Phân tích mô hình quản trị vốn bằng tiền tối ưu trong các doanh nghiệp vận tải biển có doanh thu lớn

Tóm tắt

Vốn bằng tiền được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp

gửi ở ngân hàng và các chứng khoán thanh khoản cao. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân

hàng thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan

trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền trong kinh doanh cũng là vấn đề hết sức cần thiết để

đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày. Có 2 công cụ khoa học quản lý tiền mặt đó

chính là Mô hình Miller-Orr và mô hình Baumol. Các doanh nghiệp vận tải biển cần phải

nghiên cứu phân tích nên lựa chọn ứng dụng mô hình nào để quản trị tiền cho phù hợp

với loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực vận tải biển. Qua nghiên cứu

cho thấy mô hình Baumol chỉ thích hợp với những dòng tiền rời rạc chứ không liên tục, có

thu nhưng không có chi. Ngược lại Mô hình Miller-Orr đã khắc phục những hạn chế của

mô hình Baumol phù hợp với quản trị tiền tại các doanh nghiệp vận tải biển lớn có dòng

thu, dòng chi trong kỳ lớn và chi phí giao dịch mua bán chứng khoán là nhỏ, không đáng

kể so với chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

pdf5 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phân tích mô hình quản trị vốn bằng tiền tối ưu trong các doanh nghiệp vận tải biển có doanh thu lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g nhanh càng tốt. 
 • Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống ngân hàng. Thông qua ngân hàng, doanh nghiệp 
thanh toán các hoá đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản cao trên tài 
khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể được chuyển đi rất 
nhanh bên trong hệ thống, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền nhanh chóng một khi đã có chúng 
trong tài khoản. 
 Thứ hai là giảm tốc độ chi tiêu: Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, 
nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán, nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi 
phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm 
thanh toán đem lại. Hai chiến thuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời 
gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương. 
 Thứ ba là dự báo chính xác nhu cầu tiền: Làm giảm đầu tư vào tiền. Mặc dù việc dự toán 
chính xác khó có thể thực hiện được, nhưng nếu dự toán được tương đối chính xác nhu cầu tiền 
mặt thì doanh nghiệp sẽ giới hạn được tối đa nhu cầu vốn phải vay mượn, do đó giảm chi phí tiền 
lãi tới mức tối thiểu. 
Thứ tư là đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi. 
2.4 . Xác định ngân quỹ tối ưu 
Như đã phân tích ở trên, mặc dù nắm giữ tiền có nhiều tác dụng nhưng doanh nghiệp mất đi 
một lượng vốn để đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Chính vì vậy, để dung hòa giữa nhu cầu thanh 
toán với sinh lời, nhà quản lý phải xác định mức tồn quỹ phù hợp. Hai mô hình phổ biến được 
tham khảo trong trường hợp này là Baumol và Miller - Orr. 
2.4.1. Mô hình Baumol 
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 43 – 08/2015 95 
Nhà kinh tế học Baumol đã xây dựng mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) để xác định lượng 
hàng hóa tối ưu mỗi lần cung ứng, dựa trên giả thiết nhu cầu sử dụng hàng hóa, nguyên vật 
liệu thay đổi đều đặn theo thời gian và luôn có đủ điều kiện để thực hiện các đơn đặt hàng. Năm 
1950, hãng xe Toyota của Nhật Bản đã xây dựng hệ thống giao hàng đúng hạn - Just In Time 
(JIT), trong đó, chi phí lưu kho được giảm tới mức tối đa tương đương với mức dự trữ bằng 0. 
Song cũng giống như EOQ, JIT ít được dùng tại doanh nghiệp Việt Nam do thị trường thường 
xuyên biến động và mức độ chuyên môn hóa còn thấp, không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện 
để áp dụng hoàn chỉnh những lý thuyết, dẫn tới khó dự báo dòng tiền. Thay vào đó, để đảm bảo 
an toàn, nhà quản lý hay chọn giải pháp dự trữ càng nhiều càng tốt. 
Năm 1952, William Baumol là người đầu tiên đưa ra phương án giải quyết mâu thuẫn giữa 
giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền với duy trì khả năng thanh toán nêu trên. Theo đó, ông giả 
định, doanh nghiệp có dòng tiền tệ rời rạc với lưu chuyển tiền thuần ổn định, không đổi qua các kỳ. 
Vì vậy, nếu gọi lượng tiền cần duy trì trong kỳ là M, tồn quỹ bình quân của doanh nghiệp sẽ là M/2. 
Sự thay đổi ngân quỹ của doanh nghiệp diễn ra đều đặn, có dự tính trước như hình 2.1 
Nguồn: [1, tr 161] 
Theo Baumol, để tận dụng khả năng sinh lời, doanh nghiệp sẽ sử dụng chứng khoán thanh 
khoản cao làm “bước đệm” trong dự trữ, thay thế cho tiền. Đây là những chứng khoán ngắn hạn, 
có ít rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng... Khi 
ngân quỹ dư thừa tạm thời, nhà quản lý sẽ mua chứng khoán và ngược lại, các chứng khoán này 
được bán đi khi ngân quỹ thiếu hụt. Việc giữ tiền thay cho chứng khoán làm phát sinh 2 loại chi phí 
cơ bản là chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Trong đó, chi phí cơ hội được đo bằng tỷ lệ sinh lời 
của chứng khoán (kí hiệu là i %) nhân với số dư ngân quỹ bình quân (M/2). Chi phí giao dịch mỗi 
lần bán chứng khoán giả định bằng 1 số tuyệt đối Cb. Nếu trong kỳ, doanh nghiệp cần sử dụng 
tổng số tiền bằng Mn, số lần bán chứng khoán sẽ là Mn/M. 
Từ những phân tích trên, có thể tính tổng chi phí cho việc nắm giữ tiền: 
Tổng chi phí 
nắm giữ tiền 
= Tiền lãi chứng khoán 
 bị bỏ qua 
+ Chi phí giao dịch 
 bán chứng khoán 
Hay: 
 TC = i x M/2 + Cb x Mn/M 
Câu hỏi của bài toán quản lý ngân quỹ là xác định mức tồn quỹ tối ưu M* để tổng chi phí TC 
là nhỏ nhất. Có thể mô tả đường tổng chi phí TC trên đồ thị sau, là sự kết hợp giữa hai đường chi 
phí: 
- Đường chi phí tuyến tính y= i x M/2; 
- Đường chi phí hypebol y= Cb x Mn/M. 
Hình 2.1. Giả định sự thay đổi ngân quỹ theo mô hình Baumol 
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 43 – 08/2015 96 
 Với i, Cb, Mn là hằng số, mục tiêu của mô hình Baumol là tối thiểu hóa chi phí hay: 
TC = ix M/2 + CbxMn/M --> min. 
Lấy đạo hàm với biến là M ta có: y’ = i/2 - CbxMn/(M*)2 = 0 
Suy ra: 
 𝑀∗ = √
2×𝑀𝑛×𝐶𝑏
𝑖
Nguồn: [1, tr 161] 
Kết quả trên cho thấy, nếu chứng khoán có tỷ lệ sinh lời lớn, doanh nghiệp nên nắm giữ ít 
tiền và ngược lại, nếu chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán nhiều, xu hướng chung là 
tích trữ tiền. Như vậy, mức tồn quỹ thiết lập theo mô hình Baumol vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán 
của doanh nghiệp, vừa tận dụng khả năng sinh lời của tiền. Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình 
Baumol xuất phát ngay từ giả định ban đầu về lưu chuyển tiền tệ không phù hợp với thực tế. Khác 
với việc dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhu cầu về tiền, cũng như các khoản phải thu, 
phải trả trong quá trình kinh doanh không xuất hiện một cách đều đặn và dễ dàng dự đoán trước. 
Nên mức tồn quỹ của doanh nghiệp không thể ổn định bằng M/2 như trong mô hình. Từ đó, giá trị 
M* tính được không hoàn toàn chính xác và chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý thuyết. 
* Mô hình Miller - Orr [2, tr 65 ] 
Để khắc phục những nhược điểm nêu trên của Baumol, hai nhà khoa học Merton 
Miller và Daniel Orr đã phát triển mô hình tồn quỹ với giả định lưu chuyển tiền thuần biến động 
ngẫu nhiên, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lượng là phương sai thu chi ngân quỹ 
(kí hiệu Vb). Từ đó, tồn quỹ của doanh nghiệp không ổn định ở một mức M như trong mô 
hình Baumol, nó có thể dao động từ Mmin tới Mmax, là điểm giới hạn dưới và giới hạn trên. Tuy 
nhiên, trong khoảng cách đó, Miller và Orr vẫn đề xuất mức tồn quỹ tối ưu M*, được tính theo công 
thức như sau (với các kí hiệu đã giải thích trong mô hình Baumol): 
1/3
3 Cb x Vb
d = 3 x x 
4 i
 
 
  
M* = Mmin + d/3 
 Nguồn: [11, tr 164] 
Các kết quả trên được minh họa qua hình 2.2 
1/3
* 3 Cb x VbM = Mmin + x 
4 i
 
 
  
ixM/2
M
TC
TC
M*0
CbxMn/M
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 43 – 08/2015 97 
Như vậy, ngoài hai biến độc lập có mối quan hệ tỷ lệ thuận (Cb) và tỷ lệ nghịch (i) với mức 
tồn quỹ tối ưu, Miller và Orr đã bổ sung thêm nhân tố biến động của lưu chuyển tiền thuần (đo 
bằng phương sai thu chi ngân quỹ) vào mô hình. Theo đó, một doanh nghiệp có dòng tiền thường 
xuyên biến động thất thường, chênh lệch giữa thu và chi lớn, cần duy trì mức tồn quỹ cao. Ngược 
lại, nếu dòng tiền ổn định, mức tồn quỹ cần thiết sẽ nhỏ hơn. Kết luận này phù hợp với suy luận lý 
thuyết, đồng thời, giúp mô hình Miller - Orr có giá trị ứng dụng hơn trong thực tiễn, trở thành mô 
hình được sử dụng phổ biến để xác định ngân quỹ tối ưu cho doanh nghiệp. 
2.5 . Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển 
Đặc điểm lớn nhất của ngành vận tải là mang tính phục vụ, đảm bảo cho các ngành sản 
xuất khác hoạt động bình thường. Hoạt động kinh doanh vận tải tạo ra tính thống nhất giữa sản 
xuất và tiêu thụ. Mặt khác hoạt động vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng không có sản xuất 
dự trữ, không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Quá trình sản xuất của ngành vận 
tải biển không làm thay đổi tính chất lý hóa mà chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng lao động để tạo 
ra sản phẩm, dịch vụ. Lao động trong ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng 
thêm giá trị của hàng hóa được vận chuyển. Một đặc điểm khác của hoạt động vận tải là mang tính 
thời vụ và có tính chất quốc tế (đối với các doanh nghiệp vận tải biển có vận chuyển trên các tuyến 
nước ngoài) 
Chính những đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển (DNVTB) 
nói trên làm cho việc quản trị vốn bằng tiền của các DNVTB rất khó khăn vì tính chất thời vụ, nhất 
là các DNVTB có doanh thu lớn (20 tỷ trở lên). 
3. Kết luận 
Đối với ngành dịch vụ vận tải biển, một số lớn hoạt động đòi hỏi phải có tiền mặt để mua 
nhiên liệu, nước ngọt, vật tư dự trữ, trả tiền ăn, tiền tiêu vặt cho thủy thủ đoàn, trả các khoản tiền 
cảng phí, thuê đại lý,... cho chuyến đi của tàu. Do đó ngành này đòi hỏi một tỷ số tiền mặt trên tổng 
doanh thu và tỉ số tiền mặt trên tổng tài sản khá cao. Sau cùng doanh nghiệp cần có lượng tiền 
mặt nhằm đủ khả năng đáp ứng trong các trường hợp bất ngờ như hỏa hoạn, cạnh tranh về quảng 
cáo với các doanh nghiệp khác,... Mặt khác đối với các doanh nghiệp vận tải biển có doanh thu 
lớn, cước phí vận chuyển một chuyến đi lớn, các khoản tiền thu được từ cước vận tải xuất hiện 
không đều đặn mà phụ thuộc rất nhiều vào thời gian chuyến đi của tàu và các điều khoản thanh 
toán trong hợp đồng vận chuyển được ký kết với khách hàng. Đồng thời các chi phí giao dịch 
chứng khoán là nhỏ không đáng kể so với chi phí cơ hội của việc giữ tiền thì doanh nghiệp nên 
mua tín phiếu kho bạc hay nắm giữ các cổ phiếu để thay thế dự trữ tiền. Với hoạt động đặc thù 
như vậy các doanh nghiệp vận tải biển lớn cần thiết nên ứng dụng mô hình Miller-Orr trong lĩnh 
vực quản trị tiền của đơn vị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Harold T. Amrine, Jonh A. Ritchey, Colin L. Moodie, Joseph F. Kmec, Tổ chức sản xuất 
và quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994. 
[2] GS.TS Phạm Quang Trung, Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học 
Kinh tế quốc dân, 2012. 
[3] GS. TS Ngô Thế Chi, PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, 
NXB Tài chính, Hà Nội. 2008 
[4] Frederic Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. 
Hình 2.2. Mô hình Miller - Orr 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_mo_hinh_quan_tri_von_bang_tien_toi_uu_trong_cac_do.pdf
Tài liệu liên quan