Phân tích đối chiếu đặc điểm cấu thành cơ bản của vị ngữ tính từ trong câu cầu khiến khẳng định tiếng Hán và tiếng Việt

TÓM TẮT

Câu cầu khiến chiếm một vị trí quan trọng trong loại hình câu tiếng Hán và tiếng Việt.

Câu cầu khiến có thể phân làm hai dạng cơ bản là câu cầu khiến khẳng định và câu cầu

khiến phủ định. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, vị ngữ trong câu cầu khiến dạng khẳng

định thường do động từ, cụm động từ hoặc tính từ đảm nhiệm. Từ góc độ hình thức kết

cấu, bài viết tập trung tiến hành phân tích, đối chiếu đặc điểm cấu thành cơ bản của vị ngữ

tính từ trong câu cầu khiến khẳng định tiếng Hán và tiếng Việt từ đó tìm ra điểm tương

đồng và dị biệt ở đặc điểm cấu thành của loại câu này trong hai ngôn ngữ.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phân tích đối chiếu đặc điểm cấu thành cơ bản của vị ngữ tính từ trong câu cầu khiến khẳng định tiếng Hán và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ống chế được, ví 
dụ: vui, can đảm, nhanh, chậm, nói cách khác 
đều phải là những tính từ mang tính tự chủ mới đủ 
điều kiện đảm nhiệm chức năng vị ngữ của câu cầu 
khiến, ví dụ:
87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
(21) Hãy can đảm lên!
 (Tạp chí Văn nghệ quân đội,1998 (03), tr.21) 
 (22) Vui vẻ lên!
Phía sau tính từ thường có thêm các từ “một 
chút”, “một tý”, “chút” để cấu thành lên cấu 
trúc CCKKĐ: “Tính từ (ký hiệu: TT) + một 
chút/một tý/chút!”
Trong câu cầu khiến khẳng định tiếng Việt, 
phía sau tính từ thường có thêm các từ “một 
chút”, “một tý”, “chút” để cấu thành lên cấu trúc 
CCKKĐ: “TT + một chút/một tý/chút!”. Ngoài ra, 
phía sau tính từ còn có thể thêm các tiểu từ tình 
thái “nào, lên, thôi, xem, nhé, vào, đi” cấu thành 
lên cấu trúc CCKKĐ: “TT + nào/ lên/thôi/xem/
nhé/vào/đi!”, trong giao tiếp thường ngày chúng 
ta cũng thường dùng cách nói này, ví dụ:
(23) Bình tĩnh một chút/chút/một tý! 
(24) Hãy nhanh lên/nào/nhé!
(25) Chầm chậm thôi! 
Tính từ láy có thể đảm nhiệm chức năng vị 
ngữ của câu cầu khiến khẳng định 
 Trong tiếng Việt, tính từ láy thường bao gồm 
hình thức láy hoàn toàn và láy bộ phận, trong đó 
láy bộ phận thường là láy vần. Trong CCKKĐ 
tiếng Việt, khi tính từ láy làm vị ngữ phía trước 
thường có thêm phụ từ: “Hãy”, “cứ”, ví dụ:
(26) Hãy thật thà đi!
(Hoa học trò, 1996, tr.11)
(27) Cứ từ từ!
Trong câu cầu khiến tiếng Việt, “hãy” và “cứ” 
là phương tiện biểu thị tình thái khẳng định. Tác 
giả Nguyễn Anh Quế (1988, tr.95) cho rằng: “Nét 
nghĩa chủ yếu của hãy là dùng khi ra lệnh, yêu 
cầu người khác (ngôi thứ hai) tiến hành một hành 
động; cứ dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến, yêu 
cầu người nghe bắt đầu hoặc tiếp tục làm một việc 
gì đó.”
4. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CẤU 
THÀNH CỦA VỊ NGỮ TÍNH TỪ TRONG 
CÂU CẦU KHIẾN KHẲNG ĐỊNH TIẾNG 
HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Thông qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 
rằng, đặc điểm cấu thành vị ngữ tính từ trong 
CCKKĐ tiếng Hán và tiếng Việt vừa có điểm 
tương đồng vừa có điểm dị biệt. Có thể nói, điểm 
tương đồng lớn nhất ở CCKKĐ có vị ngữ là tính 
từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đó là điều kiện để 
tính từ có thể đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong 
loại câu này là giống nhau. Sau đây chúng ta sẽ 
cùng phân tích tìm hiểu điểm giống và khác nhau 
giữa chúng.
Thứ nhất, những tính từ có thể đảm nhiệm chức 
năng vị ngữ trong CCKKĐ tiếng Hán và tiếng Việt 
đều phải thỏa mãn một số điều kiện giống nhau, cụ 
thể những tính từ đó phải là những tính từ miêu tả 
trạng thái, tư tưởng, tình cảm của con người (ví 
dụ: “冷静” (bình tĩnh), “ 认真” (nghiêm túc), “仔
细”(cẩn trọng)) . Đồng thời những tính từ đó 
phải là những từ biểu thị những tính chất hay trạng 
thái mà bản thân con người có thể khống chế được, 
hay nói cách khác là có ý thức để biểu hiện ra, 
những từ này được gọi là tính từ tự chủ. Ngoài ra, 
những tính từ đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong 
CCKKĐ tiếng Hán và tiếng Việt thường là những 
từ mang nghĩa tốt hoặc trung tính, từ mang nghĩa 
xấu không thể tham gia cấu thành CCKKĐ.
Thứ hai, tính từ láy đều có thể đảm nhiệm chức 
năng vị ngữ trong CCKKĐ tiếng Hán và tiếng 
Việt, tuy nhiên dạng thức láy không giống nhau. 
Trong tiếng Hán, tính từ láy làm vị ngữ thường có 
hình thức “AABB的”、“AA(儿)的”. Đối với 
hình thức “AABB的”, phía trước thường thêm 
“给我!” biểu thị ngữ khí nhấn mạnh, có phần 
quyết liệt, thúc giục , tạo thành cấu trúc cầu khiến 
“给我AABB的!”; hình thức “AA(儿)的” chỉ 
giới hạn với một số tính từ như “快”, “慢”, “好”, 
“轻”, ví dụ:“该高高兴兴的了!”、“轻轻的
吧!”. Trong CCKKĐ tiếng Việt, tính từ láy làm 
vị ngữ thường có hai dạng là láy bộ phận và láy 
hoàn toàn, ví dụ: “Nhanh nhẹn lên!”, “Từ từ thôi!”
88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
Ngoài ra, trong CCKKĐ tiếng Hán, phía sau tính 
từ thường thêm “一点儿”、“点儿”、“点” cấu thành 
hình thức câu cầu khiến: “A+一点儿/点儿/点!”, 
ví dụ: “灵活一点儿!”、“干净点儿!”、“谦虚
点!” Trong tiếng Việt CCKKĐ cũng có hình 
thức tương ứng, sau tính từ thêm “một chút”, “một 
tý”, “chút” tạo thành hình thức cầu khiến: “TT + 
một chút, một tý,chút!”, ví dụ: “Nhanh lên một 
tý!”, “Cẩn thận chút!” 
Ngoài những điểm tương đồng phía trên, 
chúng tôi cũng phát hiện ra những điểm khác sau 
như sau:
Thứ nhất, trong CCKKĐ tiếng Việt phía trước 
tính từ thường có thêm phụ từ tình thái “hãy”, 
“cứ” biểu thị ý nghĩa cầu khiến, hình thành cấu 
trúc câu: “hãy/cứ + TT + (tiểu từ tình thái)!”, 
đặc biệt khi tính từ láy làm vị ngữ thì phụ từ “hãy”, 
“cứ” thường xuyên xuất hiện trước tính từ biểu thị 
ý nghĩa cầu khiến, ví dụ: “Cứ từ từ !”,“hãy thành 
thật!” Trong tiếng Hán không thấy hình thức 
tương ứng, phía trước tính từ thông thường cũng 
không cần thêm phụ từ tình thái.
Thứ hai, trong CCKKĐ tiếng Việt, phía sau 
tính từ thông thường có thể thêm tiểu từ tình thái 
“nào, lên, thôi, xem, nhé, vào, đi”, tạo thành hình 
thức cầu khiến: “TT+ nào/lên/thôi/xem/nhé/vào/
đi!”. Trong giao tiếp hàng ngày có thể do thói quen 
sử dụng từ tạo câu của người Việt mà mức độ sử 
dụng của hình thức câu này tương đối cao, cao hơn 
so với mức độ sử dụng của hình thức “TT + một 
chút/một tý/chút!”. Thông thường trong giao tiếp 
chúng ta hay nói là: “Nhanh lên!”,“ Chầm chậm 
thôi!”,“Nghiêm túc đi!”,“Vui lên nào!”. Ngược 
lại, trong CCKKĐ, tiếng Hán mức độ sử dụng hình 
thức: “形容词+一点儿/点儿/点!”(“TT + một 
chút/một tý/chút!”) lại cao hơn hình thức “形容
词+啊/呀/吧!”(“TT + nào/lên/thôi/xem/nhé/
vào/đi!”), thông thường trong giao tiếp người ta 
thường nói: “快点儿啊!”,“自觉点儿!”,“小心
点儿!” 
Thứ ba, trong CCKKĐ tiếng Hán, phía sau 
tính từ có thể thêm “(着)点” biểu thị ý nghĩa 
cầu khiến, ví dụ: “快着点儿!”, “小心着点儿!”, 
“慢着点儿!” , về cơ bản ý nghĩa “着点儿” và 
“一点儿” là khá giống nhau, đôi khi có thể hoán 
đổi cho nhau mà không ảnh hưởng đến nghĩa của 
câu, trong tiếng Việt không có hình thức hoàn toàn 
tương ứng. Có thể nói đây là hình thức câu khá đặc 
biệt của CCKKĐ tiếng Hán.
Ngoài ra, trong cầu cầu khiến tiếng Hán có thể 
sử dụng hình thức: “动词+形容词+点儿!” (Động 
từ + TT + một chút/một tý/chút!) hoặc hình thức 
“形容词+点儿+动词!” (TT + một chút/một tý/
chút+ động từ!)để biểu đạt ý nghĩa cầu khiến, 
ví dụ: “慢点儿说!” hoặc“说慢点儿!”、“快点
儿走!” hoặc“走快点儿!” về cơ bản đều biểu 
thị nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, trong tiếng Việt 
nếu trật từ từ trong câu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến 
nghĩa của câu, khiến cho nghĩa của câu cũng thay 
đổi theo. Cụ thể, khi dùng hình thức “Động từ + 
TT + một chút/một tý/chút!”(ví dụ: “Nói chậm 
một tý!”)và dùng hình thức “TT + Động từ + một 
chút/một tý/chút!” (ví dụ: “Chậm nói một tý!”)
để tạo câu chúng ta có thể thấy rõ ràng nghĩa của 
hai câu này không giống nhau. Cụ thể câu“Nói 
chậm một tý!” thường dùng trong câu cầu khiến, 
nghĩa là người nói yêu cầu người nghe nói chậm 
lại, tuy nhiên trong tiếng Việt chúng ta sẽ không 
dùng câu: “Chậm nói một tý!” để biểu thị ý nghĩa 
cầu khiến, mà câu này thường là miêu tả trạng thái 
“chậm nói” của ai đó. Đối với vấn đề này chúng tôi 
hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong 
một bài viết khác.
5. KẾT LUẬN
CCKKĐ là một dạng câu thường gặp trong 
tiếng Hán và tiếng Việt. Loại câu này thường dùng 
để biểu thị người nói yêu cầu người nghe thực hiện 
một động tác, hành vi nào đó hoặc biểu hiện ra một 
trạng thái, tính chất nào đó. Cho đến nay, những 
nghiên cứu về CCKKĐ có tính từ làm vị ngữ trong 
tiếng Hán cũng như tiếng Việt vẫn còn khá ít. Bài 
viết xuất phát từ góc độ hình thức kết cấu thông 
qua việc tiến hành phân tích, đối chiếu đặc điểm 
cấu thành cơ bản của vị ngữ tính từ trong CCKKĐ 
tiếng Hán và tiếng Việt đã tìm ra điểm giống và 
khác nhau của loại câu này trong tiếng Hán và 
tiếng Việt. Điểm giống nhau trong đặc điểm cấu 
89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
thành của loại câu này trong hai ngôn ngữ Hán - 
Việt khá nhiều, điểm khác nhau cũng không ít, có 
những đặc điểm khác nhau là do bắt nguồn từ thói 
quen sử dụng khác nhau, nhưng cũng có những 
điểm là do tự thân ngôn ngữ khác nhau dẫn đến 
đặc điểm cấu thành khác nhau. Hy vọng kết quả 
nghiên cứu của bài viết sẽ giúp ích phần nào cho 
những người đang học tập và nghiên cứu hai ngôn 
ngữ Hán - Việt.
Chú thích:1. Dẫn theo 袁毓林(1993, tr.16)“从结构形
式上看,祈使句可以分为肯定式和否定式两大
类” và Đào Thanh Lan (2002, tr.4) “Về dạng thức 
câu cầu khiến cũng có khẳng định và phủ định 
(hãy và đừng/chớ)”.
Tài liệu tham khảo: 
Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, 
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện ngôn ngữ học.
Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt - phần 
câu, NXB Đại học Sư phạm,Hà Nội.
Đào Thanh Lan (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài 
NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 
Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt,NXB 
Khoa học xã hội, Hà Nội.
范晓(1998),汉语的句子类型,书海出版社,上海。
刘月华等(2001),实用现代汉语语法,商务印书
馆,北京。
吕叔湘(1999),现代汉语八百词,商务印书馆,
北京。
袁毓林(1993),现代汉语祈使句研究,北京大学
出版社,北京。
赵微(2010),指令行为与汉语祈使句研究,上海
社会科学院出版社,上海。
A CONTRASTIVE ANALYSIS OF ADJECTIVE PREDICATES IN AFFIRMATIVE 
REQUEST IN CHINESE AND VIETNAMESE FROM A STRUCTURAL PERSPECTIVE
VU THI HUYEN TRANG
Abstract: Imperative is an important sentence type in Chinese and Vietnamese. From a structural 
perspective, an imperative can be classified into affirmative and negative types. It is often found that 
the predicate of an affirmative imperative is composed of a verb, a verb phrase or an adjective. In 
Chinese language, an adjective solely cannot constitute an imperative, our question is that if this is the 
case in Vietnamese language. This paper undertakes a contrastive analysis of adjectives as predicates 
in Chinese and Vietnamese imperatives in order to find out their similarities and differences.
Keywords: imperative sentence type, adjectives as predicates, contrastive analysis, Chinese 
language, Vietnamese language
Received: 01/8/2018; Revised: 06/9/2018; Accepted for publication: 10/9/2018

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_doi_chieu_dac_diem_cau_thanh_co_ban_cua_vi_ngu_tin.pdf
Tài liệu liên quan