Nhân vật trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam dưới góc nhìn tướng thuật

Tóm tắt. Trong Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, các tác giả khi xây dựng chân dung,

miêu tả nhân vật không chỉ vay mượn công thức thánh nhân trong thần thoại Trung Quốc

thể hiện ở những so sánh với động vật và thực vật, vũ trụ mà còn sử dụng, khai thác những

yếu tố khác dưới góc nhìn tướng thuật (Thuật xem tướng chủ yếu thông qua quan sát các

đặc trưng về diện mạo, ngôn hạnh, cử chỉ con người để dự đoán tiền đồ và vận mệnh cát

hung, họa phúc, bần tiện, phú quý trong tương lai) nhằm dự báo trước vận mệnh nhân vật

(chủ yếu qua hình tướng, vật tướng và tâm tướng).

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhân vật trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam dưới góc nhìn tướng thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
dựa vào việc quan sát những đồ vật có liên
quan đến con người để dự đoán cát hung quý tiện của người đó. Môn đó, gọi là vật tướng. Tướng
thuật như một cây có nhiều cành lá, đẻ ra nhiều môn phái khác nhau, nên những người mê tín gán
ghép phỏng đoán, cho rằng nếu như hình mạo đã có thể tỏ rõ quý tiện cát hung thì những vật phẩm
gần gũi với con người cũng có thể rõ thị hiếu, tính tình của con người và đương nhiên cũng có thể
căn cứ vào những vật đó để dự đoán cát hung. Vật tướng còn phân loại các vật phẩm khác nhau để
xem tướng như xem tướng ấn, xem tướng chữ xem tướng tên, xem tướng hốt. . . Phép xem tướng
chữ, còn gọi là “chiết tự”, “trắc tự”. Phương pháp này chia chữ ra các bộ phận rồi gán ghép vào
chuyện nhân sự để đoán cát hung. Bí quyết của phép xem tướng chữ xem ra là ở chỗ “suy diễn
sự liên quan mà đoán cát hung”, việc suy diễn này đáng để ta xem xét. Sự liên quan này là muốn
nói những dấu hiệu chỉ sự biến hoá của sự vật. Với thầy tướng đoán chữ, đó là việc sau khi phân
tích chữ, suy đoán ra sự cát hung của khách xem tướng. Cổ quái bốc sư truyện là một trong những
truyện thuộc loại hiếm, lấy nhân vật thầy bói làm trung tâm tác phẩm, đặt nhân vật trong bối cảnh
lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh. Bốc sư là một kẻ sĩ thi mãi không đỗ, phải làm nghề thầy bói, giỏi
nhất là môn chiết tự. Diễn biến câu chuyện gắn với các sự kiện lịch sử trong cung vua phủ chúa
nhưng lại được móc trên những chiếc đinh là các chữ thầy bói cho các nhân vật. Trong buổi đầu
gặp gỡ, mỗi vị khách viết mỗi người một chữ là Càn, Nguyên, Hanh thì thầy lập tức phán là “Nước
nhà có người rồi. Quốc gia vô sự, thiên hạ thái bình. Giám sinh sẽ làm cận thần, còn hai vị nội thị
sẽ làm đại tướng” [3;325] (Tập 1). Vì Càn là trời, là vua, là cha; còn nguyên, hanh là đức của càn;
ba chữ liền nhau, có nghĩa là xoay vần tạo dựng, Giám sinh viết chữ càn cho nên sẽ được trao chức
quan cận thần, hai vị nội thị viết hai chữ nguyên, hanh cho nên sẽ được trao chức đại tướng. Còn
khi gặp Vua Ý Tông, xem chữ Ý, bốc sư liền phán: “Chữ ý rất tôn nghiêm, rất đứng đắn, rất yên
ổn, nét trên dài mà thẳng, nét dưới mác mà tròn, lại có ba cái chấm để phò giúp, cho nên thế nước
cũng như bản thân nhà vua không có gì phải lo. Nhưng từ giờ trở đi, nhà vua cần thoái hưu để làm
những việc mà mình thích” [3;327] (Tập 1). Thầy bói vừa nhìn thấy chữ Thắng, liền đem dán lên
vách, sửa mũ áo vái bốn vái, nói: “Chữ thắng do chữ trẫm và chữ lực hợp thành, đó là vị Chúa anh
minh vậy. Chữ lực ở dưới chữ Trẫm, đó là tượng trưng cho Cửu nhị đại nhân, chứ chưa phải là Cửu
ngũ đại nhân. Muốn có Cửu ngũ, phải tìm kiếm một phen”. Và đến khi thấy chữ Cảnh của hoàng
tử thứ nhất của vua Long Đức liền bảo: “Mặt trời chiếu kinh sư không phải cửu ngũ là gì? Nhưng
chữ nhật ngắn mà chữ kinh dài, chữ nhật nhỏ mà chữ kinh to, tuy hưởng lộc lâu dài, nhưng quyền
không khỏi chuyển về tay kẻ dưới” [3;328]. Quả nhiên, sau vua Ý Tông nhường ngôi, Hiển Tông
được lập, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng.
2.3. Tâm tướng
Tướng thuật coi trọng sự tu dưỡng nội tâm như vậy, cho rằng sự tu dưỡng nội tâm và cử
chỉ hành vi mẫu mực có tác dụng quyết định hoạ phúc tương lai. Trong quan niệm của người xưa,
tâm là khí quan sinh ra tư duy và tình cảm, do đó tâm là chủ của thần khí, là nhà của ngũ tạng,
nó thống nhiếp các bộ vị toàn thân, có thể ảnh hưởng đến mệnh tướng của người. Hiếu liêm, và
trinh tiết là một trong những nội dung chủ yếu của luân lí phong kiến. Quan niệm luân lí đó lại
phụ thuộc vào tướng mạo, tức là từ tướng mạo có thể biết được một người nào đó có hiếu đễ và
trinh tiết không. Trong cách tác giả miêu tả về nhân vật từ ngoại hình, phục sức, dáng vẻ, tâm tính
cũng cho người đọc thấy được thái độ của tác giả là khen hay chê: “Tống thị tuy là phận gái nhưng
có chí lớn, nhan sắc hoa thẹn, nguyệt mờ, dáng điệu nhạn rơi cá lặn, tính tình lẳng lơ mây sớm gió
chiều, thần Hồ nhớ Việt, nói năng khéo léo khoái hoạt, cợt gió đùa trăng, phong thái chẳng kém
gì Ly Cơ, Tiểu Muội” đã tìm mọi cách quyến rũ chúa Nguyễn (Nam triều công nghiệp diễn chí)
38
Nhân vật trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam dưới góc nhìn tướng thuật
[1;206]. Sư cụ Pháp Vân là người có con mắt thiền nên không nhận Đào Hàn Than vào tu trong
chùa đã bảo Vô Kỷ rằng: “Người con gái này, nết không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ. Tuổi đã trẻ
trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền khôn phải sắt đá, sắc đẹp dễ mê người, tuy sen hồng chẳng
nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt” [4, 234] (Tập 1). Nhưng Vô Kỷ không nghe,
quả nhiên sau này khi đã đi tu rồi mà Hàn Than vẫn tính nết cũ chưa trừ bỏ, mỗi lúc ở nhà dưới đi
lên, mặc áo lụa, quần là, môi son, má phấn. Sau đó Đào thị và Vô Kỵ không giữ giới luật yêu nhau
đến mức Đào thị có thai và chết trong lúc sinh con (Chuyện nghiệp oan của Đào thị). Còn phu
nhân của Đinh Hoàn thì được miêu tả: “Nghi dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang” (Truyện người
liệt nữ ở An Ấp) khi chồng mất, đến ngày lễ tiểu tường tự tử để đi theo chồng. Rõ ràng trong cách
tác giả miêu tả với những so sánh trên gắn với quan niệm về Trinh/ Dâm. Người trung trinh phải là
mẫu như Thuý Vân: chừng mực, đoan trang, nói năng, cử chỉ mực thước, được thiên nhiên, vũ trụ
lui nhường, ủng hộ (Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọt thốt đoan trang/ Mây
thua nước tóc, tuyết nhường màu da (Truyện Kiều)). Theo tướng mệnh học thì cuộc đời của người
đàn bà hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn thuộc về tướng cách của người đó, nhan sắc dể đến với
hạnh phúc nhưng cũng có thể trở nên tại họa, chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận
yên ổn hạnh phúc.
Trong lí luận tướng thuật, cái đức siêu hình phụ thuộc vào quan niệm chiếm vị trí có ý nghĩa
quan trọng nhất so với mọi tư liệu cảm tính. Cho nên nói đức đặt trên tướng mạo, tướng mạo chiếm
vị trí sau đức. Tiêu chuẩn đầu tiên của đối tượng xem xét được tướng thuật điển hình ca ngợi là thà
có đức mà tướng xấu, chứ không nên có tướng mạo tốt mà vô đức. Đương nhiên, nếu một cá nhân
có đủ cả đức lẫn tướng mạo, “tướng đức song toàn” thì sẽ được như tướng thuật tôn sùng. Chuyện
Lý tướng quân kể chuyện có ông thầy tướng số đến cửa xin ăn và có thể nói được những việc họa
phúc. Lý bảo xem tướng mình, ông thầy đã thẳng thắn nói: “Điều thiện ác tích lâu sẽ rõ, sự báo
ứng không sai chút nào. Cho nên luận số trước phải luận lí, tướng diện không bằng tướng tâm. Nay
Tướng quân có dữ mà không lành, khinh người mà trọng của, mượn oai quyền để làm bạo ngược,
buông tham dục để thỏa ngông cuồng, đã trái lòng trời, tất bị trời phạt, còn cách nào mà trốn khỏi
tai họa” [3;294] (Tập 1). Tướng thuật dung hợp tiêu chuẩn luân lí và nhân sinh được Nho gia tôn
sùng, nên có thể coi tướng thuật là chi lưu của Nho gia. Nho gia ra sức chủ trương nhân thế, coi
trọng thực tế “không nói chuyện thánh thần quái dị” coi Thích gia, Đạo gia là tà thuyết dị đoan.
Người tin ở mệnh cũng chỉ công nhận số trời đã định đoạt lúc tiên thiên, mà không lấy nhân sự hậu
thiên (như chân thành cúng lễ và làm việc thiện) để bàn về mệnh. Nhưng theo thời gian sự thay
đổi của tướng thuật ngầm bổ sung và dung nạp, hoà giải với hai tôn giáo kia. Và thế là tướng thuật
trở thành một phương thuật chung cho cả Nho, Đạo, Phật. Nhiều tăng nhân và đạo nhân cố ý dùng
giáo nghĩa của của Phật giáo và Đạo giáo để thay đổi mệnh lí, qua việc xem tướng để truyền bá
tôn giáo. Từ đó tướng thuật nhuốm màu sắc tôn giáo.
2.4. Kết luận
Như vậy, qua khảo sát có thể thấy, trong cách xây dựng chân dung nhân vật trong
VXTSTĐVN các tác giả vay mượn công thức thánh nhân trong thần thoại Trung Quốc thể hiện ở
những so sánh với động vật và thực vật, vũ trụ và những lí thuyết về tướng thuật như tướng xương,
da, phân, nốt ruồi. Đối tượng được miêu tả, rõ ràng đối tượng được miêu tả hầu hết là những nhân
vật lịch sử quân vương, văn thần, võ tướng, chỉ xuất hiện một vài trường hợp là thường dân. Có
những trường hợp các tác giả chỉ sử dụng đặc tả một đặc điểm trong chân dung nhân vật, nhưng
cũng có nhiều trường hợp (Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Huệ...), chân dung nhân vật được miêu tả tổng
hợp của nhiều bộ vị (Ngô Quyền, Bà Triệu, Mai Thúc Loan. . . ).
39
Trần Thị Thanh Nhị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Khoa Chiêm (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý Nga giới thiệu), 2003. Nam triều công
nghiệp diễn chí. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[2] Ngô Sỹ Liên, 1976. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[3] Trần Nghĩa, 1997. Tổng tập tiểu thuyết Việt Nam, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[4] Diêu Vĩ Quân, 2004. Bí ẩn của tướng thuật. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[5] Riftin L., 2012 (Trần Đình Sử dịch). “Tính chất ký hiệu của chân dung nhân vật bằng ngôn
từ trong văn học cổ điển Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr.41, 51-53.
[6] Nguyễn Hữu Sơn, 1998. Khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh.
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện văn học. Hà Nội tr.29,31.
[7] Trần Đình Sử, 2005. Tuyển tập, Tập 2. Nxb Giáo dục.
[8] Nguyễn Cảnh Thị, (Trần Nghĩa giới thiệu), 2011. Hoan Châu kí. Nxb Thế giới, Hà Nội
[9] Tạ Chí Đại Trường, Sử Việt đọc một vài cuốn, 
vaiquyen.pdf
[10] Lê Thu Yến, 2014.“Giá trị hiện thực của yếu tố tâm linh trong văn học trung đại”. Tạp chí
Nghiên cứu văn học, (4), tr.4-5,11-12.
ABSTRACT
Personage in Vietnamese middle-age narrative literature in the view of physiognomy
Tran Thi Thanh Nhi
Faculty of Philology, Hue National Univesity of Education
In Vietnamese middle-age narrative literature, the authors when building portrait and
depicting the character often borrow the image of the saint or sage in Chinese mythology embodied
in the comparison with animals, vegetals and the universe. They also use and exploit other
factors in the perspective of physiognomy (primarily through general characteristics observed in
appearance, language, human gestures to predict the progress and destiny of the character) to
predict the fortune of the character (mainly through form, material and mental sign).
Keywords: Foreseeing, physiognomy, form, character.
40

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_trong_van_xuoi_tu_su_trung_dai_viet_nam_duoi_goc_nh.pdf