So sánh trạng ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán
Tóm tắt - Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu trước của chúng tôi về
“một hướng tiếp cận khác về trạng ngữ trong tiếng Việt”, thông qua kết
quả nghiên cứu này chúng tôi lấy tiếng Việt làm cơ sở, tiến hành so
sánh trạng ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Mục đích thông qua so
sánh có thể tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về trạng ngữ
của hai ngôn ngữ ở các phương diện như: tính chất, dấu hiệu trạng
ngữ, vị trí cú pháp, cấu tạo, phân loại và các hướng nghĩa của trạng
ngữ. Xét ở góc độ loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Hán có nhiều
điểm tương đồng: đều là ngôn ngữ đơn lập, ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu
dựa vào trật tự từ và hư từ để biểu đạt; thứ hai đều là ngôn ngữ
SVO.Cả hai phương diện này làm cho trạng ngữ tiếng Việt và tiếng
Hán về đại thể tương đồng, song cũng tồn tại không ít khác biệt.Bài
viết mong muốn có thể cung cấp cho người học, người nghiên cứu
nguồn tài liệu tham khảo liên quan.
n thể đều có bích báo. (Hồ Chí Minh) (40’) [几乎]各机关,部队,团体都有壁报。 (41) Nhà tôi và cơ quan tôi làm việc [đều] ở phía cuối thành phố. (Nguyễn Minh Châu) (41’) 我家和工作的地方[都]在城市最后面。 (42) Đó là một cô gái mắt đen, [trạc] mười lăm. (nt) (42’) 那是一个黑眼睛的姑娘,[大概]十五岁。 2.3.8. Trạng ngữ ngữ khí Thường được cấu tạo bởi các phó từ biểu thị ngữ khí như: có lẽ, may màTrạng ngữ ngữ khí, vị trí cú pháp tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau; có thể đứng sau chủ ngữ, câu (43) (43’); phần lớn thường đứng đầu câu, ví dụ: (44)-(45) và (44’)-(45’). (43) Vợ anh [có lẽ] trạc tuổi gần ba mươi. (Nguyễn Minh Châu) (43’) 他妻子[也许]快三十了。 (44) [May làm sao]! Cái con mẹ Huệ nhà tôi lúc ấy cũng vừa gánh hai thúng đá (nt) (44’)[幸好啊]!那个时候我家小惠也从田外挑着两 副箩筐回来。 (45) [Bất thình lình] hắn chạy vô gọi em em(nt) (45’) [突然间]他跑来叫小妹小妹。 2.3.9. Trạng ngữ chỉ cách thức – phương tiện Chủ yếu được cấu tạo bởi tính từ, động từ song âm tiết, từ tượng thanh hoặc cụm giới từ như “bằng”, “với”, “theo”, “như” ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 39 (46) Khuê vất sách [vội vàng] chạy đến xin lỗi. (Nguyễn Minh Châu) (46’) 阿圭扔完书[匆忙]跑来道歉。 (47) Cụ để ba đồng xu vào tay Liên... rồi [lảo đảo] bước ra ngoài. (Thạch Lam) (47’) 老奶奶把三毛钱放在小莲手里后来[踉跄]走出来。 (48) Tôi từ chối khéo [bằng cái mặt lạnh lùng]. (Nguyễn Minh Châu) (48’) 我[用一个冷冰冰的脸]委婉拒绝了。 Vị trí trạng ngữ chỉ phương tiện cách thức giữa tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau, đều đứng trước vị từ trung tâm, ví dụ: (46)-(47) và (46’)-(47’). Cấu tạo bởi cụm giới từ, vị trí trạng ngữ tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau, tiếng Việt thường đứng cuối câu, sau vị từ; trong khi tiếng Hán thường đứng trước vị từ, câu (48) và (48’). 2.3.10. Trạng ngữ tình thái Thường được cấu tạo bởi tính từ song âm tiết và một số động từ biểu thị tâm lý như nổi giận, tin tưởng, thất vọng (49) Nó [ngơ ngác] hỏi tôi: những trái mận biến đâu hết rồi? (Nguyễn Nhật Ánh) (49’) 他[疑惑地]问我那些李子都在那里呢? (50) Anh lấy thuốc lá mời Khuê hút [một cách hào phóng]. (Nguyễn Minh Châu) (50’) 他拿出烟来[大方地]请阿圭抽。 (51) [Lễ phép], mẹ con chị Dậu cùng cúi đầu chào.(Ngô Tất tố) (51’)酉姐母女俩[礼貌地]一起低着头(向霸建夫妇) 打招呼。 Trong tiếng Việt vị trí trạng ngữ tình thái thường linh hoạt hơn so với tiếng Hán, có thể đứng trước vị từ như câu (49), cuối câu ví dụ (50), cũng có thể đứng đầu câu ví dụ (51); trong khi tiếng Hán đa phần thường đứng trước vị từ, không thể đứng cuối câu hoặc đầu câu, ví dụ (49’)- (51’).Trạng ngữ tình thái thường mang tính miêu tả, biểu thị trạng thái, tư thế, tâm trạngcủa chủ thể khi thực hiện hành vi động tác do đó trong tiếng Hán loại trạng ngữ này thường phải dùng dấu hiệu trạng ngữ “de”; đối với loại này tiếng Việt cũng sử dụng dấu hiệu trạng ngữ “một cách” nhưng không bắt buột như trong tiếng Hán. Có thể thấy, vị trí các loại trạng ngữ tiếng Việt và tiếng Hán phần lớn tương đồng, thường đứng trước vị từ trung tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trạng ngữ được cấu tạo bởi cụm giới từ, tiếng Việt thường phải đứng sau vị từ. 2.4. Về chỉ hướng ngữ nghĩa của trạng ngữ Chỉ hướng ngữ nghĩa của trạng ngữ, về mặt cú pháp, trạng ngữ phụ gia cho vị từ trung tâm nhưng về mặt ngữ nghĩa có một số trạng ngữ không phát sinh quan hệ trực tiếp với vị từ mà phát sinh quan hệ với một thành phần danh từ nào đó trong cấu trúc, chỉ hướng ngữ nghĩa thành phần danh từ. Vì vậy, Trạng ngữ về mặt ngữ nghĩa có thể chỉ hướng nhiều thành phần cú pháp: Chỉ hướng vị từ trung tâm, chỉ hướng chủ ngữ, chỉ hướng nhiều thành phần khác. 2.4.1. Chỉ hướng vị từ trung tâm Trạng ngữ và trung tâm ngữ là hai thành phần cấu tạo trực tiếp nằm trên cùng một tầng cấu trúc; giữa hai thành phần này vừa có quan hệ cấu trúc, vừa có quan hệ ngữ nghĩa, lúc này quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cấu trúc nhất quán, là một cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa tương ứng. Đây là loại thường gặp nhất trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ví dụ: (52) Trăng [từ từ] lên cao. (Nam Cao) (52’) 月亮[渐渐地] 升高。 (53) Tôi [đã] thôngđiếu và bỏ thuốc rồi. (nt) (53’) 我[已]把烟袋收藏起来并戒了烟。 (54) Lượng [hết sức] xông xáo nhưng cũng khôn ngoan rất mực. (Nguyễn Minh Châu) (54’) 阿亮[非常] 机敏同时也聪明得很。 Trạng ngữ chỉ hướng vị từ chủ yếu do phó từ, từ tượng thanh, hoặc vị từ cấu tạo nên. Trong các câu trên, ngữ nghĩa trạng ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đều chỉ hướng vị từ trung tâm. Trạng ngữ “từ từ” trong câu (52) và “渐渐” trong (52’) chỉ hướng vị từ “lên cao” và “升高”, “đã” trong câu (53) và “已” trong (53’) chỉ hướng vị từ “thông” và “ 藏”, “hết sức” trong câu (54) và “非常” trong (54’) chỉ hướng vị từ “xông sáo” và “机敏”. 2.4.2. Chỉ hướng chủ ngữ Trạng ngữ chỉ hướng chủ ngữ (chỉ phát sinh quan hệ ngữ nghĩa với chủ ngữ) cũng là loại thường gặp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Trạng ngữ và chủ ngữ nằm ở những tầng cấu trúc khác nhau trong câu nhưng có liên hệ về mặt ngữ nghĩa, trạng ngữ miêu tả tâm trạng, thái độ, biểu cảm, tư tháicủa chủ thể khi thực hiện động tác. Ví dụ: (55) Thùy [niềmnở] bắt tay từng người một. (Nguyễn Minh Châu) (55’) 小垂 [热情地]跟每个人握手。 (56) Nó [thất vọng] nhìn xuống bàn tay mình (Nguyễn Nhật Ánh) (56’) 他[失望]地看着自己的手。 (57) [Hoảng hốt], chị Dậu bồng cả hai con đứng dậy. (Ngô Tất Tố) (57’) 酉姐[恐慌地]抱着两个孩子站了起来。 Trong câu (55), (55’) trạng ngữ “niềm nở” “热情” cùng vị từ trung tâm “bắt tay” “握手” nằm ở cùng một tầng cấu trúc, nhưng ngữ nghĩa của nó lại chỉ hướng chủ ngữ “Thùy” “小垂” ở tầng cấu trúc trên, miêu tả thái độ khi “bắt tay” “ 握手” của “Thùy” “小垂”. Câu (56), (56’) trạng ngữ “thất vọng” “失望” chỉ hướng chủ ngữ “nó” “他”, miêu tả trạng thái tâm trạng của chủ ngữ khi thực hiện hành vi động tác. Trạng ngữ “hoảng hốt” “恐慌” trong câu (57), (57’) chỉ hướng chủ ngữ “chị Dậu” “酉姐”, miêu tả tâm trạng khi “bồng” hai con của chủ ngữ. Do loại trạng ngữ này miêu tả chủ ngữ, vì vậy giữa nó và chủ ngữ tồn tại quan hệ trần thuật và bị trần thuật, đặc điểm này tiếng Hán cũng tương tự tiếng Việt. Ví dụ: Thùy niềm nở bắt tay từng người một. → Thùy rất niềm nở. 小垂热情地跟每个人握手。→小垂很热情 40 Nguyễn Thị Minh Trang Nó thất vọng nhìn xuống bàn tay mình → Nó thất vọng. 他失望地看着自己的手。→他失望。 Hoảng hốt, chị Dậu bồng cả hai con đứng dậy. → Chị Dậu hoảng hốt. 酉姐恐慌地抱着两个孩子站了起来。→酉姐恐慌. 2.4.3. Chỉ hướng nhiều thành phần Tiếng Việt và tiếng Hán đều có trạng ngữ ngữ nghĩa của nó có thể chỉ hướng mấy thành phần trong câu, nghĩa là một trạng ngữ đồng thời miêu tả trạng thái của mấy thành phần ở những tầng khác nhau, ví dụ: (58) Cô [cẩn thận] kiểm tra lại sổ sách, các bài giảng. (Nguyễn Minh Châu) (58’) 她认真地再检查簿籍、教案。 (59) Vợ ở trong nhà vỗ nhịp, [mơ mơ màng màng] ngâm nga dân ca. (Truyện ngắn) (59’)妻在屋里拍着闰儿,[迷迷糊糊]地哼着眠歌。 (60) Tràng [ngoan ngoãn] đáp lời mẹ. (Kim Lân) (60’)阿长[温顺地] 回答妈妈。 Trạng ngữ “cẩn thận” “认真” trong câu (58), (58’) vừa nói rõ phương thức động tác “kiểm tra” “检查” vừa miêu tả thái độ của chủ ngữ “cô” “她”. Câu (59), (59’) trạng ngữ “mơ mơ màng màng” “迷迷糊糊” nói rõ phương thức “ngâm nga” “哼” của vị từ trung tâm đồng thời cũng miêu tả trạng thái tinh thần của chủ ngữ. Câu (60), (60’) trạng ngữ “ngoan ngoãn” “温顺” vừa nói lên phương thức động tác “đáp” “回答” vừa miêu tả thái độ của chủ ngữ. Qua phân tích trên có thể thấy, chỉ hướng ngữ nghĩa trạng ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt đại thể giống nhau, có thể chỉ hướng vị từ trung tâm, chỉ hướng chủ ngữ và nhiều thành phần khác trong câu. Khi trạng ngữ chỉ hướng vị từ trung tâm thì quan hệ chỉ hướng ngữ nghĩa và thành phần bị phụ gia, phụ gia của bình diện cú pháp nhất quán, là một cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa tương ứng. Khi trạng ngữ chỉ hướng chủ ngữ hoặc nhiều thành phần khác thì quan hệ chỉ hướng ngữ nghĩa và thành phần bị phụ gia, phụ gia của bình diện cú pháp không nhất quán, là một cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa không tương ứng. 3. Kết luận Thông qua so sánh có thể thấy tính chất trạng ngữ tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau, đều là thành phần phụ gia cho vị từ, có tác dụng hạn định hoặc miêu tả. Tiếng Việt và tiếng Hán đều có dấu hiệu trạng ngữ, “một cách” là dấu hiệu trạng ngữ trong Tiếng Việt, tiếng Hán dùng trợ từ “地” “de”. Cách sử dụng “một cách” và “de” phần lớn là giống nhau, chỉ có trạng ngữ mang tính miêu tả mới dùng dấu hiệu trạng ngữ (miêu tả chủ thể của hành động khi thực hiện hành vi động tác hoặc miêu tả hành vi động tác), còn các loại trạng ngữ mang tính hạn định không cần dùng. Điểm khác nhau là trong tiếng Việt trạng ngữ mang “một cách” thường đứng cuối câu, trong khi tiếng Hán luôn đứng trước vị từ. Cấu tạo trạng ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán khá đa dạng, có thể do phó từ, danh từ, đại từ, tính từ, động từ, từ tượng thanh, cụm từ cố định, cụm giới từ cấu tạo nên. Có thể thấy vị trí của các loại trạng ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán phần lớn là tương đồng, thường đứng trước vị từ, có khi đứng đầu câu. Tuy nhiên cũng có trường hợp khác nhau như trạng ngữ được cấu tạo bởi cụm giới từ: “bằng”, “với”, “như” tiếng Việt thường đứng sau vị từ. Trạng ngữ tình thái trong tiếng Việt thường linh hoạt hơn tiếng Hán, có thể có 3 vị trí, đứng trước vị từ trung tâm, cuối câu hoặc đầu câu; trong khi tiếng Hán thường chỉ có 1 vị trí là trước vị từ. Chỉ hướng ngữ nghĩa trạng ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán đại thể tương đồng. Trạng ngữ có thể chỉ hướng vị từ trung tâm, chỉ hướng chủ ngữ và nhiều thành phần khác trong câu. Chú thích: Để thuận tiện trong cách trình bày, bài báo sử dụng các ký hiệu sau đây: Trạng ngữ [ ]; Trung tâm ngữ _____ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Minh Trang, “Một hướng tiếp cận khác về trạng ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 12, 2017, 31-36. [2] 阮氏明庄,魏金光, “越南语与汉语状语语序对比分析”, 3, 辽宁 工业大学学报,2012, 27-29. [3] 潘氏霞, 汉越语状语语序的对比研究, 广西师范大学, 2007. [4] 唐燕飞,越南学生习得汉语状语的偏误分析,广西民族大学, 2007. [5] 邢福义,现代汉语. 北京: 高等教育出版社, 2004. (BBT nhận bài: 01/02/2019, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/02/2019)
File đính kèm:
- so_sanh_trang_ngu_giua_tieng_viet_va_tieng_han.pdf