứ nếu cứ xét theo huyền thoại thì Phục Hy không phải là người Tàu. Bà 
Hoa Lư dẫm vào lốt chân người to lớn ở Lôi Trạch mà đẻ ra ông Phục Hy, vậy là Phục 
Hy được sinh ra theo lối “ Dã hợp ” của Viêm Việt.Có truyền thuyết nói về thần Nữ Bạt 
sợ điền Tổ ( Thần Nông ) không dám lên trời , Hoàng Ðế phải cho lên trú ngụmạn Bắc . 
Vậy thì Nữ Thần Bạt là con Hoàng Ðế , nay thánh quan thầy của Hoàng Ðế đã có công 
giúp ông đánh bại Si Vưu , mà lại sợ Thần Nông thì chắc khác chủng tộc . . . 
Tiến sĩ Solheimnhận xét rằng Lúa ( oryza saliva ) đào thấy ở Non Nok Thađã có lối 
3000 năm trước kỷ nguyên tức sớm hơn lúa gạo ở Ấn Ðộ và Trung Hoa1000 năm. Nói 
thế có nghĩa là việc thuần hoáLúa ( gọi là Thần Nông ) thuộc Viêm Việt cũng y như sự 
thuần hoá bò( mà huyền thoại gọi là Phục Hy )cũng lại là công của Viêm Việt. Và như 
vậy thì cổ thư cũng như những cuộc thám quật kiện chứng cho huyền thoại, theo đó thì 
Phục Hy, Nữ Oa Thần Nông là Tổ Viêm Việt. Từ đó chúng ta có thể kết luận sang 
bình diện văn hoálà Viêm Việt đặt nền móng trước bởi vì Phục Hy đặt ra Kinh Dịch, 
xem thấy Hà Ðồ , Nữ Oa đặt ra đàn cầm 5 dây tức Ngũ Hành( luyện đá ngũ sắc ) , 
Thần Nông đặt ra Y học, nông học . . . ; mà vì Kinh Dịch, Y học , nông học . . . sẽ là cơ 
sở của Nho giáo sau này , nên kết luận được rằng : Viêm Việt là Tổ của Nho sơ 
khởihay nói khác là Viêm Việt đã đóng góp phần quan trọng vào sự hình thành 
Nho giáo. 
Có người chối sự đóng góp này vì lúc đầu Việt Hoa chưa hợp chủng mà bằng chứng là 
không có sọ Lạc Việt ở Hoa Bắc . Tôi cho rằng không cần hợp chủng cũng có thể đóng 
góp vào văn hoá, chỉ cần sự tiếp xúc là đủ . 
Vậy mà Lạc Việt tiếp cận với Hoa tộcở cà 3 mặt Ðông, Tây, Namtức Thiểm Tây, Sơn 
Ðông, Hà Nam . Người ta càng có lý do mạnh để tin như thếkhi thấy những nước phát 
 34 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định www.vietnamvanhien.net 
triển mạnh về văn hoá như Tề, Lỗ . . . toàn ở về phía Ðông Namtức những miền dễ tiếp 
cận với Lạc Việt.Ðã vậy việc Hoàng tộcmấy nước Tề, Lỗ, Trần đều xưng mình là con 
cháu thần Thái sơn và lấy họ Khương ( Maspéro: Chine Antique . 102 ) tức họ của 
Thần Nông thì ta có thể coi đó như mối liên hệ với Thần Nông . 
Nếu chú ý đến việc người Tàu về sauvẫn khinh dễ họ Khươngcoi là man rợ , bắt làm nô 
lệ , tế Khương (Creel 208 ) , có khi nói là tứ Khương( xem sử nước Ngô : Histoire du 
royaume de Ou par Albert Tschepe . Changai 1896 p. 33 ) , cũng như những thuyết 
chứng minh Phục Hy, Thần Nôngchỉ là vật tổ của dân bản thổ được sát nhập vào cho 
Tàu( Need. I . 163 ) .Thì càng tỏ rõ Thần Nông , phương chi Phục Hy không phải Tổ 
tiêncủa Hoa tộc . Còn sự khinh rẻgọi là Man hay Di cũng là về sau lúc đó đã thành hùng 
cườngmà có lẽ cũng vào cuối đời Chu, chứ lúc đầu thì không có tự kiêunên dễ dàng 
hợp chủng hợp văn hoá với dân Kinh Việt . Cứ xem những việc như ông Vũ khi đến 
miền dân cởi truồng ( Hoài Nam Tử . C. 120 ) , ( Need I . 206 )hoặc vụ ông Thái Bá , 
con cả ông Cổ Công Ðản Phụvà là anh của Văn vương ( lối 1122 tr. k. n. ) .Khi xuống 
lập nghiệp ở miền sau này sẽ là nước Ngô chấp nhận dễ dàng phong tục Lạc Việt cũng 
xâm mình , cũng cắt tóc vắn. . . Mãi sau này những nhà giải nghĩa sử ký chối đi hay giải 
nghĩa cách trẻ con( xem Tschepe . p. 11, 12 ) thì đủ biết lúc đầu văn hoá người Tàu 
còn thấp. Mãi đến năm 887 mà Dùng Dịch ở Kinh Việt còn từ chối tước nhà Chu: “ Ta 
là Man Di , ta không cần chức tước của người Trung Hoa ban cho kẻ sống người chết 
.Albert Tschepe: Histoire du royaume de Tch’ou . p. 10 ). 
Ấy là lúc họ đã thành nước mạnh lắm mà còn hợp chủng hợp văn hoá dễ dàng, huống 
chi khi mới xâm nhập tự ái quốc gia chưa lên cao như sau thì việc thâunhậnvăn hoá 
của Man Di có chi lạ . Trong sử ký Tư Mã Thiên có ghi nhiều trường hợp người Tàu lấy 
vợ Nhung , Ðịch, Khương, Man( Socio. 36 ) thì đó là dấu óc kỳ thị không caođến độ 
ngảng trở việc hợp văn hoá .Nhiều sử gia nhấn mạnh việc người Tàu lúc đầu không có 
kỳ thị các dân xung quanh , nên sống pha trộn kiểu vết dầu loang, chỉ khi cần mới đánh 
chiếm ( xem chẳng hạn Terrien p. 104 – 106 ) . Ðấy là đường lối thâu hoá của người 
Tàu suốt tự đầu lịch sửcủa họ . Ban đầu họ thâu hoá các yếu tố của Viêm Việt để làm 
nên một nền Văn hoá mạnh , rồi sau mới dùng văn hoá mạnh đó để “ đức hoá ” dân 
xung quanh. 
Mọi sáng chế quy cho Hiên Viên ( Hoàng Ðế ) nhưng nếu xét lịch sử thì kỹ thuật phát 
xuất ở Tề, Lỗ ( Need II . 84 ) tức phía Ðông mà Hiên Viên tự phía Tây . 
Vợ Hiên Viên là Luy Tổ phát minh ra tầm tang , nhưng các nhà nghiên cứu đều nói tầm 
tang phát xuất tự miền Nam và mượn luôn cả danh từ tầm( tằm )và nhộng ( Eberhard 
27 . bản Pháp ) . 
Chỉ kể sơ sơ thế đủ thấy rằng quan niệm xưa quy công cho Tàu phải đuợc xét lại 
theo các dữ kiện mớikhám phá từ năm 1929 về sau . Theo đó thì nguồn gốc văn 
hoá của Nho không nên coi Tàu là chủ và là một khối như nay , nhưng nên chia ra từng 
 35 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định www.vietnamvanhien.net 
đợt yếu tố đã cấu tạo nên văn hoá đó .Ông Eberhard chia ra 6 đợt thì quy cho Bắc 3 : 
cổ Mãn Châu, cổ Turc, cổ Tibet, còn Nam 3 có tính cách duyên hải và học giả quen chỉ 
bằng tên Việt ( xem chi tiết Need I . 89 ). 
Tóm lại tuy chúng tôi không chú ý nhiều đến đo sọ, nhưng có nhiều lý chứng 
khác ( mà bài này chỉ đua ra một hai ) để đề ra thuyết Việt Nhotrước sự bỡ ngỡ 
của các học giảchưa biết nghĩ thế nào thì bổng nhiên hôm nay các nhà chuyên 
môn đưa ra những thám quật mới lạ hỗ trợ cho thuyết trên quá sự mong đợicủa 
người khai sinh ra nó . 
Và câu nói Hoa Bắc không có sọ Việt là sai. Vì Hoa Bắc gồm cả Thiểm Tâyvà Sơn 
Ðông đầy nhóc Lạc Việt, vậy có guợng ép lắm thì cũng chỉ nên nói là Trung Nguyên 
không có sọ Việt( * ) , nhưng cũng không nên quyết đoán tuyệt đối kiểu Lạc Việt chỉ ở 
đó dăm nămthì bị Hiên Viên đánh đuổi đi, vì đấy là những con số quá xác định không 
nên đưa ra trong thời xa xôi như vậy . Ta biết rằng nguời Tàu vất vả lắm mới đặt chân 
vào được nước Tàu và phải mất 2000 nămmới chiếm được có hai Tỉnh rưỡi , thì rút lại 
sự hiện diện của Lạc Việt vào 5 – 10 năm là quá tin vào một ngành ( đo sọ ) . Thứ đến 
là giả sử chỉ có5 – 10 năm đi nữalàm sao không có ngưuời chết và nhất là sau 3 trận( 
phải hiểu là nhiều )thư hùng giữa Hiên Viên và Si Vưu làm sao không có người chết, 
nhất là Lạc Việt thuathì phải chết có hàng vạn . Truyền thuyết nói Hoàng Ðế đánh Si 
Vưu máu chảy 100 dặm( Need . II . 108 )là nói lên số nhiều đó . Vì thế tôi chưa tin là 
việc đo sọ đã làm xong . 
Hoặc có thể đời ấy chưa biết chôn táng còn vất xác ra cho chim muông ăn , nên không 
giữ được sọ . Có truyền thuyết lúc xưa đều thế. Trong Văn Hiến thông khảo . Mã Ðoan 
Lâm ( trang 446 )còn nhắc tới dân Ðồn Tốnở mạn Tây Giao chỉcó tục đưa người chết ra 
rừng cho chim ăn hết thịt, còn xương đốt tán rắc xuống biển . Các nhà khảo cổ chưa 
tìm ra sọcủa thổ dân Long Sơn có lẽ cũng vì đó chăng . 
Còn một điều khó hiểu cho người không chuyên môn là tại sao các nhóm đó khác nhau 
quá: cùng là người miền Trung mà Holbe đo là 79.36 , còn Madrolleđo là 84.62 , thế là 
cách nhau đến 5, 62 ! , chỉ cần hai chỉ số đã là một chủng mà đây cách nhau những 5, 
62. 
Người miền Nam tổng quát cũng thế : Madrolle do là 78.98 , còn Holbe là 84. 40 , cách 
nhau 5, 42 . 
Chỉ số sọ nguời Hoa Bắc là 77.54 nhưng với nhà bác học Kogagei là 80.20 , vậy mà 
người BắcViệt theo Huardlà 80.02, và người Huế theo Holbe là 80.81 , thì có khác chi 
mấyvới chì số sọ Hoa Bắctheo Kogogei . 
--------------------------------------- 
 36 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định www.vietnamvanhien.net 
( * )Về việc không gặp sọ lạc Việt ở Trung Nguyên thì quả là một lý cụ thể , nhưng chưa 
hội đủ điều kiện để trở thành quyết định. Trước hết là việc đo chỉ số sọ chưa chắc đã 
làm xong vì nó cũng giống khoa khảo cổ , mà khảo cổ vẫn là chưa thám quật hết , mãi 
tới năm 1968 mà còn tuyên bố như trên( xem The Archeologyof Ancient China của 
Kwang Chih, yale University 1968 ) thì tại sao việcđo sọ kể đã làm xong, nghĩa là đo 
thám quật khắp miền Trung Nguyên bát ngát . 
Cáo Lỗi 
Một số chương trong sách nầy đã bị thất lạc. 
Chân thành cáo lỗi độc gỉa 

File đính kèm:

  • pdfnguon_goc_van_hoa_viet_nam.pdf