Cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân trong "Vang bóng một thời"

TÓM TẮT

Cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân hết sức độc đáo. Việc vận dụng ngôn từ của

ông trong vang bóng một thời thể hiện rõ điều này. Ông đã sử dụng hệ thống từ cổ, từ Hán

Việt, tiếng lóng, thành ngữ, nghệ thuật vẽ mây nảy trăng, từ ngữ chỉ thời gian mang tính

hoài cổ, biện pháp tu từ tương phản, phép tách từ. đạt hiệu quả cao.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân trong "Vang bóng một thời", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng cứ việc thấm 
hút và uống cạn” “Nước một con sông 
hiền lành đẩy nhẹ cánh hoa vô định lừ lừ 
trôi một mình theo những cái xoáy nước 
yếu đuối.” (Đánh thơ), “Một ngôi sao 
Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống 
phía chân trời không định” (Chữ người tử 
tù). Cùng với những cách nói rất trang 
trọng “Tiếng đàn hát của giai nhân”, 
“Đặt tiền bên chiếu bạc văn chương” 
(Đánh thơ), “Bát tràng màu xanh quan 
lục” (Hương cuội) 
Là người vốn kĩ lưỡng trong mọi sinh 
hoạt đời sống, Nguyễn Tuân cũng rất cẩn 
thận, kĩ càng trong từng chữ, từng câu văn 
của mình. Khi viết, nhà văn hết sức tiết 
kiệm ngôn từ, tả ít gợi nhiều, chủ yếu 
dùng nghệ thuật “Vẽ mây nảy trăng” (chữ 
dùng của Kim Thánh Thán, nhà phê bình 
văn học Trung Quốc). Để làm nổi bật 
nhân cách cao đẹp và tài năng lỗi lạc của 
Huấn Cao, tác giả tập trung miêu tả tấm 
lòng “trọng nghĩa liên tài” của quản ngục 
và thơ lại. Chi tiết quản ngục nhận thấy 
mình chỉ là “một kẻ tiểu lại giữ tù” “ngu 
muội” cũng đủ làm nổi lên khí phách 
“chọc trời khuấy nước”, “hoài bão tung 
hoành” và “tài năng phi thường” của 
Huấn Cao. Trong Chém treo ngành, cái tài 
“chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn 
dính vào cổ bằng làn da gáy” của Bát Lê, 
vai trò của ông trong ngày xử trảm mười 
hai tên tử tù, nhà văn dùng lời của viên 
quan Tổng Đốc “Nếu như cái nghề chém 
đặc biệt của chú không thể truyền lại cho 
một người nào được thì một lần cuối cùng 
này, chú cũng nên cho một vị quan Tây ở 
đây thấy rõ cái cách chém của một người 
đầy tớ hầu cận ta là như thế nào”. Dùng 
nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” làm cho tác 
phẩm với số trang ít mà giọng điệu, biến 
hoá, nhiều tình tiết sinh động, góp phần 
thể hiện một cách kín đáo tính khuynh 
hướng của tác phẩm, tránh luỡi kéo kiểm 
duyệt của nhà cầm quyền đương thời, ẩn 
giấu tấm lòng yêu nước, gắn bó với cội 
nguồn dân tộc của tác giả. 
 Nhà văn làm công việc “phục cổ”, 
nên ngay cả từ ngữ về thời gian cũng ở thì 
quá khứ, mang tính hoài cổ. Thời gian 
trong các truyện in đậm tính chất thời gian 
của truyện cổ tích. Nếu truyện cổ tích 
thường lấy cách nói “ngày xửa ngày xưa” 
làm điểm dẫn vào câu chuyện thì Nguyễn 
Tuân dùng cách nói “Cái thời ấy, vào 
quãng thời gian ấy, cái hồi, hồi ấy, trước 
kiaTác giả miêu tả nhân vật trong sự 
xoay chiều, hồi tưởng về quá khứ. 
Ông sử dụng phép tương phản trong 
khi xây dựng các hình tượng người tử tù 
Huấn Cao, người quản ngục và thơ lại. 
Huấn Cao kẻ “cổ đeo gông”, “chân vướng 
xiềng” nhưng hiện lên như một vị vua có 
uy quyền, kẻ cứu rỗi. Quản ngục, kẻ đại 
diện cho pháp luật, nắm trong tay mạng 
sống của Huấn Cao lại khúm núm, sợ hãi 
mà tác giả dùng từ “ngấc đầu” gây ngữ 
cảm rất tội nghiệp. Ngay chính quản ngục 
và thơ lại cũng có sự tương phản giữa con 
người hành chính và con người thực chất 
của họ. Chữ của Huấn Cao lẽ ra phải được 
viết trong một môi trường sang trọng 
 45 
nhưng việc cho chữ lại diễn ra trong “một 
buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy 
màng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột 
và gián”. Trong truyện Thả thơ, chỗ đức 
Thánh Tổ (tức vua Minh Mạng) đã ngự 
bút châu phê, câu văn ngài còn khắc trên 
đá, lẽ ra phải được tôn kính thì lại là nơi 
vợ chồng Phó Sứ và Mộng Liên yêu nhau 
say đắm đến chết. 
Khi bàn về ngôn ngữ của tác phẩm, 
chúng ta không thể không tìm hiểu kĩ 
lưỡng các biện pháp tu từ được sử dụng. 
Các biện pháp tu từ là những cách diễn đạt 
làm cho lời văn đẹp, ý văn sâu. Với văn 
Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một 
thời, tác phẩm được xem là gần đạt tới sự 
“toàn thiện toàn mĩ”, các biện pháp tu từ 
có vai trò không nhỏ. 
Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh Bát Lê 
khi tập chém chuối chuẩn bị bước vào 
buổi hành hình mười hai tên tử tù “Trên 
đống thân cây trơn ướt, Bát Lê vẫn làm 
việc, nhảy nhót như một kẻ điên cuồng” 
rồi “như một võ sinh sắp trổ tài ở võ 
trường” (Chém treo ngành). Huấn Cao 
đuợc ví “Một ngôi sao Hôm nhấp nháy 
như muốn trụt xuống phía chân trời không 
định” (Chữ người tử tù). Miêu tả cha con 
cụ Ấm uống trà “Trông hai cha con uống 
nước mà y như một đôi thầy trò vào một 
giờ học ôn buổi sớm mai” (Chén trà trong 
sương sớm). Cảnh trường được so sánh 
“Đứng xa trông người vô sự mà không 
có chữ tưởng đâu như dân cả một làng 
nào đang đốt đuốc bắt ếch. Càng tiến lại 
gần trường, người ta có cảm tưởng rùng 
rợn như khi chịu bó tay đứng nhìn một 
đám cướp lớn bật hồng phá nhà lấy của 
trên xóm trên” (Báo oán) 
Phù hợp hoàn cảnh, mục đích, nhà văn 
chọn lọc từ ngữ, cách nói khác nhau. Cái 
không khí lạnh lẽo, ma quái của cảnh chết 
chóc ở pháp trường đã man rợ càng tăng 
thêm phần rùng rợn qua cách nhận diện và 
so sánh của tác giả: 
“Bãi cỏ im lìm đến nỗi tiếng gông lũ 
tù dây va vào nhau theo một nhịp bước rụt 
rè nghe cứ rõ mồn một như tiếng sênh 
người chấp hiệu định liệu bước đi cho cỗ 
đòn đám” (Chém treo ngành) 
Nguyễn Tuân luôn thể hiện sự phong 
phú về tài năng của mình ở chỗ, khi cần 
không khí ảm đạm thì lối so sánh, dùng 
hình ảnh cũng mang vẻ thê lương chết 
chóc. Viết về những cảnh sinh hoạt an 
bình của người xưa, từ cách dùng biện 
pháp tu từ đến giọng điệu đều trong sáng 
và đẹp lạ lùng: 
“Đây là cái màu dịu mắt của chất 
ngọc bích, đấy là cái thứ ao xanh của ông 
quan Tư mã đất Giang Châu dùng lau 
nước mắt khi thương đến một người con 
hát giữa một con thuyền trống trải trôi 
trong một đám lau sậy ven sông” (Ngôi 
mả cũ) 
Cái màu áo của cậu Chiêu dưới giàn 
bầu nậm, trong làn nắng được tác giả hình 
dung kì lạ làm sao! Câu văn trở nên nhẹ 
nhàng, nhịp điệu cứ trầm bổng du dương 
khiến người đọc có sự liên tưởng phong 
phú về một cuộc sống bình lặng, giản dị 
và chan hoà. 
Đến những suy nghĩ của sư cụ chùa 
Đồi Mai cũng đầy chất thơ: “Ví buổi trưa 
hè này là một đêm có bóng trăng dãi lạnh 
lùng và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa 
non đào thì những giọt sao kia có đủ cái 
thi vị của một cuộc đánh dấu con đường về 
của khách tục trở lại trần sau khi chia tay 
cùng chúa động” (Những chiếc ấm đất) 
 46 
Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như 
minh hoạ cho hai câu thơ của Nguyễn 
Công Trứ: 
“Trời đất cho ta một cái tài 
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi” 
Với ông, cái gì cũng phải đạt đến độc 
đáo thì mới hài lòng. Độc đáo từ cách 
chọn đề tài, bố cục, kết cấu, xây dựng 
hình tượng đặc biệt là ngôn ngữ. Từ 
ngữ miêu tả dụng cụ của bọn cướp cũng 
rất đặc biệt, nhà văn dùng loại tiếng 
lóng: “bút chì”, “lá chắn”, “bút chùng”. 
Khi họ chuẩn bị đám cướp to, tác giả 
dùng cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”. 
Cách dùng từ tạo nên không khí bí ẩn, lạ 
lùng, làm rõ sự lén lút bất chính của bọn 
người này. 
Nguyễn Tuân còn có thủ pháp rất đặc 
biệt là phép tách từ. Một số cụm từ như: 
Khoa và hoạn, danh và lợi, vàng và son, 
màn trời chiếu đất, bóng thì loáng lẽ ra 
đi chung và cùng diễn đạt một ý nhưng tác 
giả tách ra thành lối diễn đạt riêng, để phát 
huy ý nghĩa riêng, làm cho mỗi từ có thêm 
một nghĩa mới mẻ. Trong truyện Một cảnh 
thu muộn, nói về những vị quan đậu đạt 
mà không ra làm quan thì gọi là “có khoa 
mà không có hoạn”. Còn khi nói về tình 
cảm của người dân quê đối với cụ Nghè 
Móm vừa từ quan về quê trong truyện 
ngắn Thả thơ, tác giả viết: “Dân quê hiền 
lành vốn mến người có khoa hơn là có 
hoạn”. 
Từ Hán Việt “ khoa hoạn ” thường được 
dùng để nói về việc học hành thi cử đỗ đạt 
và ra làm quan của các cụ nhà Nho. Tuy 
nhiên, đến thời Nguyễn Tuân, Nho học 
không còn chiếm vị trí độc tôn nữa, con 
đường khoa hoạn cũng không có sức thu hút 
những người có học như trước nữa. Một số 
nhà Nho vì chán ngán thực tại xã hội nên 
cũng có “khoa” tức có học hành, không có 
“hoạn” nghĩa là không ra làm quan. Cách 
tách từ như vậy là rất tinh tế, diễn tả đúng 
cuộc sống của một bộ phận không nhỏ các 
nhà Nho thời bấy giờ. 
Việc tách từ này cũng được nhà văn 
vận dụng khi tỏ thái độ mỉa mai quan 
Đổng lí Quân vụ trong Chém treo ngành - 
kẻ quen ngả mình trên ghế bành “vàng và 
son” mà quan liêu hách dịch. Cũng như 
những đứa “dốt cay dốt đắng” mà vung 
tiền để học đòi thú chơi tao nhã trong 
Đánh thơ Ta còn gặp hiện tượng tách từ 
trong Ngôi mả cũ khi Nguyễn Tuân diễn 
đạt lại cảnh âm u hoang dã của rừng Hưng 
Hoá, nơi cô Tú và cậu Chiêu dắt nhau 
chạy loạn. “Màn trời có những vòm cây 
lá âm u. Chiếu đất có những cỏ áy, sim lụi 
và những cành cây mục bở với những đàn 
kiến lửa nối nhau ngày đêm bò liền liền 
như là quan quân đi tiễu giặc”. “Màn trời 
chiếu đất” vốn là thành ngữ nhưng được 
tách ra tạo cho câu văn có tính cụ thể hơn. 
3. Có thể nói Vang bóng một thời đã 
đạt đến đỉnh cao về trình độ sử dụng từ. 
Chính tác phẩm này là cơ sở đưa Nguyễn 
Tuân trở thành bậc thầy của nghệ thuật 
ngôn từ Việt Nam. Có được điều đó là 
nhờ truyền thống gia đình, kiến thức uyên 
bác, năng khiếu văn chương, sự am tường 
nhiều lĩnh vực nghệ thuật của nhà văn. 
Đặc biệt do quá trình lao động nghệ thuật 
nghiêm túc và hết mình, tình yêu của tác 
giả đối với văn hoá và ngôn ngữ dân tộc 
nên những trước tác của Nguyễn Tuân 
để lại mãi mãi là viên ngọc quý về sử 
dụng ngôn từ, trong kho tàng văn học 
Việt Nam. 
 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đăng Mạnh, (1999) Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội Nhà 
văn, Hà Nội. 
2. Nguyễn Đăng Mạnh, (1988) Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 
3. Nguyễn Tuân, (1986) chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 
4. Nguyễn Tuân, (2000) Nguyễn Tuân toàn tập – tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 
5. Nguyễn Tuân, (1998) tuyển tập Nguyễn Tuân – tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 
6. Nguyễn Tuân, (2001) Vang bóng một thời, Nxb Đồng Nai 
7. Nhiều tác giả, (1998) Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. Nhiều tác giả, (2004) Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Văn học Việt Nam. 
9. Trương Chính, (1997) Tuyển tập Trương Chính – tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 
10. Vũ Ngọc Phan, (1994) Nhà văn hiện đại – tập 1, Nxb Văn học và hội nghiên cứu và 
giảng dạy văn học, TP. HCM. 

File đính kèm:

  • pdfcach_su_dung_ngon_tu_cua_nguyen_tuan_trong_vang_bong_mot_tho.pdf
Tài liệu liên quan