Vốn xã hội trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Tóm tắt: Vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của các nhóm nghiên cứu

mạnh (NNCM) được thể hiện ở mạng lưới liên kết bền vững giữa các nhà nghiên cứu, sự tin cậy

trong hoạt động KH&CN, quan hệ hỗ trợ nhau trong hoạt động KH&CN. Ở Việt Nam hiện nay,

vốn xã hội đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NNCM, được thể hiện và sử dụng

trong mọi hoạt động KH&CN. Đó là xây dựng các định hướng nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu;

thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài và dự án; triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, đào

tạo; công bố khoa học trong và ngoài nước; chuyển giao tri thức; thương mại hóa kết quả nghiên

cứu. Việt Nam muốn sử dụng hiệu quả hơn vốn xã hội trong các hoạt động KH&CN, thì cần đẩy

mạnh xây dựng vốn xã hội ở cấp vĩ mô, trung mô và vi mô; có chính sách khuyến khích thỏa đáng

cho các NNCM; đồng thời phát huy vai trò của truyền thông xã hội.

pdf8 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vốn xã hội trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h sự kết nối giữa 
các NNCM với các nhóm nghiên cứu trong 
nước bằng nhiều hình thức. Hỗ trợ, cung 
cấp thông tin cho các nhà khoa học để họ 
giao lưu, tiếp xúc với các đối tác trong và 
ngoài nước. Kết nối tri thức, thiết lập môi 
trường học thuật để các cá nhân nâng cao 
trình độ, trao đổi kinh nghiệm học thuật, 
giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cần 
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, 
trao đổi ý tưởng, nhiệm vụ nghiên cứu giữa 
các NNCM với lãnh đạo các trường đại 
học. Các NNCM cần có báo cáo định kỳ về 
các hoạt động và kế hoạch hành động của 
nhóm mình; công khai thông tin trên các 
website của nhóm. Dựa vào các tiêu chí liên 
quan đến hiệu quả hoạt động và các sản 
phẩm KH&CN, hàng năm cần có xếp hạng 
và đánh giá đối với các NNCM. Ở cấp vi 
mô, các nhà khoa học là thành viên của các 
NNCM cần tăng cường sự trao đổi thông 
tin, gặp gỡ nhau thông qua các buổi sinh 
hoạt chuyên môn định kỳ, các cuộc hội thảo 
khoa học. Ở các hội thảo, tiếp xúc cá nhân 
là cơ hội lớn nhất cho các nhà khoa học, 
nhất là cho các nhà khoa học trẻ để họ tìm 
ra các đề tài khoa học thời sự. Qua những 
bài diễn giảng, trao đổi bên lề, các nhà khoa 
học sẽ cởi mở hơn nhiều và sẵn sàng chia sẻ 
việc họ đang làm và những khúc mắc trong 
quá trình nghiên cứu. Đây chính là cơ hội 
để các nhà khoa học trẻ được tham gia vào 
những công trình nghiên cứu lớn, đẩy mạnh 
các hình thức cộng tác trong khoa học. Bên 
cạnh đó, cần đẩy mạnh các hoạt động xây 
dựng nhóm để tăng cường sự gắn kết, tình 
cảm giữa các thành viên trong NNCM. 
Thực tế khảo sát cho thấy, ở ĐHQGHN vẫn 
còn tới 9,1% số NNCM hiếm khi hoặc 
không bao giờ có các hoạt động xây dựng 
nhóm và sinh hoạt học thuật. 
Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích 
thỏa đáng cho các NNCM. Các cơ sở 
nghiên cứu và đào tạo cần đầu tư cho các 
NNCM một cách thỏa đáng; tạo động lực 
cho các thành viên NNCM; tạo lập môi 
trường làm việc chuyên nghiệp; đồng thời 
cần ghi nhận, đánh giá thường xuyên đối 
với các NNCM. Hiện nay, nhiều trường đại 
học đã có sự hỗ trợ về tài chính đối với 
NNCM (như Trường Đại học Công nghệ hỗ 
trợ 50 triệu đồng/NNCM; Trường Đại học 
Khoa học Tự nhiên hỗ trợ khoảng 20-30 
triệu đồng/NNCM). Tuy nhiên, sự hỗ trợ về 
tài chính hàng năm của các trường đại học 
còn rất khiêm tốn. Trong thực tế của 
ĐHQGHN, số giờ giảng của các thành viên 
NNCM không được giảm so với quy định 
tiêu chuẩn đối với NNCM. Điều này cũng 
làm ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu 
của các thành viên NNCM. Việc ghi nhận 
và đánh giá thường xuyên đối với các nhóm 
này cũng rất quan trọng, và cần có các tiêu 
chí rõ ràng. Trong chính sách phát triển các 
NNCM, cần có sự định hướng rõ ràng về 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
80 
các mô hình phát triển của NNCM (để các 
nhóm này trở thành “trung tâm xuất sắc” 
(Centre of Excellence), hay phòng thí 
nghiệm trọng điểm, hay trường phái khoa 
học. Việt Nam cần có quy định rõ và làm rõ 
các tiêu chí của trường phái khoa học...). 
Thứ ba, cần phát huy vai trò của truyền 
thông xã hội. Các nhà khoa học ngày nay 
không chỉ cần biết làm khoa học, mà còn 
cần có kỹ năng truyền thông, giới thiệu các 
sản phẩm khoa học của mình thông qua các 
công cụ truyền thông (như các trang mạng 
xã hội, blog). Những trang mạng kết nối 
mạng lưới xã hội chuyên biệt về khoa học, 
như ResearchGate, Academia, Google 
Scholar, LinkedIn, là những công cụ rất tốt 
hỗ trợ cho giới học thuật. Tham gia các 
mạng lưới liên kết này, các nhà nghiên cứu 
có thể đăng tải các bài nghiên cứu của 
mình, xây dựng mạng lưới giữa các nhà 
nghiên cứu, đưa ra các thảo luận và tương 
tác trực tiếp. Ngoài ra, các trang mạng này 
giúp người dùng theo dõi chỉ số ảnh hưởng 
các bài nghiên cứu của họ. Như vậy, các 
nhà khoa học có thể tận dụng thế mạnh của 
truyền thông xã hội để phục vụ cho công 
việc của mình. 
Tuy mạng xã hội không thể thay thế cho 
việc tham gia hội thảo khoa học, viết bài 
báo khoa học trên các tạp chí khoa học 
quốc tế, nhưng mạng xã hội có thể giúp 
chuyển tải các thông tin về công trình 
nghiên cứu một cách nhanh chóng và rộng 
rãi hơn. Người dùng cũng cần xác định rõ 
mục đích của mình khi sử dụng mạng xă 
hội để tiến hành một cách hiệu quả nhất. 
Theo báo cáo “Mạng xã hội: Cẩm nang cho 
các nhà nghiên cứu” [12], khi sử dụng 
mạng xã hội vào nghiên cứu khoa học thì 
hợp tác hiệu quả hơn; chia sẻ và trao đổi 
kinh nghiệm thuận lợi hơn; trong quá trình 
nhận phản hồi cũng thuận lợi hơn; giới 
thiệu công trình nghiên cứu nhanh hơn so 
với các phương thức xuất bản học thuật 
truyền thống. Thêm vào đó, việc sử dụng 
mạng xã hội có tác dụng như một công cụ 
quảng bá cho sản phẩm đầu ra của các 
nghiên cứu, giúp tăng chỉ số Altmetrics (sự 
quan tâm và các thảo luận xung quanh kết 
quả nghiên cứu) trên mạng xã hội, các báo, 
các tạp chí và các trang website mở. 
Một công cụ xã hội hữu ích của Tập 
đoàn xuất bản quốc tế Elsevier là Mendeley 
[13]. Công cụ này giúp đánh dấu, trích dẫn 
và quản lý tài liệu tham khảo, cho phép tìm 
kiếm, tải lên và tổ chức các bài viết, số liệu 
từ nhiều cơ sở dữ liệu, tạo danh mục tài liệu 
tham khảo cho các bài viết. Bên cạnh đó, 
Mendeley cũng có chức năng liên kết mạng 
lưới xã hội, giúp người dùng tạo hồ sơ 
nghiên cứu cá nhân, theo dõi và kết nối với 
các nhà nghiên cứu khác để tìm kiếm và 
xác định các xu hướng nghiên cứu cũng 
như chia sẻ danh mục trích dẫn. Tuy nhiên, 
các nhà nghiên cứu cũng cần lưu ý một số 
vấn đề khi lựa chọn và sử dụng mạng xã 
hội. Điều quan trọng nhất là cần lựa chọn 
một mạng xã hội phù hợp với mục đích sử 
dụng. Quản lý khối lượng công việc và thời 
gian sử dụng mạng xã hội hợp lý sẽ làm 
tăng năng suất và chất lượng công trình 
nghiên cứu. Để dùng mạng xã hội như một 
phần quan trọng của mạng lưới nghiên cứu 
một cách có hiệu quả, cần có sự tương tác 
trong việc chia sẻ và phản hồi thông tin 
giữa các nhà khoa học. Các nhà khoa học 
cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về bản 
quyền khi sử dụng và chia sẻ các thông tin 
nghiên cứu. 
4. Kết luận 
Vốn xã hội trong hoạt động KH&CN của 
các NNCM được thể hiện ở mạng lưới liên 
kết bền vững giữa các nhà nghiên cứu; sự 
Nguyễn Thị Hương Giang 
81 
tin cậy trong hoạt động KH&CN; quan hệ 
hỗ trợ nhau trong hoạt động KH&CN. Ở 
Việt Nam, vốn xã hội được thể hiện và sử 
dụng trong mọi hoạt động KH&CN (trong 
hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động 
triển khai công nghệ; trong xây dựng các 
định hướng nghiên cứu, ý tưởng nghiên 
cứu; trong thực hiện các nhiệm vụ đề tài, dự 
án; trong hoạt động hợp tác quốc tế, đào 
tạo, công bố khoa học; trong hoạt động 
chuyển giao tri thức, thương mại hóa công 
nghệ, kết quả nghiên cứu). Vốn xã hội (đặc 
biệt trong đó là sự dẫn dắt của trưởng 
NNCM, mạng lưới nghiên cứu hiệu quả, 
quan hệ hợp tác quốc tế và với các tổ chức 
trong và ngoài nước của trưởng NNCM, sự 
tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên 
NNCM) có tác động quan trọng đến hiệu 
quả hoạt động của NNCM. Để có thể sử 
dụng hiệu quả và làm giàu vốn xã hội trong 
các hoạt động KH&CN của các NNCM, 
cần có những chính sách đẩy mạnh vốn xã 
hội từ cấp vi mô, trung mô, đến vĩ mô. Đó 
chính là việc đẩy mạnh sự kết nối, mạng 
lưới nghiên cứu giữa các NNCM với nhau, 
giữa các NNCM với các mạng lưới xã hội 
khác trong và ngoài nước; đẩy mạnh các 
hình thức cộng tác trong các hoạt động 
KH&CN; có chính sách tài chính hỗ trợ cho 
các hoạt động nghiên cứu, công bố; tạo lập 
môi trường làm việc, nghiên cứu thuận tiện, 
chuyên nghiệp; tạo động lực cho các cá 
nhân và NNCM làm việc. Bên cạnh đó, các 
nhà khoa học cũng cần tận dụng lợi thế của 
các công cụ truyền thông xã hội phổ biến 
trong giới nghiên cứu; kết nối nhiều hơn 
với mạng lưới nghiên cứu trong và ngoài 
nước, đồng thời cập nhật, chia sẻ thông tin, 
kết quả nghiên cứu của mình một cách 
nhanh nhất và hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và vai 
trò của nó trong việc thích ứng và phát triển 
kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời 
kỳ đổi mới”, Hội thảo quốc tế “Đóng góp của 
Khoa học Xã hội và Nhân văn trong phát triển 
kinh tế - xã hội”, Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Ngọc Bích (2006), “Vốn xã hội và 
phát triển”, Tạp chí Tia Sáng điện tử ngày 
19/04/2006. 
[3] Vũ Cao Đàm (2013), “Vốn xã hội cho phát triển 
KH&CN Việt Nam”, Tạp chí Tia Sáng, số 2. 
[4] Trần Hữu Dũng (2003), “Vốn xã hội và Kinh 
tế”, Thời Đại, Số 8. 
[5] Trần Hữu Dũng (2006), “Vốn xã hội và phát 
triển kinh tế”, Kỷ yếu Hội thảo về Vốn xã hội 
và Phát triển, Tp. Hồ Chí Minh. 
[6] Phan Đình Diệu (2006), “Phát huy dân chủ để làm 
giàu nguồn Vốn xã hội”, Tạp chí Tia Sáng, số 7. 
[7] Lê Ngọc Hùng (2008), “Vốn xã hội, vốn con 
người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên 
cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Con 
người, số 37. 
[8] Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vốn xã hội, mạng 
lưới xã hội và những phí tổn”, Tạp chí Xã hội 
học, số 1. 
[9] Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bùi Thị Phương 
(2014), “Vốn xã hội từ một số cách tiếp cận 
nghiên cứu trên thế giới”, Tạp chí Khoa học xã 
hội Việt Nam, số 4. 
[10] Đào Mạnh Quân (2019), “Chính sách phát 
triển nhóm NNCM ở ĐHQGHN: Thực trạng 
và giải pháp”, Hội thảo khoa học quốc gia 
Phát triển nhóm nghiên cứu trong các trường 
đại học: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong 
nước và quốc tế, thực trạng phát triển các 
nhóm nghiên cứu ở các trường đại học Việt 
Nam hiện nay, Trường Đại học Công nghệ - 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[11] Margaret Heffernan (2015), “The secret ingredient 
that makes some teams better than others”, 
https://ideas.ted.com/the-secret-ingredient-that-
makes-some-teams-better-than-others/ 
[12] 
xa-hoi-trong-nghien-cuu-trao-doi-hoc-thuat-
va-cong-bo-quoc-te-d-6328, truy cập ngày 
10/10/2018. 
[13] https://www.mendeley.com/?interaction 
_required=true, truy cập ngày 10/10/2018.
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
82 

File đính kèm:

  • pdfvon_xa_hoi_trong_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_o_viet_nam.pdf