Quan niệm nghệ thuật của "Trường thơ loạn" - Nhìn từ thi phái tượng trưng

TÓM TẮT

Chịu ảnh hưởng của những quan niệm nghệ thuật phương Tây, các thi sĩ thơ Loạn trực

tiếp khởi sự một tư tưởng mĩ học mới về thơ ca: “Làm thơ là làm sự phi thường”. Thi

nhân như một tiên tri mang sứ mệnh thiêng liêng xác lập một thế giới dị thường. Bên

cạnh ñó, Trường thơ Loạn xem thơ là kết tinh từ những nỗi ñau quằn quại của những linh

hồn bất hạnh với khát vọng sống mãnh liệt. ðau thương như một ñịnh mệnh ám ảnh khiến

các thi sĩ phải cất lên bằng tiếng thơ tuyệt vọng. Và như một nghịch lý, vừa xem thơ là

hoa trái ñau thương, Trường thơ Loạn ñồng thời cũng xem thơ là tận cùng của những

khoái cảm. Với thân phận mang bi kịch của mình, thơ là nguồn khoái lạc ñể các nhà thơ

tìm ñến cõi “thanh khí huyền diệu” giải thoát ñau thương, tận hưởng hoan lạc giúp họ

quên ñi khổ ñau, bế tắc, tuyệt vọng ở chốn trần gian.

pdf10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quan niệm nghệ thuật của "Trường thơ loạn" - Nhìn từ thi phái tượng trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
gội trong thế giới ñầy 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
62 
“hương gấm”, “nhạc thơm”, “mộng ngọc”, thi sĩ dường như cũng tan loãng ra hòa vào 
thượng thanh khí của chốn xa vời: “Chúng ta biến em ơi! Thành thanh khí - Cho tan ra 
hòa hợp với tinh anh - Của trời ñất, của muôn ngàn ý nhị - Và tình anh sáng láng như 
trăng thanh” (Sáng láng). Nhiều khi, Hàn tôn thờ vẻ ñẹp Trinh khiết và Xuân tình, xem 
ñó là vẻ ñẹp cao quý nhất cõi nhân sinh. Niềm ñam mê ấy chưa một lần vơi cạn, cứ mãi 
theo Hàn trong hành trình về bên kia thế giới: “Tôi muốn trọn ñời ngưỡng mộ vẻ trắng 
trong nguyên vẹn nguồn tươi, ánh sáng, thơ vì ñấy là hình tượng của Linh Hồn Thanh 
Khiết” (Hàn Mặc Tử). Cái ñẹp ấy ñau ñáu trong nỗi cô ñơn vây bủa, vừa cụ thể hữu 
hình, vừa “mờ mờ nhân ảnh”, chi phối nhiều cấp ñộ thơ Hàn. Tột cùng ñau thương, 
Hàn vẫn ngưỡng vọng vẻ ñẹp Trinh khiết của Nàng thơ: “Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu 
tuổi - Vẻ ñẹp mê tơi vẫn nõn nà” (Thời gian). Thế giới thơ Hàn ngập tràn ánh sáng tinh 
khôi, nơi ấy Hàn hướng về thánh nữ Maria - biểu tượng của vẻ ñẹp lý tưởng, tuyệt ñối 
và trinh nguyên nhất: “Lạy bà là ñấng trinh nguyên truyền thánh vẹn - Giàu nhân ñức 
giàu muôn hộc từ bi” (Ave-Maria). Khát khao vẻ ñẹp Xuân tình và Trinh khiết không 
chỉ bằng tâm hồn thi nhân mà còn bằng tâm linh của một con chiên ngoan ñạo. ðó là hệ 
quả tất yếu của quan niệm coi thi sĩ là thiên sứ cái ñẹp với niềm ñê mê khoái lạc. Nhờ 
vậy “Thơ anh sẽ như trầm hương ngào ngạt - Tỏa lên cao lồng lộng giữa trời xanh” 
(Duyên kỳ ngộ). 
Nếu thơ Hàn là cái ñẹp ở cõi huyền diệu thì thơ Bích Khê là cái ñẹp tinh khiết, 
nguyên sơ thuần túy, tuyệt ñối trong tự nhiên và con người cả về hình thức lẫn tâm hồn. 
Khám phá vẻ ñẹp thánh thiện, cao quý là cách ñể Bích Khê chiếm lĩnh thế giới và tạo vẻ 
thanh cao cho tòa thơ mình. Hàn Mặc Tử ñồng cảm với quan niệm này của Bích Khê: 
“Thơ sẽ ham thích hết sức những gì thanh cao như hương thơm nhơn ñức của vì á 
thánh”[5]. Quan niệm này chi phối thơ Bích Khê từ nghệ thuật xây dựng hình tượng ñến 
cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, nhạc ñiệu. Bước vào thế giới thơ Bích Khê như bước 
vào cõi thơ mộng của dạ lan, của ñỉnh trầm hương hòa quyện, lan tỏa trong khắp không 
gian nhuốm ñầy “tơ trăng lụa”: “ðây bát ngát và thơm như sữa lúa - Nhựa ñương lên: 
Sức mạnh của lòng thương - Mùi tô hợp quyện trong tơ trăng lụa - ðây dạ lan hương, 
ñây ñỉnh trầm hương” (Mộng cầm ca). Mọi cảnh trí, sắc màu ñi vào thơ Bích Khê ñều 
ñược ảo hóa, mộng hóa tạo cho thơ vẻ ñẹp huyền hồ khó nắm bắt. Bằng ñôi mắt mộng 
mơ và nhạy cảm, “nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ trở thành chiêm bao, nhìn vào chiêm 
bao lại thấy xô sang ñịa hạt huyền diệu”[5], nên ñọc thơ Bích Khê như văng vẳng bên 
tai những khúc nhạc, những bức tranh kỳ ảo ñược mĩ hóa từ thiên nhiên và cuộc sống 
con người: “Nàng ơi, tay ñêm ñương giăng mền - Trăng ñau qua cành muôn tơ êm - 
Mây nhung pha màu thu trên trời - Sương lam phơi mùa thu muôn nơi” (Tỳ bà). 
Tận cùng khoái lạc với Chế Lan Viên là ñược “tắm trong trăng”, “ngủ trong 
sao”. Từ chán nản, cô ñơn, Chế tìm cho mình một chỗ ñể ẩn náu, ñể lui tới, ñể lánh xa 
cuộc ñời trần tục. ðó là cõi xa xăm của vũ trụ, sao trời ñể trốn chạy khỏi chốn ñiêu linh, 
ngột ngạt: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh - Một vì sao trơ trọi cuối trời xa - ðể nơi 
ấy tháng ngày tôi lẫn tránh - Những ưu phiền, ñau khổ với buồn lo” (Những sợi tơ 
lòng). ði từ “cõi ta” ñến “cõi trăng sao”, “cõi mộng” ñể chạy trốn hiện tại, nhà thơ hi 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
63 
vọng chốn vũ trụ bao la sẽ giúp tâm hồn ñược khuây khỏa, nhưng “một tinh cầu giá 
lạnh” không thể sưởi ấm ñược tâm hồn băng giá, “một vì sao trơ trọi” chỉ càng làm 
tăng thêm nỗi tái tê ñang ngập tràn trong lòng. Vì vậy, Chế tìm về quá vãng ñể sống với 
một thời rực rỡ, và hơn hết tận hưởng những phút giây hoan lạc cùng “Chiêm nương 
gờn gợn sóng cung Hằng” (Mộng), từ ñó nhận diện bằng tâm tưởng những gì không 
còn của quê hương Chàm yêu dấu. Chiêm nữ không có thật, cả cuộc tình lãng mạn, ñam 
mê ấy cũng không có thật. Tất cả chỉ ñược hình dung qua trí tưởng tượng và cũng là cái 
cớ ñể Chế Lan Viên ñược mơn trớn, yêu ñương. 
Khoái lạc cái ñẹp thanh cao của cuộc sống, Trường thơ Loạn tiếp tục làm giàu 
có thêm những biểu hiện cái ñẹp của phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, ñọc thơ Loạn, có 
thể thấy rõ một ñiều: niềm khoái lạc lớn nhất của thi nhân là khám phá, chiếm lĩnh cái 
ñẹp kinh dị. "Trước ñây, Baudelaire tìm kiếm chất thơ ở những vật ghê rợn như xác 
chết, máu me, xương tủy và dâm ñãng" (Chu Văn Sơn). ðến lượt mình, các thành viên 
của Trường thơ Loạn cũng bị thôi miên bởi những huyền bí trong hành trình ñi tìm sự 
lạ. Hàn thường xuyên rơi vào trạng thái cô ñơn tuyệt ñối, tinh thần bị vây khốn giữa cõi 
lòng ñơn ñộc, nên thơ Hàn lảng vảng những bóng ma ñen ñúa, và ánh mắt rờn rợn của 
thần chết kề bên. ðiều này cũng có nghĩa, bản thân cõi tinh thần của Hàn ñã là ñiều kinh 
dị, nó kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật trong Hàn bằng rung cảm, khát khao. 
Trong niềm khoái lạc vô biên ấy, thi sĩ triền miên ngắm nhìn cơ thể mình chảy máu. Vì 
máu duyên cớ ñể thơ ông lai láng tuôn trào: “Lời thơ ngậm cứng không rên rỉ - Và máu 
tim anh vọt láng lai - Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt - Tiếng vang tha thiết dội muôn 
nơi” (Rớm máu) 
Là thần dân trung thành của vương quốc thơ Loạn, Chế Lan Viên khoái lạc với 
cái ñẹp linh thiêng. Từ cái ñẹp phá cách này, Chế chọn cho mình một khách thể thẩm mĩ 
mang tính hư cấu - siêu hình - kinh dị chi phối thế giới nghệ thuật thơ ông suốt những 
năm tháng “ñiêu tàn”: “Ta sẽ nhịp khớp xương lên ñỉnh sọ - Ta sẽ ca những giọng của 
hồn ñiên - ðể máu cạn, hồn mê, tim tan vỡ - ðể trôi ñi ngày tháng nặng ưu phiền” 
(ðiệu nhạc ñiên cuồng). Thế giới hỗn loạn ñến rùng rợn của bãi tha ma ñầy sọ người, 
xương khô, thịt rữa cùng tiếng kêu của tượng Chàm lở lói, tiếng gào thét của những hồn 
ñiên thực chất là ý niệm giúp ông giải thoát khổ ñau, bế tắc, tuyệt vọng ở chốn trần 
gian. 
Bích Khê cũng quan niệm cái ñẹp ở dạng thức tột cùng của hai thái cực: thanh 
cao và kinh dị. Và dạng thức nào cũng mang lại cho Bích Khê niềm ñam mê, khoái lạc. 
Cái ñẹp thanh cao là cái ñẹp của Trăng - Hoa - Hương - Nhạc. Cái ñẹp kinh dị là cái ñẹp 
của ðiên - Cuồng - Loạn - Ác. Nó là sự xé rào, phản ứng, là sự không chấp nhận ñóng 
khung cái ñẹp trong quan niệm ñạo ñức ñương thời. Quan niệm mĩ học này của Bích 
Khê cũng như của thi sĩ thơ Loạn chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Baudelaire. Vị tổ trường 
phái tượng trưng này từng quan niệm: “Hỡi cái ðẹp, con quái vật khủng khiếp và chất 
phác thơ ngây, dù ngươi ñến từ phương trời cao hay ñịa ngục. ðiều ñó có hề chi nếu con 
mắt, nụ cười và bàn chân ngươi mở cho ta cánh cửa của vô tận mà ta mến yêu và chưa 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
64 
hằng biết ñến” (Baudelaire). Nhiều nhà thơ của phong trào Thơ Mới tiếp thu quan niệm 
khác lạ và ñộc ñáo này, trong ñó Trường thơ Loạn ñể lại nhiều thành công hơn cả, vì 
ngay khi bước vào thi ñàn Thơ Mới, thi sĩ thơ Loạn ñã muốn ñi ñến tận cùng cuộc duy 
tân táo bạo với thi ca. 
*** 
Trong tiến trình vận ñộng của thơ Việt Nam hiện ñại, Thơ Mới có nhiều ñóng 
góp quan trọng, tạo ra vườn hoa ngọt ngào, muôn hương sắc. ðồng hành cũng dòng 
chảy Thơ Mới, Trường thơ Loạn thực hiện bước nhảy vọt về chất trong tư duy sáng tạo 
bằng quan niệm nghệ thuật tân kỳ. Thi sĩ với Trường thơ Loạn không còn là những con 
người mơ mộng mà như là những siêu nhân phi thường ñến mức cực ñoan, kì dị. Từ 
những ảnh hưởng của thi phái tượng trưng, trạng thái xúc cảm tột cùng của Trường thơ 
Loạn ñã mở ra biên ñộ thơ thăm thẳm với những ñường liên kết bí ẩn, màu nhiệm nối 
tâm linh với thế giới huyền ảo, ước mơ. Thơ theo quan niệm của họ là “hoa trái của 
ñau thương”, là “dồn ứ muôn sắc màu khoái lạc”, là kết tinh và thăng hoa những nỗi 
ñau số phận. Chế Lan Viên mang nỗi ñau tinh thần của người dân mất nước. Hàn Mặc 
Tử và Bích Khê ñóng ñinh chịu nạn bởi căn bệnh nan y ở ñộ tuổi trẻ tràn ñầy sinh lực. 
Vượt qua vực sâu tâm hồn với bao tang tóc, viễn du vào một thế giới rộng rinh không 
bờ bến, các thi sĩ thơ Loạn trong niềm khoái lạc vô biên ñã kết tinh thành những vần thơ 
nhuộm ñầy máu huyết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chế Lan Viên (1967). ðiêu tàn. Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn. 
[2]. Phan Cự ðệ (1982). Phong trào Thơ Mới. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[3]. Hàn Mặc Tử (1978). Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử. Nxb ðồng Nai. 
[4]. Lê Bá Hán (chủ biên) (1998). Tinh hoa Thơ Mới, thẩm bình và suy ngẫm. NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
[5]. Hàn Mặc Tử (1996). Lời tựa. Tinh huyết. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
65 
ART’S CONCEPT OF TRUONG THO LOAN (CONFUSING LONG POEMS) – 
VIEW OF SYMBOLIST SCHOOL OF POETRY 
Vo Nhu Ngoc 
Department of Literature and Linguistics, Hue University of Sciences 
Email: vonhungoc82@gmail.com 
ABSTRACT 
Being influenced by the Western art concepts, the poets of Loan Poem (Confusing poem) 
directly set up a new aesthetics idea of poetry: “Writing a poem means doing an 
extraordinary thing”. A poet seems to be a foreteller bringing a sacred mission to create 
an extraordinary world. Moreover, according to Truong tho Loan (Confusing Long 
Poem), poem is considered the crystallization of writhing miseries of unhappy souls’ with 
a fierce desire for life. The painfulness as a haunted fate makes the poets write the 
disappointing poetical words. Paradoxically, Truong tho Loan regards poems as painful 
fruits and the end of pleasant feeling. Due to its tragedy feature, poetry becomes the 
pleasure for poets to find out “a mysterious spiritual harmony” to escape from the pain 
and enjoy the pleasure. This helps them forget the pain, the impasse, the disappointment 
in the world. 
Keywords: Truong tho Loan, Symbolistic. 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_nghe_thuat_cua_truong_tho_loan_nhin_tu_thi_phai_tu.pdf