Sáng kiến kinh nghiệm Dạy văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm ''Thuốc'' và "Tôi yêu em"
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vì thế cần có sự phát triển đồng bộ,
của tất cả các hình thái ý thức xã hội, các nhân tố khác nhau trong đó có giáo dục.
Quan điểm giáo dục của Việt Nam là hướng đến sự toàn diện, không chỉ cung cấp tri thức mà quan
trọng hơn cả là góp phần hoàn thiện nhân cách của con người- những Con Người thực thụ, để từ đó
mỗi người có thể biết cách làm việc, biết cách chung sống, biết cách khẳng định mình. Môn Ngữ
văn trong nhà trường phổ thông cũng không nằm ngoài hướng đi ấy bằng cách cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Đặc biệt với bộ môn Ngữ
Văn đang có những thay đổi quan trọng về cách dạy, cách học, cũng như chương trình nội dung sách
giáo khoa, để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
iễn bài dạy ở các lớp 12C5, 12C6, 12C9 và bài kiểm tra 15 phút tại lớp với đề bài:" Đề ra: Trong câu chuyện mùa xuân, Lỗ Tấn đã để cho bà mẹ Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du gặp nhau ở nghĩa trang. Sự gặp gỡ đó có ý nghĩa gì?" Chúng tôi nhận thấy. - Ưu điểm: + Các em nắm được nội dung bài học, hiểu hơn về tác phẩm + Có kĩ năng đọc hiểu một truyện ngắn nước ngoài + Nâng cao phông văn hóa vì các em được tiếp cận với những thành tựu văn hóa đỉnh cao của thế giới - Nhược điểm: Một số học sinh có sự nhận thức hạn chế nên vẫn chưa tiếp nhận được những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua các văn bản. + Kết quả cụ thể: Năm học Lớp dạy thực nghiệm Lớp dạy đối chứng 2011- 2012 Lớp Kết quả Lớp Kết quả Yếu TB Khá Giỏi Yếu TB Khá Giỏi 12C6 40HS 0 14 35% 23 58% 3 7% 12C4 47HS 1 2% 28 60% 17 36% 1 2% 12B9 50HS 0 12 24% 30 60% 8 16% 12C10 50HS 0 31 62% 18 36% 1 2% Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em Người thực hiện Hồ Phúc Hiếu- Nguyễn Thị Hương 48 2. Bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn giảng dạy và thực hiện tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm bài học sau để có thể dạy tốt các tác phẩm VHNN: 2.1. Về phía giáo viên Từ thực tiễn giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp mang tỉnh tổng thể để góp phần nâng cao hiệu quả dạy VHNN ở trường trung học phổ thông như sau: - Phải trực tiếp tiếp xúc với văn bản. Đây là yêu cầu đầu tiên bởi tất cả tư tưởng của tác giả được thể hiện ở hệ thống ngôn từ. Với những tác phẩm dài hơi, SGK chỉ trích đoạn, các GV nên chịu khó tìm đọc trọn vẹn tác phẩm từ đó mới cơ cái nhìn tổng thể, sâu sắc. - Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: Tác giả, hoàn cảnh lịch sử. Thông thường, một tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của thời đại. Vì vậy, việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời chắc chắn sẽ hiểu tác phẩm sâu hơn. - Cần tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm về con người, các chuẩn mực đạo đức của dân tộc đã sản sinh ra tác phẩm trong mối tương quan với văn hóa dân tộc Việt Nam. Việc đặt tác phẩm văn học vào mối tương quan văn học của hai dân tộc là để hiểu sâu sắc hơn tác phẩm đồng thời thấu hiểu hơn nhân loại.Bởi trên thực tế dù có khác nhau về ngôn ngữ,màu da thì điểm chung của con người vẫn là hướng đến những điều tốt đẹp. - Chú ý ngôn từ của văn bản vì đây là tác phẩm văn học dịch. Khi chuyển thể một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác là một công việc thú vị nhưng vô cùng khó khăn. Dù cố gắng đấn mấy cũng không thể chuyển tải hết vẻ đẹp so với nguyên tác, nhất là thơ. Vì thế, khi dạy VHNN, cần chú ý đối sánh giữa bản dịch và nguyên tác để HS có thể hiểu kỹ hơn tác phẩm. - Cần giao nhiệm vụ trước cho HS trước khi đến với bài mới. Đây là việc làm rất cần thiết vì HS vốn đã ngai học văn, đọc văn. Sự ngại ngần đó càng tăng lên với VHNN. Vì thế GV cần giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, chú ý các bài tập,nhiệm vụ có tính chất kích thích sự tìm tòi, sáng tạ cho HS. Chẳng hạn, khi chuẩn bị dạy bài Tôi yêu em, một trong những câu hỏi mà chúng tôi cho HS chuẩn bị là " Vì sao Puskin quyết định đấu súng dù biết rằng cái chết đang đón đợi mình?". Quả thực, câu hỏi này làm học trò thực sự thích thú. - Cần đổi mới trong kiểm tra và thi cử. Ngoài việc VHNN chiếm 20% số điểm trong đề thi tốt ngiệp, thì nên chăng cũng phải đưa nội dung VHNN vào trong đề kiểm tra thường xuyên,định kỳ, đề thi cuối kỳ, cuối năm. Có như thế học sinh sẽ có ý thức học hơn phần nào. Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em Người thực hiện Hồ Phúc Hiếu- Nguyễn Thị Hương 49 - Quan trọng hơn nữa, người giáo viên phải thường xuyên tự trau dồi tri thức và vận dụng linh hoạt các cách thức tổ chức dạy học. Các phương pháp, các cách tổ chức dạy học không phải áp dụng được ở tất cả các lớp, mà tùy thuộc vào đối tượng học sinh. Và cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy học Ngữ văn mới như: theo đặc trưng thi pháp thể loại, các dụng cụ trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh. - Ngoài ra, một GV giỏi là cần nắm vững lí luận dạy học nói chung và dạy Ngữ Văn nói riêng, nắm bắt xu thế phát triển của bộ môn Ngữ văn. Đồng thời, GV cần nắm vững cấu trúc của chương trình bộ môn để có cái nhìn tổng thể, từ đó mới có thể tích hợp trong quá trình dạy học. - Cuối cùng, so với Văn học Việt Nam, VHNN cũng có phần khó hơn so với học sinh. Trong khi đó, thời lượng trên lớp cho các tác phẩm không phải là nhiều. Cho nên, tổ Ngữ văn nên kết hợp với Nhà trường, các tổ chức đoàn thể khác tổ chức các hình thức ngoại khóa ngoài trời theo hình thức sân khấu hóa hoặc cemina trong lớp học để các em HS có thể tiếp xúc nhiều hơn với tác phẩm. Thực tế khi tổ Ngữ văn chúng tôi được lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện tổ chức ngoại khóa văn học đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình của tất cả các GV và HS. Tóm lại, nếu nắm vững những nguyên tắc có tính tổng thể về hạy học Ngữ văn nói chung và dạy VHNN nói riêng như đã trình bày ở trên, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ thực hiện tốt chức năng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông: góp phần hoàn thiện nhân cách cho HS và góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại. 2.2. Về phía học sinh Trong quan điểm dạy học cũ, HS là người tiếp nhận tri thức một cách thụ động, nay quan điểm đó đã thay đổi hoàn toàn. HS bây giờ là người chủ động lĩnh hội tri thức, GV chỉ đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức các hoạt động. Vậy nên, để HS thể hiện đúng vai trò của mình, thì HS cần chú ý những vấn đề sau: - Cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, đặc biệt nâng cao tinh thần tự học qua các kênh thông tin khác nhau để từ đó có sự phát triển nhân cách hoàn chỉnh. - Cần thực hiện tốt những nhiệm vụ mà GV đã gia cho: đọc trước tác phẩm, trả lời các câu hỏi, tìm đọc những tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm. - Mạnh dạn tham gia các trò chơi, các hình thức ngoại khóa. Bởi sau mỗi câu trả lời, sau mỗi hoạt động các em hiểu sâu hơn tác phẩm đồng thời mạnh dạn, cởi mở hơn trong giao tiếp vơi thầy cô, bạn bè. Đây là một yêu cầu quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh... Có thực hiện tốt những yêu cầu trên thì cả GV và HS mới tạo được không khí dân chủ trong giờ học văn, để cả người học và người dạy mạnh dạn đối thoại, trao đổi, để lúc đó chúng ta trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn khi tiếp nhận tác phẩm. Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em Người thực hiện Hồ Phúc Hiếu- Nguyễn Thị Hương 50 II. Kết luận chung về đề tài Qua nghiên cứu thực tế chương trình VHNN, qua thiết kế dạy học và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đề cập đến được một số vấn đề như sau: 1. Tính mới mẻ VHNN đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc chương trình cũng như trong vấn đề thực hiện chức năng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.Trong đề tài này trên cơ sở khảo sát, thể nghiệm chúng tôi đã mạo muội đề xuất một số hướng khai thác hai văn bản Thuốc và Tôi yêu em có hiệu quả cũng như những lưu ý cơ bản khi tiếp cận VHNN 2. Tính khoa học SKKN sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Ngữ văn nói riêng, phù hợp với quan điểm của Đảng- Nhà Nước. 3. Tính hiệu quả SKKN góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, tích cực, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh từ đó góp phần xây dựng những con người Việt Nam hiện đại. 4. Tính ứng dụng SKKN có khả năng ứng dụng dễ dàng trong việc dạy các văn bản nói trên cũng như khi tiếp cận VHNN trong chương trình phổ thông để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học văn. SKNN là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, trăn trở, thể nghiệm của chúng tôi với mong muốn góp thêm một cách nhìn, cách nghĩ vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung và văn học nước ngoài nói riêng. Do kinh ngiệm còn hạn chế, do sự khó khăn về tài liệu nên chắc chắn đề tài của chúng tôi vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất hi vọng sẽ nhận được những sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp xa gần để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Quỳnh Lưu tháng 5 năm 2012 Những người thực hiện Hồ Phúc Hiếu Nguyễn Thị Hương Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em Người thực hiện Hồ Phúc Hiếu- Nguyễn Thị Hương 51 THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NX GD 2. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường phổ thông, NXBĐHQG 3. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông,NXB GD 4. Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXBGD 5. Trần Đình Sử, Giáo trình thi pháp học, 6. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD 7.Phương Lựu, lý luận văn học, NXBGD 8. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ văn học, NXBĐHQG 9. Trương Chính, Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn, NXB VH 10. Thúy Toàn, Tuyển thơ tình Puskin, NXB Hội nhà văn 11. Đỗ Kim Hồi, Nghĩ từ công việc dạy văn, NXBGD 12.Lương Duy Thứ, Bài giảng văn học Trung Quốc, NXBĐHQGTPHCM 13. Nguyễn Hải Hà, Giáo trình văn học Nga 14.Chuẩn kiến thức 11, NXBGD 15. Chuẩn kiến thức 12, NXBGD 16. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQGHN 17.Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, NXBHN 18. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXBHN 19.Nguyễn Kim Phong, Kỹ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12, NXB GD 20.Nguyễn Kim Phong, Kỹ năng đọc hiểu Ngữ văn 11, NXBGD
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_van_hoc_nuoc_ngoai_o_truong_trung.pdf