Sự phân hóa mức sống dân cư theo tiểu vùng ở Bình Định

Tóm tắt. Mức sống dân cư là một trong những nội dung chính trong quá trình cải thiện,

phát huy “nguồn vốn con người” và hướng đến cuộc sống chất lượng, bền vững; hiện nay

vấn đề nâng cao mức sống dân cư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chiến lược,

chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, vùng và lãnh thổ. Bằng phương pháp

phân tích, tổng hợp tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi 400 hộ gia đình trên địa bàn, kết quả

nghiên cứu cho thấy mức sống dân cư ở tỉnh Bình Định có sự phân hóa theo lãnh thổ (2 tiểu

vùng) rõ nét, đó là tiểu vùng Đồng bằng và dải ven biển phía Đông, tiểu vùng Trung du và

miền núi phía Tây. Sự phân hóa mức sống dân cư theo tiểu vùng là cơ sở để đề xuất các

giải pháp phù hợp với từng địa phương nhằm cải thiện, nâng cao mức sống trong tương lai.

pdf15 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sự phân hóa mức sống dân cư theo tiểu vùng ở Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hiếm 67,4%), hơn nữa điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông và kết hợp các yếu tố khác về 
thu nhập, trình độ, ý thức, địa hình,  có thể khẳng định mức độ thuận lợi không cao. 
+ Nhóm chỉ tiêu bổ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt và VSMT 
Loại hình nhà ở: Ở tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông có 214/305 hộ có nhà ở kiên cố (chiếm 
70,2%), loại hình nhà ở thiếu kiên cố chỉ có 3/305 hộ (chiếm 1,0%) và không có loại nhà đơn 
sơ, nhà tạm. Ở tiểu vùng TD&MN phía Tây tiêu chí này ở mức thấp hơn, nhà ở kiên cố có 31/95 
hộ (chiếm 32,6%), 21/95 hộ có nhà ở thiếu kiên cố (chiếm 22,1%) và vẫn còn 12/95 hộ có nhà 
đơn sơ, nhà tạm (chiếm 12,6%), đây là những hộ sinh sống ở các xã miền núi khó khăn, vùng 
đồng bào dân tộc H’rê (An Toàn, An Nghĩa huyện An Lão), Bana, Chăm (Vĩnh Sơn, Vĩnh 
Kim huyện Vĩnh Thạnh) có đời sống rất khó khăn. 
Điện: Số hộ gia đình sử dụng điện lưới ở ĐB&DVB phía Đông là 285/305 hộ (chiếm 
93,4%), chỉ có 20/95 hộ không có điện lưới (chiếm 6,6%), trường hợp này ở xã đảo Nhơn Châu 
cách trung tâm TP. Quy Nhơn 24 hải lí. Ở tiểu vùng TD&MN phía Tây, có 76/95 hộ sử dụng 
điện lưới (chiếm 80,0%), có 11/95 hộ (chiếm 11,6%) không phải điện lưới (sử dụng đầu máy để 
phát điện) và vẫn có 8/95 hộ sinh sống trên địa bàn chưa có hệ thống điện (sử dụng đèn dầu và 
bếp củi để chiếu sáng) vì điều kiện địa hình vùng núi, hiểm trở của các làng O5, O2, K6 Vĩnh 
Kim (5 hộ) và Vĩnh Sơn (3 hộ), cụm từ “đói điện” không còn quá xa lạ với người dân, qua cách 
vì von của cộng đồng dân cư nơi đây, “đói điện” nên “đói” luôn các nhu cầu thiết yếu về đời 
sống tinh thần, “đói” thông tin và cả việc phát triển kinh tế cũng “bó tay” [14]. 
Loại hình hố xí: Tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông có 227/305 hộ gia đình sử dụng hố xí hợp 
vệ sinh (chiếm 74,4%), có 78/305 hộ sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc chưa có nhà vệ sinh 
(chiếm 25,6%). Ở tiểu vùng TD&MN phía Tây, số hộ sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc 
chưa có nhà vệ sinh chiếm cao hơn số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tương ứng 48/95 hộ (chiếm 
50,5%) và 47/95 hộ (chiếm 49,5%) và tương phản đáng kể với tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông. 
Khi phân tích ở tiêu chí này, có thể nhận thấy mối quan hệ với tiêu chí loại hình nhà ở của 
các hộ gia đình, thông thường ở các hộ gia đình hố xí hợp vệ sinh gắn liền loại hình nhà ở kiên 
cố/bán kiên cố để đáp ứng nhu cầu khi MSDC ngày càng tăng. Kết quả kiểm định Chi – Square 
với Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 giữa biến Nhà ở với biến loại hình hố xí đã đủ độ tin cậy cho 
tính phụ thuộc này. 
2.3. Đánh giá chung 
Qua phân tích các tiêu chí phản ánh MSDC theo 2 tiểu vùng ở tỉnh Bình Định, dễ dàng nhận 
thấy được sự khác biệt giữa tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông với tiểu vùng TD&MN phía Tây. 
Ở tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông, tất cả các tiêu chí gắn với mức tăng (tức là giá trị càng 
cao chứng tỏ MSDC cao) đều cao hơn tiểu vùng TD&MN phía Tây, trong đó một số tiêu chí 
cao hơn nhiều lần như TNBQĐN/tháng, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, tỉ lệ đi học 
chung, tương quan số BS và GB/1 vạn dân, các tiêu chí phản ánh điều kiện sống nhà ở kiên cố, 
điện lưới, hố xí hợp vệ sinh Các tiêu chí gắn với mức giảm (giá trị càng nhỏ chứng tỏ MSDC 
Nguyễn Đức Tôn 
106 
càng cao) ở tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông đều thấp hơn so với TD&MN phía Tây, đáng chú ý 
nhất là tỉ lệ hộ nghèo đa chiều và tỉ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi chênh lệch rất lớn giữa 2 
địa phương. Đồng thời, các tiêu chí gắn với TNBQĐN/tháng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo 
như hệ số GINI và chênh lệch 20% nhóm hộ giàu nhất và 20% nhóm hộ nghèo nhất mặc dù 
chênh lệch không cao nhưng phản ánh khá rõ ràng sự khác biệt giữa các nhóm, bộ phân dân cư 
trong nội bộ tiểu vùng. 
Xét về sự biến đổi MSDC qua các tiêu chí thể hiện sự tăng, giảm trong giai đoạn 2010 – 
2018, tiểu vùng TD&MN phía Tây một số tiêu chí biến đổi nhanh, trong đó đáng chú ý là tốc độ 
tăng TNBQĐN/tháng, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, tỉ suất tử vong của trẻ em dưới 1 
tuổi, các tiêu chí phản ánh điều kiện sống về nhà ở, điện và hố xí hợp vệ sinh, các tiêu chí còn 
lại ở tiểu vùng ĐB&DVB phía Đông biến đổi nhanh hơn nhưng mức độ chênh lệch không nhiều 
so với tiểu vùng TD&MN phía Tây như hệ số GINI, tỉ lệ đi học đúng tuổi 
Như vậy, nếu so sánh tương quan về MSDC thì có thể khẳng định tiểu vùng ĐB&DVB 
phía Đông cao hơn tiểu vùng TD&MN phía Tây, đồng thời sự biến đổi MSDC ở tiểu vùng 
ĐB&DVB phía Đông có phần chậm hơn TD&MN phía Tây. Kết hợp giữa dữ liệu thứ cấp và sơ 
cấp qua kết quả điều tra hộ gia đình thì nhận thấy sự phân hóa thành 2 nhóm cực về MSDC ở 
tỉnh Bình Định. Trong thời gian tới, cần phải chú ý đến vấn đề giảm dần phân hóa giàu nghèo vì 
MSDC biến đổi nhanh, sự phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc, đặc biệt là tiểu vùng TD&MN 
phía Tây, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo (nghèo tuyệt đối) nhưng vẫn còn cách biệt rất xa với 
các hộ gia đình giàu (nghèo tương đối) vì nền tảng về tư liệu sản xuất trong đời sống còn hạn 
chế và không bền vững. 
3. Kết luận 
Đảm bảo MSDC hướng đến sự ổn định, bền vững ở các vùng lãnh thổ là nhiệm vụ quan 
trọng trong quá trình phát triển KT – XH, nội hàm khái niệm MSDC và các chỉ tiêu đánh giá 
MSDC ngày càng được mở rộng, từ khía cạnh thu nhập, vật chất là yếu tố chính đến sự đáp ứng 
các nhu cầu tinh thần, văn hóa, chính trị trong đời sống thường ngày. 
Bằng các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với hiện đại dưới góc nhìn Địa lí 
học, có thể nhận thấy sự phân hóa MSDC theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định rất rõ nét, tiểu vùng 
ĐB&DVB phía Đông với các đặc trưng về sự phát triển kinh tế biển (đặc biệt là công nghiệp và 
dịch vụ) và sự thuận lợi về các nguồn lực cơ sở hạ tầng, dân cư, nguồn lao động là cơ hội để 
tạo nên MSDC cao hơn và cách biệt so với tiểu vùng TD&MN phía Tây với đặc trưng về nền 
kinh tế nông – lâm nghiệp, cùng với đó là những hạn chế nhất định về trình độ văn hóa, cơ sở hạ 
tầng và khả năng tiếp cận các loại hình dịch vụ 
Phân tích, đánh giá sự phân hóa MSDC theo lãnh thổ là cơ sở quan trọng để đề xuất các 
giải pháp cải thiện và nâng cao mức trong tương lai, theo tác giả trong thời gian tới cần đẩy 
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng địa phương, nâng cao chất lượng nguồn lao động, 
xây dựng các mô hình kinh tế giảm nghèo, phát triển sinh kế, thực hiện có hiệu quả các chương 
trình hành động tại địa phương và đầu tư nguồn vốn cho các cộng đồng dân cư là những giải 
pháp cốt lõi và chủ yếu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cục thống kê tỉnh Bình Định, 2019, Niên giám thông kế tỉnh Bình Định năm 2018, Nxb 
Thống kê. 
[2] Tổng cục thống kê, 2019, Niên giám thông kê Việt Nam năm 2018, Nxb Thống kê. 
[3] C. Mác, 2000), Bản thảo kinh tế - Triết học 1844. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 42, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
Sự phân hóa mức sống dân cư theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định 
107 
[4] Amartya Kumar Sen, Martha Nussbaum, 1993, The Quality of life. 
[5] Amartya Sen, 1988, The Standard of Livin, Cambridge University Publisher, UK 
[6] Nguyễn Như Ý, 2013, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 
[7] Hoàng Đức Nhuận. (1995). Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số” do GS. Hoàng Đức 
Nhuận. Dự án VIE/94/P01 – Hà Nội. 
[8] Tổng cục thống kê, 2011 – 2017, Kết quả khảo sát MSDC Việt Nam từ 2010 – 2016, Nxb 
Thống kê. 
[9] Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Bình Định, 2019, Các báo cáo 
thường niên về Kết quả phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 
2010 – 2018. 
[10] Viện nghiên cứu phát triển KT - XH tỉnh Bình Định (2010 - 2019), Hệ thống dữ liệu ở các 
huyện, TX, TP tỉnh Bình Định (2010 - 2018), TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 
[11] Sở Lao động - Thương bình và Xã hội tỉnh Bình Định (2010 - 2019), Tổng hợp kết quả 
điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo ở tỉnh Bình Định từ năm 2010 - 2018, Quy Nhơn 
[12] Sở Khoa học và Công nghệ Bỉnh Định, 2008, Địa chí thiên nhiên, dân cư và hành chính 
tỉnh Bình Định, Quy Nhơn. 
[13] Hoàng Qúy Châu, 2013, Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ Địa lí 
học, Trường ĐHSP Hà Nội. 
[14] https://nongnghiep.vn/no-luc-dua-dien-luoi-quoc-gia-den-vung-cao-post240012.html 
[15] Đỗ Thiên Kính, 2015, Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam và khu vực nông 
thôn giai đoạn 1992 – 2012, Nghiên cứu con người số 5 (80), 3 - 18. 
[16] Dao Minh Quang, 2004, Rural Poverty in Development Countries: An Empirical Analysis. 
[17] Dao Minh Quang, 2004, Rural Poverty in Development Countries: An Empirical, Journal 
of Economic Studies, V.31, No.6, p 500 - 508. 
[18] Kumar Sen, Martha Nussbaum, 1993, The Quality of life, Oxford. 
[19] Krueger, Lindahl, 1999, The well – being of nations, the role of Human and Social Capital, 
education and skills, Organization for Economic Co-operation and Development. 
ABSTRACT 
Distribution of people's living standard area in Binh Dinh province 
Nguyen Duc Ton 
Faculty of Natural Sciences, Quy Nhon University 
The people’s living standard is one of the main contents in the process of improving and 
promoting "human capital" towards a quality and sustainable life; currently, the issue of 
improving the living standards is one of the most important tasks in socio-economic 
development strategies and policies of countries, regions, as well as territories. By the method 
of analyzing, synthesizing documents, surveying with questionnaires of 400 households in the 
area, the research results show that the living standards of people in Binh Dinh province are 
differentiated by territory (2 sub regions), which are the eastern plain - coastal sub region and 
the western highland - mountainous sub region. The differentiation of living standards by sub 
region is the basis for proposing solutions suitable to each locality in order to improve and raise 
living standards in the future. 
Keywords: The people’s living standard, the eastern plain - coastal subregion, the western 
highland - mountainous subregion, Binh Dinh province. 

File đính kèm:

  • pdfsu_phan_hoa_muc_song_dan_cu_theo_tieu_vung_o_binh_dinh.pdf
Tài liệu liên quan