Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm - Nguyễn Thị Kim Liên

Đại cương

• Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây

tử vong tại Mỹ.

• WHO: hàng năm có đến hơn 17 triệu người tử

vong vì bệnh tim mạch

• Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới.

• Phụ nữ sau mãn kinh mất hàng rào bảo vệ tim

mạch do không sản xuất Estrogen.

pdf24 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm - Nguyễn Thị Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM 
MẠCH GIAI ĐOẠN SỚM 
TS.BS Nguyễn Thị Kim Liên 
 Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai 
Đại cương 
• Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây 
tử vong tại Mỹ. 
• WHO: hàng năm có đến hơn 17 triệu người tử 
vong vì bệnh tim mạch 
• Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới. 
• Phụ nữ sau mãn kinh mất hàng rào bảo vệ tim 
mạch do không sản xuất Estrogen. 
Phục hồi chức năng Tim Mạch là gì? 
• Định nghĩa: “tất cả các phương pháp sử dụng 
nhằm giúp bệnh nhân tim mạch quay trở lại 
với hoạt động hàng ngày, hài lòng với cuộc 
sống và để phòng ngừa tái phát”. 
• PHCN tim mạch bao gồm: tập luyện, giáo dục 
và các hỗ trợ về tâm lý xã hội. 
• Có thể được tiến hành ở viện hoặc tại nhà. 
Mục tiêu của Phục hồi chức năng 
Tập trung vào 4 vấn đề của sinh hoạt hàng ngày: 
 1. Thể chất: Hướng dẫn người bệnh nhằm đạt 
 được tới hạn tối đa trong tập luyện. 
 2. Xã hội: Giúp người bệnh tái hòa nhập với 
 cuộc sống gia đình,tối đa hóa khả năng quay 
 trở lại với công việc, sở thích. 
Mục tiêu của Phục hồi chức năng 
 3. Tâm lý: Giảm mức độ lo âu, tập trung 
vào sự cố gắng trong tập luyện, tránh 
những cảm xúc tiêu cực. 
 4. Phòng ngừa biến chứng: Giúp người bệnh 
thay đổi yếu tố nguy cơ và củng cố việc tập 
luyện nhằm phòng ngừa các biến chứng. 
Kết quả PHCN và Chất lượng cuộc sống 
• Giúp cải thiện: tâm lý, giảm tỉ lệ tử vong, cải 
thiện QoL, giảm tỉ lệ tái nhập viện, phòng 
ngừa các biến cố tim mạch tái phát. 
• PHCN tim mạch làm giảm nguy cơ tử vong 
khoảng 20 - 25 % bệnh nhân 
• Giảm nhu cầu về y tế 
• Cải thiện độ dung nạp với tập luyện, nguy cơ 
bệnh lý mạch vành. 
Nếu không có Phục hồi chức năng 
• Tái phát các biến cố tim mạch 
• Tái nhập viện do các biến cố tim mạch tái phát 
với chi phí điều trị cao hơn 
• Làm giảm chất lượng cuộc sống 
• Tăng nhu cầu y tế 
• Tăng nguy cơ tử vong 
• Tăng nguy cơ mắc các bệnh phối hợp 
• Tăng nguy cơ huyết khối từ việc bất động 
 Một số nghiên cứu về PHCN tim mạch 
• Tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch: 8,2% BN 
tham gia vào chương trình PHCN tim mạch, 
15,3% BN không tham gia 
• Tỉ lệ BN có biến cố tim mạch tái phát: 18,4% 
nhóm BN tham gia PHCN và 34,7% nhóm 
chứng. 
 Hedback, Perk, Hornblad, Ohlsson, 2001 
 Một số nghiên cứu về PHCN tim mạch 
• Tập luyện PHCN suy tim còn bù là an toàn và 
có nhiều lợi ích: 
- Cải thiện O2 hít vào 
- Cải thiện sức cơ của người bệnh 
- Làm giảm hoạt động thần kinh nội tiết 
- Đảo ngược tái cấu trúc thất trái; 
 Nâng cao khả năng hoạt động của người bệnh - 
mục tiêu quan trọng trong kiểm soát suy tim. 
Carlos Aguiar, 2015 
 Một số nghiên cứu về PHCN tim mạch 
• Tỉ lệ tử vong giảm 26% nhờ chương trình 
PHCN tim mạch. 
• Điểm quan trọng của chương trình là tập luyện 
- có tác động tích cực đến QoL 
- hạn chế tác dụng phụ của thuốc 
- cải thiện chức năng của tim 
- tăng quá trình tiêu hủy fibrin, giảm thiểu dùng 
thuốc chống đông. 
 Corra U, Piepoli MF, Carre F, et al. 2010 
 Một số nghiên cứu về PHCN tim mạch 
• Mặc dù đã được khuyến cáo bởi Hội TM, Viện 
TM Hoa kỳ và Hội TM Châu Âu trong điều trị 
bệnh nhân bệnh lý mạch vành và suy tim, song 
PHCN tim mạch vẫn chưa được sử dụng đúng 
mức. 
 Corra U, Piepoli MF, Carre F, et al. 2010 
• Chỉ khoảng < 25% bệnh nhân TM được PHCN 
 Thomas và CS, 1996 
Chương trình PHCN tim mạch 
 bắt đầu khi ...? 
• Thảo luận trên bệnh nhân NMCT và đưa ra 
đáp án từ sớm bởi WHO tại Copenhagen vào 
năm 1968. 
• Khuyến cáo: BN NMCT giai đoạn cấp sau khi 
nhập viện “... bắt đầu chương trình PHCN sớm 
nhất có thể” 
• Các biện pháp PHCN đầu tiên có thể được bắt 
đầu sớm 
Các nghiên cứu về 
 PHCN tim mạch giai đoạn sớm 
• Tập luyện PHCN tác động tích cực lên quá 
trình sửa chữa thất trái ở bệnh nhân NMCT. 
- Hiệu quả đạt được cao nhất khi bắt đầu tập 
luyện sớm sau NMCT (khoảng 1 tuần) và kéo 
dài hơn 3 tháng. 
- Với mỗi tuần trì hoãn cần thêm hàng tháng để 
có thể đạt được kết quả tương đương. 
Haykowsky M, Scott J, Esch B, et al 2011 
Các nghiên cứu về 
PHCN tim mạch giai đoạn sớm 
• Khuyến cáo cho tất cả các trường hợp được 
can thiệp tái tưới máu, và nên được tiến hành 
suốt thời gian nằm viện 
• Bắt đầu càng sớm càng tốt ngay ngày đầu tiên 
sau PCI không biến chứng hoặc phẫu thuật 
mạch vành. 
Wijns W và CS. Guidelines on myocardial 
revascularization. Eur Heart J. 2010 
Chương trình PHCN tim mạch 
• Chia 4 giai đoạn: phụ thuộc tình trạng bệnh nhân 
- Giai đoạn I: Bắt đầu khi BN còn nằm viện. 
- Giai đoạn II: Ngay sau khi BN xuất viện, 
 BN điều trị ngoại trú tại các Trung tâm PHCN. 
 Theo dõi khi tập luyện, thời gian từ 3-5 buổi/ tuần 
trong khoảng 3 tháng. 
Chương trình PHCN tim mạch 
- Giai đoạn III và IV: 
Chương trình tập luyện duy trì lâu dài: tại trung 
tâm PHCN hoặc tại nhà, theo dõi liên tục. 
Hình thành thói quen tập luyện. 
Giáo dục về dinh dưỡng, lối sống và duy trì cân 
nặng thích hợp: nội dung quan trọng ở các giai 
đoạn. 
Phục hồi chức năng tim mạch giai 
đoạn sớm (giai đoạn I) 
• Càng sớm càng tốt 
• Động viên, khuyến khích người bệnh tham gia 
• Thời gian bắt đầu chương trình thay đổi tùy tình 
trạng người bệnh 
• Phối hợp chặt chẽ BS PHCN- KTV - BS TM 
Phục hồi chức năng tim mạch 
giai đoạn sớm 
Mục đích của PHCN giai đoạn sớm tại giường: 
 (i) Phòng ngừa các biến chứng của việc hạn 
 chế vận động. 
 (ii) Giáo dục BN hiểu được các yếu tố nguy 
cơ, kế hoạch điều trị tiếp theo 
 (iii) Hỗ trợ về mặt tâm lý, phòng ngừa rối 
loạn lo âu, trầm cảm 
Phục hồi chức năng tim mạch 
giai đoạn sớm 
Thiết kế chương trình: 
- Sử dụng các bài tập không đòi hỏi gắng sức 
- Ngồi trên giường, có tựa hoặc không, tự ngồi 
hoặc trợ giúp. 
Phục hồi chức năng tim mạch 
 giai đoạn sớm 
- Tập theo tầm vận động 
Phục hồi chức năng tim mạch 
giai đoạn sớm 
- Các hoạt động tự chăm sóc đơn giản: cạo râu, 
vệ sinh cá nhân. 
- Đi bộ tăng dần, hạn chế leo cầu thang. 
1. Nhiều BN không có thói quen hoặc không đều đặn khi 
tham gia chương trình PHCN tim và chán nản khi 
luyện tập 
2. Chuyên gia y tế bỏ qua tầm quan trọng của PHCN tim 
mạch trong việc phòng tổn thương tiên phát và thứ cấp 
. 
3. PHCN tim là: 
- Một quá trình gồm nhiều mặt và toàn diện 
- Không chỉ đơn thuần là các bài tập thể dục buổi sáng. 
- Phải bắt đầu sớm ngay khi có thể 
Kết luận 
THANK YOU 
It is not the number that count, but the heart. 

File đính kèm:

  • pdfphuc_hoi_chuc_nang_tim_mach_giai_doan_som_nguyen_thi_kim_lie.pdf
Tài liệu liên quan