Tài liệu Parasitologie

Đặc điểm dịch tễ KST ở Việt Nam

• Nguồn chứa/mang mầm bệnh: gồm vật chủ, sinh vật truyền bệnh, xác súc vật, phân, đất, nước, thực phẩm.

• Đường KST thải ra môi trường hoặc vào vật khác{7}: qua phân, chất thải, da, máu, dịch tiết từ vết lở loét, xác vật chủ, nước tiểu{}

• Đường xâm nhập của KST vào vật chủ, sinh vật: đường tiêu hóa qua miệng/ hậu môn, đường da rồi vào máu/ ký sinh ở da, đường hô hấp, đường nhau thai, đường sinh dục

• Khối cảm thụ:{}

 Tuổi (thuần túy): mọi lứa tuổi cơ hội nhiễm như nhau

 Giới: nam nữ như nhau, trừ 1 vài bệnh

 Nghề nghiệp: tính chất nghề nghiệp rõ ở 1 số bệnh{}

 Nhân chủng: 1 số bệnh KST có tính chất chủng tộc{}

 Cơ địa, thể trạng của cá thể

 Khả năng miễn dịch: nhìn chung, miễn dịch trong bệnh KST không cao.{}

• Môi trường

 Bao gồm đất nước, thổ nhưỡng, khu hệ động thực vật, không khí,. đều ảnh hưởng đến KST.

 Thổ nhưỡng phong phú, khu hệ động thực vật phát triển thì KST phát triển

 Môi trường nhân tạo cũng có ảnh hưởng tới mật độ và phân bố của KST

• Thời tiết khí hậu

 KST chịu tác động lớn của thời tiết khí hậu

 Khí hậu nhiệt đới/bán nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều thì bệnh KST phổ biến.

 Thời tiết khí hậu có thể làm KST phát triển nhanh hoặc bị diệt{}

• Các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội

 Nhiều bệnh KST là bệnh xã hội

 Kinh tế văn hóa, giáo dục, phong tục tập quán, dân trí, y tế, chiến tranh hòa bình. đều có tính quyết định đến bệnh KST{}

 

docx27 trang | Chuyên mục: Ký Sinh Trùng | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tài liệu Parasitologie, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
thể gây tử vong. Sán lợn có thể gây ra bệnh ấu trùng ở não dẫn đến tử vong
Đối tượng đích cần tập trung ưu tiên
Trẻ em: tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, nhất là với giun đũa, giun kim. Trẻ em nông thôn đi chân đất dễ bị nhiễm giun móc.
Nông dân, công nhân nông nghiệp: nhất là ở vùng có tập quán dùng phân tươi, vùng trồng hoa màu, cây công nghiệp, vùng đất bãi ven sông, đất pha cát... dễ nhiễm nhiều loại giun, nhất là giun đũa, giun tóc
Công nhân vệ sinh môi trường đô thị: tiếp xúc với phân, rác, nguy cơ nhiễm giun cao
Công nhân vùng than, đồ gốm: tiếp xúc với đất, đất pha than, dễ nhiễm giun đũa, móc, mỏ
Người có thói quen ăn gỏi, cua nướng, thịt tái, tiết canh... dễ nhiễm sán lá, sán dây
Lưu ý về giun sán:
Gọi là giun lươn vì: giống con lươn, chui rúc trong niêm mạc ruột
Trứng giun móc sau 24h sinh ấu trùng giai đoạn I nên phải XN phân trước 24h
Phòng bệnh của giun móc mỏ là bảo hộ lao động còn giun đũa tóc là vệ sinh ăn uống
Giun tóc khó tẩy vì bám chắc
Giun kim phải dùng 2 liều thuốctẩy cách nhau 2-4 tuần vì dễ và tái nhiễm, 6-8h đã phát triển thành ấu trùng, sau 2-4 tuần→ trưởng thành
Tên khoa học giun sán:
Sán lá gan nhỏ: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus
Sán lá gan lớn: Fasciola hepatica, Fasciola gigantica
Sán lá phổi: Paragonimus westermani
Sán lá ruột: Fasciolopsis buski
Sán dây lợn: Taenia solium
Sán dây bò: Taenia saginata
Sáng máng: Schistosoma haematobium, Schistosoma japonicum, Schistosoma mansoni
Giun lươn: Strongyloides stercoralis
Giun xoắn: Trichinella spiralis
Giun đũa: Ascaris lumbricoides
Giun móc: Ancylostoma duodenale
Giun mỏ: Necator americanus
Giun tóc: Trichuris trichura
Giun kim: Enterobius vermicularis
Câu 39: Tên 10 loại nấm có liên quan đến y học
Bệnh nấm da và niêm mạc
Rhinosporium seeberi: viêm niêm mạc mũi, mắt, da, tai, âm đạo, trực tràng..., tăng sinh niêm mạc, polýp
Microsporum canis: chốc đầu, hắc lào
Trichophyton mentagrophytes: gây nấm tóc, Trichophyton concentricum gây bệnh vảy rồng (tokelau)
Malessia fufur gây bệnh ngoại biên: lang ben, viêm nang lông
Piedra hortai: gây bệnh trứng tóc đen (tóc), trứng tóc trắng (râu, lông)
Candida albicans: tưa miệng, viêm âm đạo, tiêu chảy...
Bệnh nấm nội tạng
Cryptococcus neoformans: thể bệnh: thể phổi nguyên phát, thể viêm màng não- não (hay gặp nhất), thể nhiễm trùng huyết
Candida: nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm phế quản- phổi
Sporothrix schenckii: viêm phế quản- phổi, viêm đường bạch huyết, bệnh nấm toàn thân...
Histoplasma capsulatum: gây bệnh ở hệ lưới nội mô: bạch huyết, phổi, gan, lách, thượng thận, thần kinh trung ương... vì ký sinh trong bạch cầu đơn nhân lớn.
Aspergillus flavus: viêm, u phế quản- phổi; u nấm; bệnh nấm toàn thân
Câu 40: So sánh sinh sản của nấm nang, nấm trứng, thể đảm
Nấm trứng (Phycomycetes)
Nấm nang (Ascomycetes)
Nấm đảm (Brasidiomycetes)
Sinh sản 
-2 sợi nấm gần nhau nẩy ra 2 chồi 
-2 chồi to dần, gặp nhau, nguyên sinh chất hòa hợp, 2 nhân giao kết→ trứng
-Sau khi phát triển 1 thời gian, ở 1 số sợi nấm, nhân của mỗi ngăn nấm chia 2, ghép với nhân của ngăn lân cận; vè nấm→ hữu giới
-Trong mỗi ngăn, nhân chia 2 rồi chia 4, chia 8, nấm trở thành 1 nang chứa 4/8 bào tử
-Trong mỗi ngăn, ở đầu sợi nấm hữu giới, nhân chia 2, chia 4.
-Nấm mọc ra 4 ụ, mỗi nhân vào 1 ụ để thành 4 đảm bào tử
Câu 41: Triệu chứng của tua lưỡi, viêm âm đạo do nấm candida
Tưa lưỡi:
Những đám màu trắng mịn trên mặt lưỡi, trong má, đôi khi ở cả vòm miệng, lợi và amidan. Tổn thương có thể lan xuống vùng thanh quản, thực quản gây gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt. Nếu tự cạo hoặc bóc ra thì rất đau và có thể chảy máu.
Trẻ có thể bỏ bú, quấy khóc
Thường gặp ở trẻ có mẹ bị viêm âm đạo do candida. Trẻ có thể làm lây bệnh sang vú mẹ trong khi bú.
Viêm âm đạo do candida
Khí hư ít, đặc lại, có màu trắng, dai dính, trông như những vảy nhỏ, không có mùi. 
Âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ rực, nóng rát và rất ngứa.
Tiểu rát, giao hợp đau
Câu 42: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh lỵ amip cấp và tổn thương giải phẫu bệnh trong bệnh lỵ amip ở ruột
Triệu chứng lâm sàng của bệnh lỵ amip cấp
Khởi đầu đột ngột
Tam chứng lỵ: đau bụng quặn, mót rặn, phân nhầy máu mũi{}
Xét nghiệm phân thấy thể Magna
Thời kỳ lui bệnh có thể xảy ra bệnh amip ở gan:
Viêm gan amip lan tỏa tiền mủ: khởi đầu thường rất nặng, gan to đau lan lên vai, sốt 38-39⁰C, toàn trạng suy giảm nhiều
Áp xe gan amip: có sự phối hợp của hiện tượng làm mủ sâu, toàn trạng suy giảm nặng, nhiệt độ có sự dao động lớn, gan to đau rõ rệt. 1/3 có hội chứng phổi- màng phổi ở đáy phổi phải
Tổn thương giải phẫu bệnh trong bệnh lỵ amip ở ruột
Amip tiết ra men ly giải protein gây tổn thương niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột bị bội nhiễm vi khuẩn, viêm loét, hoại tử, sung huyết, phù nề
Amip xâm nhập vào thành ruột gây ra những ổ áp xe nhỏ có hình ảnh đặc hiệu (hình cổ chai/ nấm tán)
Biến chứng
Chảy máu đường tiêu hóa
Lồng ruột/ bán lồng ruột
U amip (hiếm gặp, thường lành tính)
Câu 43: Phòng chống giun sán ở Việt Nam
Nguyên tắc chung
Có kế hoạch lâu dài, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn kế tiếp nhau
Tiến hành trên qui mô rộng lớn, có trọng tâm trọng điểm
Xã hội hoá công tác phòng chống giun sán
Lồng ghép vào và các hoạt động y tế, phát triển kinh tế- xã hội
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi
Sử dụng tổng hợp các nguồn lực và biện pháp có thể
Biện pháp chính{8}
Phát triển kinh tế xã hội
Vệ sinh môi trường
Quản lý, xử lý phân tốt
Diệt ruồi, nhặng, gián
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Cung cấp thực phẩm không có mầm bệnh giun sán
Cung cấp nước sạch
Thanh tra vệ sinh thực phẩm ở lò mổ, nhà hàng, chợ...
Truyền thông giác dục sức khỏe về tác hại, yếu tố nguy cơ, cách phòng chống
Thay đổi tập quán hành vi có hại:
Không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi bón ruộng
Không ăn rau sống không sạch, gỏi cá tôm cua, cua nướng, tiết canh, thịt sống
Không đi chân đất, không uống nước lã
Nằm màn 
Bảo vệ da chân tay cho người làm ruộng ở vùng thả vịt ở ruộng nước
Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh
Cắt ngắn móng tay, không để trẻ mút tay
Ăn uống hợp vệ sinh
Phát hiện bệnh
Chẩn đoán dịch tễ
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán xét nghiệm
Điều trị định kỳ
Điều trị đối tượng
Điều trị hàng loạt
Câu 44: Đặc điểm chung của nấm
Hình thể: cấu tạo gồm 2 bộ phận
Bộ phận dinh dưỡng: sợi nấm (nấm sợi) hoặc TB nấm (nấm men)
Bộ phận sinh sản: có những bộ phận sinh sản vô giới hoặc hữu giới (trừ nấm Actinomycetes)
Đặc điểm sinh học
Phát triển không cần ánh sáng mặt trời
→Sống ở mọi nơi, mọi chỗ trong tự nhiên
→Xâm nhập vào mọi tổ chức của cơ thể
Cần 2 điều kiện để phát triển: nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
→Nuôi cấy phải có đủ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm
→Phòng chống nấm cần triệt tiêu 2 điều kiện trên
Nấm dễ dàng phát triển trong mọi môi trường, kể cả môi trường nghèo hoặc không có chất dinh dưỡng
→Chẩn đoán và nuôi cấy cần phân biệt, tách được nấm gây bệnh và nấm tạp
→Điều trị và phòng chống rất khó khăn
Nấm sinh sản nhanh, nhiều, dễ dàng
→Điều trị khó khăn
→Điều trị, phòng chống phải triệt để
Tác hại của nấm
Gây bệnh ở nhiều cơ quan, nội tạng
Tác hại với công tác bảo quản
Vai trò của nấm
Tiêu hủy rác, chất thải tự nhiên
Sản xuất kháng sinh, thuốc bổ
Sản xuất rượu, thực phẩm
Sản xuất thức ăn gia súc
So sánh với vi khuẩn
Giống nhau
Đều là sinh vật bậc thấp, không có diệp lục
Kỹ thuật nuôi cấy giống nhau
Bệnh đều có tính lây lan
Khác nhau
Nấm có cả sinh sản vô giới và hữu giới
Nấm có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào
Bệnh nấm thường diễn biến bán cấp hoặc mạn tính
Kháng sinh kháng nấm thường không có tác dụng với vi khuẩn và ngược lại
Sinh sản
Hữu giới
bằng trứng
Bằng nang bào tử
Bằng đảm bảo tử
Vô giới
Bào tử đốt
Bào tử chồi
Bào tử áo
Bào tử thoi
Bào tử phấn
Bào tử đính
 +2: tại sao ở Việt Nam giun mỏ chỉ hay gặp ở người làm thợ mỏ?
 + 3: phương pháp dân gian tẩy giun kim cho trẻ nhỏ?
 + 4: hội chứng Lốp -phơ( viết vội quên mất tiếng Anh viết thế nào, ở Việt Nam gọi là hội chứng Sìn - Hồ, do vùng này ở Lai Châu mắc loại kst gì mà do ăn cua nướng không kỹ ấy, lâu không đọc kst mình quên mất)
 + 5: dịch tễ của 1 loài nào đó ( thường là loài trong câu hỏi bạn bốc được) thay đổi theo vùng, phân bố theo vùng như thế nào, sắp xếp theo thứ tự nào?
 +6: Bạn nên nắm rõ 1 số vùng đặc trưng bởi loài kst nào đó. Vd: Nghĩa Hưng , Nam Định nổi tiếng với sán lá gan nhỏ chẳng hạn.
 +7 :tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mắc bệnh do 1 loài kst nào đó. Vd: mắc bênh kst sốt rét thì tiêu chuẩn vàng là lấy máu lúc sốt đi soi.
 +8 :Những công trình nghiên cứu của bộ môn như dùng giấy xen-lô-phan phết hồ tìm giun kim ở kẽ hậu môn trẻ em ấy.
 +9 :Tên La-tinh nên nhớ nhé. tên cùng phòng mình vào thầy Đề ngon quá, hỏi câu để lấy 8 là tên La-tinh của giun kim mà nó ko nói được nên thầy cho 7.
 +10 : Bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch là Yersina pestis .
 + Điều trị sán dây bò cần chú ý điều gì nhất?
 + Quinin chiết xuất từ cây gì trong tự nhiên
Thuốc điều trị
Amip, gardia, trichomonas: Metronidazol, Tinidazol, Ornidazol, Secnidazol, Diphetarson, Paromomycin
Giun đũa, móc mỏ, tóc, kim, lươn: pyrantel pamoat, albendazol, mebendazol (kim có thêm piperazin)
Giun chỉ: DEC (dietyl carbamazin)
SLGN, SLGL, SLP,: praziquantel (dx pyrazinoisoquinolin, Distocid, có thai, lái xe, Ca), albendazol (SLGL thêm triclabendazol)
SLR, SD: niclosamid, praziquantel, pyrantel pamoat
GX: mintezol, praziquantel
SM: praziquantel
Toxoplasma: daraprim, pyrymethamin, sulfamid, kháng sinh (rovamycin, tetracyclin)
Trùng roi đường máu và nội tạng: nifurtimox, benzanidazol, melarsoprol, rifampicin
SLGN: Nghĩa Hưng, nam ĐỊnh
SLP: Sìn Hồ Lai Châu, Mộc châu sơn la
SLR: trước đây nhiều nhưng đã giảm, nay hiếm gặp, ở lợn nhiều
SD: thường ở miền núi 6%, sd lợn 22% ít hơn sán dây bò 78%. ATSL: Hà Bắc
GL: dưới 1%. SLGL: 40 tỉnh. SM: chưa thấy

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_parasitologie.docx
Tài liệu liên quan