Sự biến động giá cổ phiếu của các công ty thâu tóm ở Việt Nam
Tóm tắt
Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu mức độ biến động của giá cổ phiếu của 25 công ty niêm
yết ở Việt Nam khi công bố thông tin thâu tóm và sáp nhập, giai đoạn từ 26/8/2008 đến 08/4/2015.
Phương pháp nghiên cứu sự kiện được áp dụng để tính toán tỷ suất sinh lợi bất thường với các
khung cửa sổ sự kiện trước, xung quanh và sau ngày công bố thông tin. Kết quả cho thấy, đối với
những cửa sổ sự kiện ngắn xung quanh ngày công bố thông tin (1 tuần giao dịch, 2 tuần giao dịch,
4 tuần giao dịch), tỷ suất sinh lợi bất thường của các công ty thâu tóm có giá trị lớn hơn hoặc bằng
không. Đối với cửa sổ sự kiện sau ngày công bố thông tin, kết quả về lợi nhuận bất thường cũng
cho kết quả tương tự. Thị trường cho rằng động cơ chính của các thương vụ thâu tóm và sáp nhập
là tăng giá trị của doanh nghiệp sau hợp nhất do lợi thế kinh tế theo quy mô.
BỐ THôNG TIN ‐16, 1.63435% 19, ‐1.93436%‐2.5% ‐2.0% ‐1.5% ‐1.0% ‐0.5% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% ‐20 ‐18 ‐16 ‐14 ‐12 ‐10 ‐8 ‐6 ‐4 ‐2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Lợ i n hu ận % Cửa sổ sự kiện (ngày) Hình 4 : Lợi nhuận bất thường trung bình (Average Abnormal Return) cho cửa sổ sự kiện (-20,20) kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP 55Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) Bảng 4: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (0,0) Cửa sổ sự kiện (0,0) 90% 95% 99% Mean 0.54003% 0.54003% 0.54003% Variance 0.0008978 0.00089781 0.000897812 Std Dev 0.0299635 0.02996351 0.029963513 t value 0.9011509 0.9011509 0.901150896 Kết luận E(ARit)>= 0 E(ARit) >= 0 Bác bỏ H2 Tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu tại ngày diễn ra sự kiện (t=0) có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0. Thị trường phản ứng tích cực với cổ phiếu của các công ty thâu tóm sau khoảng thời gian chờ đợi thông tin thâu tóm được công bố chính thức. Nhà đầu tư kỳ vọng rằng các doanh nghiệp Việt đã tận dụng cơ hội, có chiến lược M&A phù hợp để trở thành những tập đoàn mạnh, kinh doanh đa ngành. Bảng 5: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-3,3) Cửa sổ sự kiện (-3,3) 90% 95% 99% mean 0.41368% 0.41368% 0.41368% variance 0.000835 0.000834995 0.000834995 Std Dev 0.0288963 0.028896275 0.028896275 t value 1.89383 1.89383 1.89383 Kết luận E(ARit) >= 0 E(ARit) >= 0 Bác bỏ H2 Bảng 6: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-5,5) Cửa sổ sự kiện (-5,5) 90% 95% 99% mean 0.44137% 0.44137% 0.44137% variance 0.0008268 0.000826774 0.000826774 Std Dev 0.0287537 0.028753674 0.028753674 t value 2.5455425 2.5455425 2.5455425 Kết luận E(ARit) >= 0 E(ARit) >= 0 E(ARit) >= 0 Bảng 7: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-10,10) Cửa sổ sự kiện (-10,10) 90% 95% 99% mean 0.24794% 0.24794% 0.24794% variance 0.000784835 0.000784835 0.000784835 Std Dev 0.028014901 0.028014901 0.028014901 Count 525 525 525 t value 2.027833254 2.027833254 2.027833254 Kết luận E(ARit) >= 0 E(ARit) >= 0 Bác bỏ H2 Tương tự cho kết quả vào ngày t = 0, lợi nhuận bất thường cho giai đoạn xung quanh sự kiện trong khoảng thời gian một tuần giao dịch (-3,3) cho kết quả lớn hơn hoặc bằng 0 (Bảng 5). Cửa sổ sự kiện tương ứng với hai tuần giao dịch (-5,5) và bốn tuần giao dịch xung quanh sự kiện (-10,10) cũng cho kết quả nhất quán với cửa sổ (-3,3) (Bảng 6, Bảng 7). Điều này được hiểu rằng giá cổ phiếu của các công ty thâu tóm tăng xung quanh sự kiện thâu tóm trong khoảng thời gian giao dịch từ một tuần đến một tháng. Thị trường cho rằng các thương vụ thâu tóm của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Việt Nam xuất phát từ việc các công ty thâu tóm xác định đúng đối tác, hợp tác trên cơ sở cùng tận dụng ưu điểm, cộng hưởng sức mạnh của hai bên, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, các doanh nghiệp bị mua là các doanh nghiệp đã có thương hiệu, có thị trường, công ty đi mua muốn thâu tóm để mở rộng chuỗi giá trị và tiếp cận thị trường. Kết quả nghiên cứu nhất quán với các kết quả nghiên cứu cho thị trường các nước đang phát triển. Cụ thể: nghiên cứu của Zhu và Malhotra (2008) cho thị trường Ý trong giai đọan 1999-2005, nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2008) cho thị trường Trung Quốc, nghiên cứu của S. Bhabra và Huang (2013) cho thị trường Trung Quốc từ 1997 đến 2007. Các nghiên cứu này đều đi đến kết luận rằng kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP 56 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu công ty tiến hành thâu tóm có giá trị dương trong ngắn hạn. Bảng 8: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-15,15) Cửa sổ sự kiện (-15,15) 90% 95% 99% mean 0.14164% 0.14164% 0.14164% variance 0.000811451 0.000811451 0.000811451 Std Dev 0.028485986 0.028485986 0.028485986 t value 1.591918836 1.591918836 1.591918836 Kết luận E(ARit) >= 0 Bác bỏ H2 Bác bỏ H2 Bảng 9: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-20,20) Cửa sổ sự kiện (-20,20) 90% 95% 99% mean 0.04393% 0.04393% 0.04393% variance 0.001019802 0.001019802 0.001019802 Std Dev 0.031934345 0.031934345 0.031934345 t value 0.440462092 0.440462092 0.440462092 Kết luận Bác bỏ H2 Bác bỏ H2 Bác bỏ H2 Bảng 10: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (-30,30) Cửa sổ sự kiện (-30,30) 90% 95% 99% mean -0.002796% -0.002796% -0.002796% variance 0.001034036 0.001034036 0.001034036 Std Dev 0.03215643 0.03215643 0.03215643 t value -0.03395945 -0.03395945 -0.03395945 Kết luận Bác bỏ H2 Bác bỏ H2 Bác bỏ H2 Khi xét cửa sổ sự kiện trong khoảng thời gian dài (-15,15),(-20,20) và (-30,30), tỷ suất sinh lợi bất thường của công ty thâu tóm không lớn hơn hoặc bằng 0 (Bảng 8, Bảng 9, Bảng 10). Tỷ suất sinh lợi bất thường có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0 cho các khung cửa sổ sự kiện ngắn (từ 1 tuần giao dịch đến 1 tháng giao dịch), nhưng không đúng cho các khung cửa sổ sự kiện dài hơn. KếT QUẢ KIểM ĐịNH LợI NHUậN BấT THƯờNG SAU NGày CôNG BỐ THôNG TIN Bảng 11: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (1,3) Cửa sổ sự kiện (1,3) 90% 95% 99% mean 0.41687% 0.41687% 0.41687% variance 0.000797766 0.000797766 0.000797766 Std Dev 0.028244756 0.028244756 0.028244756 t value 1.278193245 1.2781932 1.2781932 Kết luận E(ARit) >= 0 E(ARit ) >=0 Bác bỏ H3 Bảng 12: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường ARit cho cửa sổ sự kiện (1,5) Cửa sổ sự kiện (1,5) 90% 95% 99% mean 0.46315% 0.46315% 0.46315% variance 0.000866 0.000866 0.000866 Std Dev 0.02943 0.02943 0.02943 t value 1.75934 1.75934 1.75934 Kết luận E(ARit) > 0 E(ARit ) > = 0 Bác bỏ H3 Khung thời gian ngắn sau khi sự kiện diễn ra (1,3), (1,5), tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu cũng lớn hơn hoặc bằng 0 (Bảng 11, Bảng 12). Điều này cho thấy, giá cổ phiếu biến động tăng sau khi thông tin thâu tóm được công bố rộng rãi ra công chúng, và thị trường kỳ vọng rằng động cơ của các thương vụ thâu tóm của các công ty niêm yết ở Việt Nam dựa trên nền tảng hợp lực giữa công ty thâm tóm và công ty mục tiêu. Chính động cơ tích cực này đã đẩy giá cổ phiếu của công ty thâu tóm trong khoảng thời gian 3 đến 5 ngày giao dịch sau khi thông tin thâu tóm được công bố ra thị trường. Tuy nhiên, kết quả cổ phiếu của công ty thâu tóm có tỷ suất sinh lợi dương ngược với kết quả bài nghiên cứu của Nguyễn và Lê (2011) cho các công ty thâu tóm tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2005 đến 2/2011. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn và Lê cho kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP 57Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) rằng tỷ suất sinh lợi tích lũy của các công ty nhỏ có giá trị dương (nhưng không có ý nghĩa thống kê) trong khi của các công ty lớn có giá trị âm. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu có thể được giải thích là do dữ liệu nghiên cứu của bài viết được thu thập từ 2008-2015. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của hoạt động M&A tại Việt Nam, bắt đầu từ 2007 khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với nhiều rào cản được dỡ bỏ cho các nhà đầu tư tại Việt Nam cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước. Ngoài ra, sau giai đoạn phát triển tự phát ban đầu, từ năm 2011, thị trường M&A Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển chiều sâu, theo đó, những công ty tốt, có tiềm năng phát triển trở thành doanh nghiệp mục tiêu của các công ty đi mua có tiềm lực tài chính, và các doanh nghiệp mục tiêu này cũng sẵn sàng hơn trong việc chào đón thâu tóm của các cổ đông chiến lược. Kết luận Thâu tóm và sáp nhập là một hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bắt nguồn từ động cơ tích cực (gia tăng giá trị của doanh nghiệp khi sử dụng hiệp lực) hoặc từ động cơ tiêu cực (sự ngạo mạn hoặc lợi ích nhóm của các nhà quản trị). Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để tìm hiểu động cơ của hoạt động thâu tóm sáp nhập của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua phân tích lợi nhuận bất thường, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu các công ty đi mua có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0 tại ngày công bố thông tin thâu tóm và cho các khung cửa sổ xung quanh sự kiện ngắn (-3,3), (-5,5), (-10,10) cũng như cho giai đoạn sau sự kiện (1,3) và (1,5). Kết quả này nhất quán với các nghiên cứu của Zhu và Malhotra (2008) cho thị trường Ý, nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2008), nghiên cứu của S. Bhabra và Huang (2013) cho thị trường Trung Quốc. Nhà đầu tư kỳ vọng rằng sau khi thâu tóm, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau sáp nhập sẽ khả quan do động cơ tích cực của các thương vụ thâu tóm và sáp nhập là làm tăng giá trị của doanh nghiệp sau hợp nhất. Thông qua thâu tóm và sáp nhập, công ty đi mua mở rộng hoạt động sản xuất và thâm nhập vào thị trường mới, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp hoặc xác định vị trí chiến lược và hình thành mô hình tập đoàn.q Tài liệu tham khảo 1. Frank de Jong and Peter de Goeij, 2009, Event Study Methodology, Tilburg University 2. Harjeet S. Bhabra, Jiayin Huang, 2013, An empirical investigation of mergers and acquisitions by Chinese listed companies, 1997-2007, Journal of Mulitnational Financial Management 3. Mahabubur Rahman, Mary Lambkin, 2015, Creating or destroying value through mergers and acquisitions: A marketing perspective, Industrial Marketing Management 4. Neelam, Surendra, 2013, Impact of Corporate Governance Score on Abnormal Returns of Mergers and Acquisitions, Procedia Economics and Finance 5, 2013 5. Nguyễn Thu Hiền, Lê Tường Luật ,2011, Ảnh hưởng của công bố thông tin thâu tóm và sáp nhập lên suất sinh lời cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 14, Q2 - 2011
File đính kèm:
- su_bien_dong_gia_co_phieu_cua_cac_cong_ty_thau_tom_o_viet_na.pdf