Nhìn lại các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2015

 t t: Bài nghiên cứu này phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt

Nam giai đoạn 2011-2015, từ đó đưa ra các đánh giá về việc thực hiện mục tiêu điều

hành chính sách cũng như việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Trên cơ sở Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, bài nghiên cứu đưa ra một số đề xuất

điều hành chính sách tiền tệ trong thời g

pdf20 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhìn lại các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cho vay cuối 
cùng của NHNN. Do vậy, các mức lãi suất trên thị trường hình thành ở các phiên đấu 
thầu không hoàn toàn hình thành theo quan hệ cung cầu. Ngoài ra, các NHTM nhỏ và 
không sở hữu nhiều GTCG thì khó đủ điều kiện thành viên để tham gia TTM. Do vậy, số 
thành viên tham gia mỗi phiên đấu thầu khá ít. 
Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn 
NHNN sử dụng các công cụ lãi suất chính sách để điều tiết mục tiêu trung gian là 
lãi suất thị trường để nhằm đạt được mục tiêu của CSTT. Lãi suất TCK được coi là lãi 
suất sàn, lãi suất TCV là lãi suất trần, lãi suất cơ bản là lãi suất định hướng thị trường. 
Hình 2 cho thấy lãi suất TCV và TCK chưa tạo thành hành lang lãi suất cho lãi suất thị 
trường; lãi suất TTM, lãi suất cơ bản không mang tính chất là lãi suất cơ sở, định hướng 
thị trường. Bởi vì thực tế NHNN trực tiếp quyết định các mức lãi suất cho vay và huy 
động vốn của các TCTD (quy định trần lãi suất) nên công cụ lãi suất điều hành của 
NHNN đã không phát huy hết tác dụng vai trò định hướng thị trường. 
Công cụ TCV trong thời gian qua thường được sử dụng với thời hạn ngắn nhằm 
hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, thường vào trước các dịp lễ tết. TCV chưa phát huy hiệu 
quả vai trò cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, chưa tác 
động được nhiều đến cung cầu vốn và các loại lãi suất trên thị trường. Nguyên nhân là 
trong điều kiện lạm phát gia tăng, sử dụng TCV hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD có thể 
làm tăng lượng cung tiền và gây thêm áp lực kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, NHNN chỉ 
được cho vay TCV trong giới hạn mức tăng 2 đã được phê duyệt và nhiều TCTD cần 
vay nhưng không đáp ứng điều kiện được vay TCV. Thêm vào đó, mức lãi suất TCV thấp 
hơn lãi suất thị trường còn tạo cơ hội cho một số TCTD có điều kiện vay được vốn giá rẻ 
từ nguồn TCV mang đi cho vay lại chứ không huy động vốn từ nền kinh tế, từ đó làm gia 
tăng rủi ro trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh việc sử dụng TCV nhằm hỗ trợ thanh khoản, 
công cụ TCV còn được sử dụng để hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ xử lý nợ xấu nhưng kết quả còn 
chưa rõ ràng. 
Dự trữ bắt buộc 
 Từ tháng 9/2011 cho đến nay, tỷ lệ DTBB được duy trì không đổi chứng tỏ công 
cụ DTBB không phát huy tác dụng trong việc kiểm soát cơ số tiền MB, từ đó không có 
tác động đến lượng cung tiền. Việc quy định DTBB chưa bao trùm toàn bộ khối lượng 
tiền trong nền kinh tế nên hạn chế khả năng kiểm soát cung tiền của NHNN qua công cụ 
này. Vẫn còn một số loại như tiền gửi của các TCTD, tiền kí quỹ, tiền nhận ủy thác chưa 
thực hiện DTBB. Trong điều kiện hội nhập ngày này, với khả năng vay nước ngoài cũng 
như thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển của Việt Nam thì loại tiền gửi chưa phải DTBB 
ngày càng lớn và tác động không nhỏ đến luân chuyển tiền tệ của Việt Nam và ảnh 
hưởng phần nào đến khả năng kiểm soát tiền tệ của công cụ DTBB. Ngoài ra, các NHTM 
Nhà nước, NHTM Cổ phần, ngân hàng hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính với các quy mô, trình độ phát triển 
khác nhau đều được áp dụng cùng một mức DTBB, do vậy, nhiều khi quyết định thay đổi 
tỷ lệ DTBB cần phải cân nhắc, đặc biệt đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, mức độ an 
toàn thấp hoặc đang gặp vấn đề về thanh khoản. 
Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 
NHNN thường xuyên phải can thiệp điều chỉnh TG NH để ổn định tỷ giá thị 
trường. Điều này đòi hỏi phải có dự trữ ngoại hối dồi dào để đảm bảo khả năng can thiệp, 
tuy nhiên, Việt Nam lại là nước có thâm hụt thương mại dai dẳng và dự trữ ngoại tệ 
mỏng, mặc dù có cải thiện trong những năm gần đây nhưng chưa thể hiện tính bền vững. 
Duy trì tỷ giá cố định còn không phù hợp trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn, khi 
Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu rộng các Hiệp định và Cộng đồng thương mại tự 
do. 
4. Một số xuất u CS t N g o 6-2020 
Với mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 
như đã nêu ở trên, trong đó tập trung vào việc kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ 
mô, dưới đây là một số đề xuất điều hành CSTT trong thời gian tới. 
Thứ nhất, tiếp tục trao quyền độc lập cho NHNN trong việc điều hành CSTT. Khi 
được trao quyền độc lập trong việc điều hành CSTT, NHNN chủ động trong việc xác 
định mục tiêu cũng như các công cụ CSTT để điều hành chính sách nhằm đạt được mục 
tiêu đã đặt ra. Trên cơ sở đó, NHNN có thể chủ động nâng cao năng lực điều hành của 
mình thông qua việc củng cố, hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động các 
chức năng cơ bản của NHNN; tăng cường tính minh bạch của CSTT, tính minh bạch và 
độ tin cậy về dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn thông tin; tăng cường khả năng dự báo 
rủi ro và thay đổi trong thị trường tài chính quốc tế; xây dựng cơ chế truyền dẫn CSTT, 
nâng cao hiệu quả CSTT thông qua công cụ CSTT; phát triển thị trường tài chính và thị 
trường ngoại hối; và phát triển hệ thống thanh tra, giám sát và phối hợp xây dựng mạng 
lưới an ninh tài chính quốc gia. 
Thứ hai, luôn coi kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu của CSTT, coi ổn định 
giá cả là mục tiêu trong dài hạn nhưng có thể cho phép giá cả tăng lên ở một mức độ nhất 
định trong ngắn hạn để giảm bớt sự bất ổn đối với tăng trưởng kinh tế. Khi có sự mẫu 
thuẫn giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì dành ưu tiên cho kiểm 
soát lạm phát. 
Thứ ba, nghiên cứu vận hành tốt chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý mà NHNN mà 
NHNN tuyên bố áp dụng đầu năm 2016. Trước mắt, Việt Nam cần chuẩn bị lộ trình phù 
hợp cho việc chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Trong quá trình chuyển đổi, 
khi tỷ giá chưa được thả nổi mà vẫn được điều tiết ổn định, mỗi khi có mẫu thuẫn giữa ổn 
định tỷ giá và mục tiêu lạm phát thì NHNN cần ưu tiên cho mục tiêu lạm phát. Song song 
với việc cho phép tỷ giá linh hoạt hơn có thể tiến hành các biện pháp nhằm xây hệ thống 
quản trị rủi ro, phát triển thị trường ngoại hối và sau đó là chính sách can thiệp hợp lý của 
NHNN. Việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, cải cách khu vực tài chính 
và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế nên được thực hiện ngay từ đầu, khi bắt 
đầu hoặc trước khi thực hiện chuyển đổi tỷ giá. Việc mở cửa tài khoản vốn nên được thực 
hiện song song với việc linh hoạt tỷ giá. 
Thứ tư, trên cơ sở lạm phát đang được duy trì ở mức thấp và chế độ tỷ giá được áp 
dụng từ năm 2016 đã linh hoạt hơn, NHNN nghiên cứu việc áp dụng chính sách mục tiêu 
lạm phát (CSMTLP). Chế độ tỷ giá linh hoạt cùng với CS T P làm cái neo danh nghĩa 
sẽ làm tăng độ tin cậy cho chế độ tỷ giá mới được áp dụng, kết hợp với việc trao cho 
NHNN tính độc lập trong điều hành CSTT sẽ góp phần thực hiện đổi mới việc điều hành 
CSTT theo hướng chủ động, linh hoạt hơn nhằm đạt mục tiêu nhằm kiểm soát lạm phát. 
Việc áp dụng CSMTLP bao gồm việc chuyển đổi sang CSMTLP, xây dựng khung thể 
chế cho CSMTLP và vận hành CSMTLP. Việc chuyển đổi sang CSMTLP nhằm tập 
trung hoàn thiện các điều kiện còn thiếu cho việc áp dụng một CS T P đầy đủ. Xây 
dựng khung thể chế cho CSMTLP bao gồm xây dựng khung pháp lý cho NHNN thực 
hiện CSMTLP, lựa chọn và xác định mục tiêu lạm phát và thực hiện công tác truyền 
thông để thể hiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN. Vận hành 
CSMTLP bao gồm nâng cao năng lực dự báo lạm phát, xây dựng kênh truyền dẫn CSTT 
trong nền kinh tế phù hợp với Việt Nam nhấn mạnh ổn định giá cả là mục tiêu chính của 
CSTT và lãi suất ngắn hạn là mục tiêu hoạt động, và vận hành chính sách thông qua 
những công cụ gián tiếp như là dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp 
vốn để duy trì mục tiêu hoạt động ở mức mong muốn. 
Thứ năm, phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, tăng cường thực 
hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, điều chỉnh lạm phát thông qua lãi suất và duy trì 
mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, kết hợp giữa chính sách tài khóa với CSTT và chính 
sách tỷ giá, tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường tài chính trong nước và duy trì tính 
thanh khoản của thị trường ngoại hối, đảm bảo cho các luồng vốn chu chuyển phù hợp 
với trình độ phát triển của hệ thống tài chính và khả năng giám sát các luồng vốn quốc tế. 
Thứ sáu, nghiên cứu phát triển các công cụ CSTT, xây dựng phương pháp xác 
định lãi suất điều hành của NHNN và cơ chế điều hành lãi suất dựa trên cung cầu thị 
trường, đa dạng hàng hóa cho TTM, sử dụng phương pháp đấu thầu lãi suất. Tiếp tục 
triển khai các giải pháp tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, đảm 
bảo cung ứng vốn cho các ngành nghề quan trọng. 
K t uậ 
Việc điều hành CSTT giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những thành công nhất 
định, đặc biệt là lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp 
lý. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-
2020 với các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng 
trưởng, tác giả đề xuất NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, 
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và những chính sách kinh tế vĩ mô khác theo 
hướng thực hiện quá trình chuyển đổi sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý và CSMTLP. 
Trong quá trình chuyển đổi sẽ chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để áp dụng thành công 
chế độ tỷ giá linh hoạt hơn kết hợp với CSMTLP. 
 u t k ảo 
1. Chính phủ (2006-2010), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 
2010. 
2. Chính phủ (2011-2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, 2012, 2013, 2014, 
2015. 
3. Chính phủ (2016), Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát 
triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch 
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII. 
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011-2014), Báo cáo thường niên 2011, 2012, 
2013, 2014. 
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông cáo báo chí về chương tr nh cho 
vay hỗ trợ nhà ở, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 23/03/2016. 

File đính kèm:

  • pdfnhin_lai_cac_bien_phap_dieu_hanh_chinh_sach_tien_te_o_viet_n.pdf