Đề tài Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại

MỞ ĐẦU

 Thần thoại Hy Lạp không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn tái sinh, luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại Hy Lạp đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận, là nhân tố thổi hồn cho văn học, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc và rất nhiều nhiều lĩnh vực khác. Để làm sáng tỏ điều ấy, sau đây, bằng những kiến thức tích lũy cá nhân, sự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc qua tài liệu, sách báo và hơn hết là niềm yêu thích, hứng thú và say mê đặc biệt với nền văn minh Hy Lạp cũng như những câu chuyện thần thoại huyền hoặc, em xin được trình bày vấn đề : “Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại”.

 

docx10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề tài Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 “con ngựa thành Tơroa” đầy táo bạo.
Hai bản sử thi này được tắm mình trong không khí huyền thoại, được đan dệt bằng truyền thuyết “quả táo bất hòa” nổi tiếng. Bên cạnh những người anh hùng trần thế, sự xuất hiện của các vị thần và các sự kiện liên quan cũng được nhắc đến xuyên suốt tác phẩm, như thần Dớt (Zeus) tối cao trên đỉnh Olympia; bữa tiệc cưới của anh hùng Pêlê và nữ thần biển Têtít; sự tranh chấp quả táo “tặng người đẹp nhất” của ba nữ thần: nữ thần Hêra với vẻ đẹp đường bệ cao sang, nữ thần Athena với sắc đẹp thông tuệ, thần Aphrôđitơ quyến rũ, tươi trẻ, kiêu kì; sự xuất hiện của thần Apollo hay một nhân vật châm ngòi sâu xa nhất là nữ thần bất hòa Eris
Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa các vị thần và con người trong hai thiên sử thi này. Các vị thần Hy Lạp mang hình dáng con người, họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.
Thơ ca
	Bên cạnh hai bộ sử thi nói trên, đề tài thần thoại còn lặp đi lặp lại trong thơ cơ Hy Lạp, tiêu biểu là tập thơ “Gia phả các vị thần” của nhà thơ Hêđiốt. Ngoài ra, hình ảnh các vị thần cũng xuất hiện trong các bài thơ trữ tình. Ví dụ như trong bài thơ “Tặng nữ thần sắc đẹp”, tác giả đã cầu xin nữ thần Arphrôđitơ giúp mình thoát khỏi sự khổ não, được toại nguyện trong tình yêu:
Hỡi Aphrôđit, lệnh nữ thần của thần Dớt
Ngài là vị nữ thần đầy trí tuệ.
Với nỗi u buồn, con cầu xin ngài
Hãy cứu vớt con, cứu vớt con thoát khỏi buồn đau.
Kịch
Nghệ thuật kịch của Hy lạp bắt nguồn từ các hình thức ca múa hóa trang trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Điônixốt. Trong những ngày lễ hội này, người ta múa hát hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong thần thoại. Sau này, kịch của Hy Lạp phát triển trong cả hai khía cạnh bi kịch và hài kịch. Một trong những nhà soạn kịch tiêu biểu là Etsin, hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của ông đều lấy đề tài trong thần thoại Hy Lạp với những tác phẩm Ôrextê, Prômêtê Còn có Xôphôclơ, người được mệnh danh là “Hôme của nghệ thuật kịch” với tác phẩm nổi tiếng nhất là “Ơđíp làm vua”. Và những nhân vật không thể thiếu trong những vở kịch này chính là những vị thần.
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực nghệ thuật
	Nghệ thuật Hy Lạp bao gồm ba mặt chủ yếu là kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Thần thoại đã thổi hồn và mang lại hơi thở cho nghệ thuật khiến cho mặt nào cũng có những thành tựu hết sức rực rỡ.
Kiến trúc
Nhắc đến kiến trúc Hy Lạp không thể không kể đến những công trình mang đậm tính chất tôn giáo, đó là đền đài. Đền thờ theo người Hy Lạp là nơi ở của thần thánh, đền thờ Hy Lạp có quy mô không lớn nhưng lại có sự tuyệt mĩ trong công trình kiến trúc, đi từ bố cục chung cho đến những chi tiết nhỏ bé nhất. Bố cục kiến trúc Hy Lạp nói lên sự sung bái các vị thần và thể hiện quan niệm tôn giáo của nhân dân Hy Lạp. Dường như không ở đâu trên mảnh đất Hy Lạp thiếu vắng những đền đài với hình ảnh những vị thần, mỗi thành bang Hy Lạp có 1 vị thần bảo trợ và tương ứng với nó là những ngôi đền tinh tế thờ phụng các thần. Ta có thể kể đến một số ngôi đền tiêu biểu như: quần thể đền đài Acropolis ở Athen, Đền thờ thần Zeus ở Olympia, Đền Erechtheion thờ thần Athena và Poseidon, Nhà hát Dionysos
Điêu khắc
	Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đến thế kỉ V TCN đã có nhiều kiệt tác ấn tượng, đa số những công trình điêu khắc nổi tiếng ấy là những bức tượng khắc họa hình ảnh các vị thần. Có thể kể đến bức tượng Aphrodite de Milos (Nàng Venus của thành Milo) - một trong những bức tượng cổ xưa và nổi tiếng nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ đại, được coi là bức tượng đẹp nhất của thân hình phụ nữ. Qua những thăng trầm của lịch sử, cánh tay và chân tượng đã bị mất, tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nữ thần Arphrôđitơ thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng. Hay như bức tượng lừng danh Winged Victory of Samothrace (Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh), khắc họa vị thần chiến thắng của Hy Lạp với tư thế rất tự nhiên, mềm mại với bộ y phục có những đường nét uốn lượn được tạc vô cùng khéo léo và điêu luyện khiến người ta tưởng như nàng Samothrace đang đứng trước biển và tận hưởng ngọn gió mát lành. Ngoài ra, những bức tượng như bức tượng đồng diễn tả thần Hermes đang bế và nô đùa với thần rượu nho Điônixôx; tượng Apollo ở Belvedere; các bức tượng thần Zeus, thần Poseidon, thần Athena và Marchiatte hay tượng Vệ nữ Milo là một số minh chứng cho sự diện diện của đề tài thần thoại Hy Lạp trong nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này. Những tác phẩm này khắc họa các vị thần có thần thái, tư thế, tỉ lệ cơ thể rất hòa hợp với nhau và mô phỏng con người, dường như các vị thần rất gần gũi với con người, là hình ảnh mà con người luôn muốn hướng tới.
Hội họa
	Sự ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp không chỉ tỏa sáng ở điêu khắc, kiến trúc mà còn ở hội họa. Tuy vậy, phần lớn các tác phẩm mỹ thuật thời kì Hy Lạp cổ đại đã bị phá hủy sau bao cuộc chiến tranh thôn tính và tôn giáo. Những tác phẩm hội họa còn lại đến ngày nay chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm mà thôi. Có thể kể đến tác phẩm Kylix (cốc uống nước) mô tả Eos và Memnon. Eos là vị thần bình minh, ôm thi thể của người con trai, Memnon, bị người anh hùng Achilles giết chết Tuy di sản còn sót lại rất ít, nhưng hội họa của thời kỳ Hy Lạp cổ đại luôn được ca tụng là buổi bình minh tuyệt vời của mỹ thuật loài người, là vương quốc của cái đẹp. Ở đó, cái Đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể hiện ở hình thể mà còn ở đề tài. Mà cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị anh hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua những điều em vừa trình bày trên đây, ta có thể thấy sức ảnh hưởng to lớn của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Từ những bức vẽ, bức tượng, những công trình kiến trúc vĩ đại đều đã khai thác đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong thần thoại; trong văn chương, những thành ngữ, điển tích từ thần thoại Hy Lạp cũng được sử dụng phổ biến như một tín hiệu vô cùng thân quen. Có thể nói rằng, những câu chuyện li kì về những vị thần trên đỉnh Olympia, những cuộc chiến đã ghi dấu ấn đâmh sâu vào mọi ngõ ngách của thành trì Hy Lạp, là tiền đề cho nghệ thuật Hy Lạp nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung. 
Trên đây là vốn kiến thức mà em đã tìm hiểu và tích lũy được, dù đã rất nỗ lực nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, thiếu hụt. Kính mong được thầy cô nhận xét, góp ý để bài tập của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới, Nguyễn Văn Ánh (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam
Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa (Biên soạn), Nxb Văn hóa
Những nền văn minh thế giới, Almanach, Nxb Hồng Đức, 2018
Những hiện tượng bí ẩn về các nền văn minh, Văn Quyên, Nxb Hồng Đức
Các nền văn minh thế giới – Hy Lạp cổ đại, Richard Tames, dịch: Thanh Hoa, Nxb Đông A
Các nền văn minh cổ đại, Francoise Perrudin, người dịch: Nguyền Thị Như Ý – Đặng Thị Mỹ Lan, Nxb Kim Đồng
Đề tài thần thoại Hy Lạp trong mỹ thuật phương Tây, Nghiêm Thị Thanh Nhã, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại, Hồ Bích Ngọc, Báo Dân trí, 2012
 Iliad, Odyssey, Wikipedia ( https://vi.wikipedia.org/wiki/Iliad )
PHỤ LỤC
Điển tích “quả táo bất hòa” hay “sự phán xét của Paris”
Trong tiệc cưới của nữ thần Têtít và Pêlê tổ chức ở thiên đình, các vị thần đều được mời tới dự. Riêng nữ thần bất hòa Eris không được mời. Tức giận vì việc đó, Eris đã ném vào giữa bàn tiệc một quả táo bằng vàng trên đó có dòng chữ: "Tặng người đẹp nhất". Ba nữ thần Hêra, Atêna và Arphrôđitơ tranh nhau danh hiệu người đẹp nhất và đến nhờ thần Dớt phân xử. Dớt bảo họ đi gặp chàng trai đẹp nhất châu Á là Paris. Khi gặp Paris, Arphrôđitơ hứa sẽ giúp Paris lấy được Hêlen – người phụ nữ đẹp nhất châu Âu nếu xử cho mình thắng cuộc, và Paris đã trao quả táo vàng cho nữ thần Arphrôđitơ xinh đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều mâu thuẫn đã xảy ra và sau này dẫn đến cuộc chiến thành Tơroa kéo dài suốt 10 năm. Tập Iliad viết về cuộc chiến 10 năm này.
(Tóm tắt dựa vào điển tích này trong sách “Điển tích văn học”, Nxb Giáo dục, xuất bản 1996)
Điển tích “Con ngựa thành Troy” (Con ngựa thành Tơroa)
Con ngựa thành Tơroa là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Tơroa trong cuộc chiến thành Tơroa . Sau 10 năm chiến đấu ở thành Tơroa, quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Tơroa bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Tơroa, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Atêna đã bị phá hủy. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Tơroa no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng và hoàn toàn đánh bại quân địch.
Gia phả các vị thần Hy Lạp
Những công trình kiến trúc tiêu biểu
Quần thể kiến trúc Acropolis
Ngọn đồi Acropolis lưu giữ nhiều công trình độc đáo của nhân loại như đền thờ nữ thần Athena Nike, Parthenon, Erechtheion, bảo tàng Acropolis và tạo thành quần thể kiến trúc Acropolis độc đáo
 Đền Erechtheion thờ thần Athena và Poseidon
 Đền Parthenon thờ thần Athena 
Đền thờ thần Zeus dưới chân đồi Acropolis
Nhà hát Dionysos
Những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu
 Bức tượng Aphrodite de Milos Bức tượng Winged Victory of Samothrace
 (Nàng Venus của thành Milo) (Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh)
Hội họa
Eos và Memnon

File đính kèm:

  • docxde_tai_anh_huong_cua_than_thoai_den_linh_vuc_van_hoc_va_nghe.docx