Một số giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

TÓM TẮT

Cuộc sống và con người Nam Bộ đã được thể hiện một cách tài năng qua các truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt, người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế,

phong cách tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông

qua giọng điêu. Giọng điệu trong truyện ngắn của chị rất đa dạng: có giọng dân dã mộc mạc, có

giọng buồn mênh mang, có giọng trầm tĩnh, đắng đót Điều này góp phần tạo nên phong cách

độc đáo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ể nhớ quê, nhớ 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 273 - 277
275 
gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà. 
Như qua, phò con bìm bịp này như phò bà già 
vợ vậy mà vui” [8, tr 100] 
Hay: “Ông Sáu cười,“Cha để coi, chỗ nào 
chưa đi thì đi, còn sống là còn tìm. Qua nhờ 
chú em một chuyện, chú em nuôi dùm con quỷ 
sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn 
ra chết, để con “trời vật” nầy lại không ai lo. 
Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng 
qua nghe””[8, tr 102-103] 
Có thể nói, trước những dâu bể thăng trầm 
của cuộc đời, con người không thể không 
buồn nhưng quan trọng hơn trước những dâu 
bể thăng trầm ấy, con người ta biết chấp nhận 
nó để có thể sống tốt hơn, để hiểu mình và 
hiểu đời hơn... 
Tóm lại, trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, 
Nguyễn Ngọc Tư thường hướng cái nhìn xót 
xa và thông cảm đến những phận người 
không may trong cuộc đời. Điều này đã tạo 
nên một giọng buồn trong truyện ngắn của 
chị. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ xót 
xa và thông cảm, chị còn tin yêu và luôn 
mong mỏi cho những số phận không may ấy 
có được cuộc sống hạnh phúc dù là những 
hạnh phúc bình dị và nhỏ nhoi nhất để bù đắp 
cho sự độ lượng, vị tha và nghĩa khí của họ 
trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhìn 
mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ này. 
Một giọng trầm tĩnh, có phần đượm chua 
xót đắng cay 
Trước hết, có thể thấy giọng điềm nhiên, trầm 
tĩnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được 
thể hiện qua nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn, 
chậm rãi của nhân vật người kể chuyện. 
Mở đầu truyện ngắn Cải ơi! người đọc bắt gặp 
nhịp kể chậm rãi, từ tốn của người kể dù đang 
thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các 
nhân vật - một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và 
điềm tĩnh của tác giả trong quá trình phản ánh 
sự khốn khó của con người trong cuộc sống. 
Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm 
rãi, từ tốn, thái độ trần thuật, điềm nhiên đôi 
khi đến lạnh lùng của Nguyễn Ngọc Tư cũng 
là một minh chứng cho giọng điệu trầm tĩnh 
của tác giả. 
Khi nhập vai nhân vật kể chuyện, trước 
những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hay 
những bi kịch trong cuộc đời của nhân vật, 
Nguyễn Ngọc Tư – (nhân vật kể chuyện) 
không dùng những từ ngữ thô tục hoặc cách 
nói mạt sát. Đặc biệt tác giả không chửi rủa 
hay tỏ ra cay cú khi đề cập đến những vấn đề 
tiêu cực trong cuộc sống . 
Nguyễn Ngọc Tư thường chọn cách nói nhẹ 
nhàng, mềm mại khi thuật về tình cảnh đáng 
thương của Sương - cô gái giang hồ sau một 
đêm đi “thương lượng” với “những người có 
trách nhiệm” của địa phương (về việc đàn vịt 
của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong 
truyện ngắn Cánh đồng bất tận: 
“Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham 
muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo. 
Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một 
thoáng. Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức 
như sắp xem được một vở cải lương hay. Chị 
thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị 
ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc 
thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc 
rồi... chị trở về khi trăng rạng rỡ trên đầu 
(mãi sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu 
trắng ấy). Ống quần quệt vào cỏ ướt đẫm 
sương. Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm 
tôi chạo chực. Nhác thấy hai chị em tôi ngồi 
thù lù, chị kêu lên, “trời đất, hai cưng chờ chị 
chi vậy”. “Chị đã làm đĩ quen rồi, mấy 
chuyện nầy nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?” 
[8, tr.203]. 
Có thể nói, tuy không dùng những lời lẽ đao to 
búa lớn, không quát tháo, không thoá mạ... 
nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn 
phê phán của Nguyễn Ngọc Tư trước những 
vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Đồng thời 
cũng cảm nhận nỗi xót xa và thương cảm, đau 
đớn của nhà văn dành cho số phận không may 
trong cuộc đời. Đây là thành công của chị 
trong việc sử dụng cách nói mềm mại, nhẹ 
nhàng, đầy nữ tính để tạo nên một giọng điệu 
điềm nhiên, trầm tĩnh nhằm lột tả bản chất của 
những sự việc mà chị phản ánh. Về điều này, 
nói như nhà văn Dạ Ngân, là Nguyễn Ngọc Tư 
có giọng “điềm đạm mà thấu đáo”. Hay như 
Tấn Kiệt trong “Sông nước Hậu Giang và 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 273 - 277
276 
Nguyễn Ngọc Tư” thì Nguyễn Ngọc Tư có 
giọng văn “... thành thật hiền hoà, không xốc 
táp ngang ngược; không có những kiểu nói om 
sòm mà rỗng tuếch”. 
Một điểm quan trọng nữa giúp nhận ra 
giọng điệu của chị chính là lối kể chuyện 
bình thản, có phần dửng dưng của chị. 
Những lúc như vậy, người đọc, nhân vật 
người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng 
“tôi”, có khi nhập vào nhân vật nhưng thực 
chất trong lòng đau đớn, xót xa... Tâm trạng 
đó được thể hiện rõ nhất ở những câu văn 
mà tác giả cố tình (để cho nhân vật kể 
chuyện trong quá trình trần thuật) mở ngoặt 
đơn để “giải thích”, “chú thích” thêm một 
điều gì đó. Ví dụ như trong Một trái tim 
khô: 
 “Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu, “sao anh đành 
đoạn giết em”,(trời đất ơi, chắc là hết chuyện 
nói rồi.) [8, tr.146]. Hay trong Thương quá rau 
răm: “Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói trời (chỉ 
thiếu nói lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra 
bãi đào khoai” [8, tr.23]. 
Theo thống kê của chúng tôi, dấu ngoặc đơn 
được sử dụng trong ba tập truyện với 36 
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là 288 
lượt. Cụ thể: Tập truyện Cánh đồng bất tận: 
115 lượt; Tập truyện Giao thừa: 95 lượt; Tập 
truyện Khói trời lộng lẫy: 78 lượt 
Có thể nói, đây là nét sáng tạo trong cách trần 
thuật của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần làm nên 
giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh rất độc đáo 
của chị. Chính sự xuất hiện những dấu ngoặt 
đơn làm cho câu chuyện thêm phần khách 
quan và sinh động hơn. 
Một giọng dân dã mộc mạc 
Giọng điệu dân dã mộc mạc của Nguyễn 
Ngọc Tư được thể hiện trong những trang văn 
tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống sinh 
hoạt của người dân Nam Bộ. Đó là những 
trang viết về dòng sông như một người bạn 
tâm tình“Đêm sông trăng, ngồi trên nhà có 
thể nhìn thấy một dòng chảy líu ríu, sáng 
loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi 
không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm 
rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách 
bụp rất đều”. Câu văn êm ả như ru, những 
dòng sông cuộc đời, những dòng sông thời 
gian thấm thía tình người, niềm đau và nỗi 
buồn. Những dòng sông-thơ cứ thênh thang 
chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất trong trẻo, 
độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư. 
Giọng điệu dân dã, mộc mạc này xuất hiện với 
tần số cao trong truyện ngắn của chị, đôi khi 
lắng đọng ở những câu văn kể hòa trộn với 
tả “Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp 
cánh đồng bất tận. Ven các bờ ruộng, bông cỏ 
mực như những điền viền nhỏ liu riu làm dịu lại 
mảng rực vàng của lúa”. Câu văn có chất thơ, 
nó là khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân 
dã, tự nhiên nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vút lên 
từ những trang văn nồng nàn tình người. 
Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần 
gũi của người dân Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư 
đã chọn cho mình giọng điệu dân dã, mộc 
mạc cứ tự nhiên chảy ra từ vốn sống của nhà 
văn, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ cùng với 
niềm đồng cảm, chia sẻ. Giọng mộc mạc, dân 
dã ấy xuất phát từ cảm hứng của nhà văn về 
cuộc sống và số phận của những “nhân vật 
nhỏ bé”- những người nông dân nhếch nhác 
bùn đất và những người nghệ sỹ nghèo khổ, 
bất hạnh nhưng giàu lòng yêu nghề. Giọng 
điệu ấy được chưng cất bằng mật độ đậm đặc 
của ngôn ngữ Nam Bộ (như từ chỉ địa hình 
,sản vật gắn với một vùng sông nước; cử chỉ 
hoạt động, sinh hoạt, cách xưng gọi mang sắc 
thái Nam Bộ; tình thái từ có màu sắc Nam 
Bộ, cách diễn đạt kiểu Nam Bộ) và sự ùa 
vào của khẩu ngữ. Điều này góp phần tạo bối 
cảnh cho truyện đậm đặc chất Nam Bộ từ 
cảnh sắc thiên nhiên tới cuộc sống sinh hoạt 
và tạo cho Nguyễn Ngọc Tư một phong cách 
độc đáo. 
KẾT LUẬN 
Như vậy, có thể thấy bên cạnh âm hưởng và 
giọng buồn, nhưng không chán chường ủ dột, 
thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu 
chủ yếu góp phần làm nên phong cách nhà 
văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Nói như Trần Thị 
Ngọc Lang: “mỗi người một ít, như những 
con ong rừng gom từng giọt mật một bồi đắp 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 273 - 277
277 
cho văn hóa, văn học Việt Nam thêm phong 
phú, đa dạng, bằng cách đóng góp cho văn 
hóa, văn học Nam Bộ ngày càng phát triển 
với sắc thái riêng, phong cách riêng.”[5] 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Trọng Bình. Phong cách truyện 
ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện 
nghệ thuật con người, www. viet-studies. 
info/NNTu 
[2]. Trần Hữu Dũng. Nguyễn Ngọc Tư, Đặc sản 
miền Nam, www. viet-studies. info/NNTu 
[3]. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc 
Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, 
Nxb Giáo dục 
[4]. Nguyễn Thị Hoa ( 2008), Giọng điệu trần 
thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện 
Cánh đồng bất tận, kỷ yếu sinh viên khoa 
học toàn quốc, Huế 
[5]. Trần Thị Ngọc Lang (2011), Phương ngữ 
Nam Bộ trong tác phẩm Đồng bằng sông Cửu 
Long, Từ điển học và Bách khoa thư, số 4. 
[6]. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi 
pháp học hiện đại, Bộ GD&ĐT. Vụ giáo 
viên. 
[7]. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa Nxb Trẻ 
[8]. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cánh đồng bất tận 
Nxb Trẻ 
[9]. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy 
Saigon Media & Nxb Thời đại 
SUMMARY 
THE TONES IN NGUYEN NGOC TU’S SHORT STORIES 
 Pham Thi Hong Nhung* 
 College of Information and Communication Technology – TNU 
Nam Bo’s life and people were shown marvelously in short stories by Nguyen Ngoc Tu. Specially, 
readers might notice all deep thoughts, attitude, position, talented style as well as language 
strength and creative inspiration of the artist through her tones. The tones in her short stories are 
diverse: some are folk and rustic, some are immense sad, and some are calm and bitter. These 
contribute to the unique style of the writer Nguyen Ngoc Tu. 
Key words: Nam Bo, language strength, tones, style, attitude. 
Phản biện khoa học: Đào Thị Vân – Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN 
*
 ĐT: 0916044507 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giong_dieu_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_ngoc_tu.pdf