Một đề nghị phân loại câu điều kiện tiếng Việt

Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn

ngữ học quan tâm đúng mức và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu

chuyên biệt về câu điều kiện tiếng Việt nào được công bố. Chính vì lẽ đó, việc

phân loại câu điều kiện cũng không được chú trọng: nó chỉ được đề cập, một cách

thi thoảng, trong các sách ngữ pháp nhân khi nói đến câu điều kiện, với tư cách là

một tiểu loại của câu ghép chính phụ.

Tác giả các sách ngữ pháp này thường không chú tâm vào việc phân loại câu

điều kiện mà chỉ đặt tên các tiểu loại điều kiện khác nhau căn cứ vào sự khác biệt

một cách hết sức sơ lược về ý nghĩa giữa chúng.

Bài viết này, dựa vào tiêu chí mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề và tính

hiện thực – không hiện thực của các sự việc trong phát ngôn để đưa ra một đề nghị

phân loại chi tiết hơn cho loại câu điều kiện tiếng Việt. Ngoài ra tần số xuất hiện

của sự việc được nói đến trong câu cũng là một tiêu chí mà chúng tôi chú ý đến.

Ba tiêu chí mà chúng tôi dùng để phân loại nói trên có được từ sự tiếp thu có

chọn lọc thành quả nghiên cứu câu điều kiện của những tác giả đi trước, đặc biệt là

tiêu chí trong hệ thống phân loại của hai nhà ngôn ngữ học Maeda (1991) và

Sakahara (1985) khi các tác giả này tiến hành phân loại câu điều kiện tiếng Nhật.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một đề nghị phân loại câu điều kiện tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
á nhân 
hoặc một nhóm, một cộng đồng: 
 8 
(34) a. Hết tiền là nó lấy cắp đồ đạc đem bán.[TTTN-NK]. 
b. Cứ nghĩ đến các bạn là tôi không dằn lòng được.[TĐHMĐ-ĐNQ] 
c. Nếu phải hôm cổng chính chưa kịp đóng thì từ từ ông lướt mình trôi ra 
phố.[NBCT-BN} 
d. Nếu không thấy mặt luôn hai bữa thì chiều anh ta đi chơi ắt hẳn lên nhà 
mà thăm.[MCT-HBC]. 
(35) a. Khi tôi cầm quyển sách trên tay, hễ có cái gì bọc bên ngoài thì tôi 
nhất định bỏ bọc đó đi. 
b. Và bây giờ thì tôi và Kan, hễ gặp mặt nhau, thay vì chào thì chúng tôi 
nói với nhau chuyện như vậy. 
c. Lúc tôi ở nhà hễ đi du lịch thì anh ấy đều gởi quà cho tôi. Lúc tôi ở 
Cần Thơ cũng vậy, anh ấy đã gởi 2 lần quà. 
Tập quán theo cách hiểu vừa trình bày có thể là những gì vẫn đang tồn tại trong 
thời điểm nói và có thể tiếp diễn sau đó. 
Tiếng Việt không có hình thức ngữ pháp để phân biệt hai loại trên nên nhất thiết 
phải dựa vào ngữ cảnh hoặc tình huống cụ thể trong câu. Ở trên, câu (a) là một câu 
mơ hồ, câu (b) là một tập quán hiện tồn tại vì có từ chỉ thời gian (“bây giờ”), còn 
câu (c) là một tập quán đã thuộc về quá khứ so với thời điểm phát ngôn nhờ sự hạn 
định của ngữ đoạn chỉ thời gian (“lúc tôi ở nhà”, ”lúc tôi ở Cần Thơ”). 
2.2. Bộ phận tiền đề – kết luận 
Liên kết tiền đề – kết luận là mối liên kết, về mặt hình thức, được thực hiện 
thông qua các kết từ điều kiện, nhưng trong nghĩa câu người ta không thể nhìn 
thấy mối quan hệ nhân quả. 
(36) a. Nếu tối hôm trước mà ráng chiều có màu đỏ thì hôm sau trời tốt. 
b. Nếu ông ấy là hiệu trưởng thì tôi là bộ trưởng Bộ Giáo dục. 
Câu (a), “ráng chiều có màu đỏ” dĩ nhiên không phải là nguyên nhân của “trời 
tốt” vào ngày hôm sau, dù rằng trong thực tế có thể có một mối liên hệ nào đó về 
mặt khí tượng học. Câu (b) cũng không tìm thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa 
hai mệnh đề: sự việc ông ấy là hiệu trường một trường học nào đó không phải là 
nguyên nhân của sự việc tôi là bộ trưởng. Giữa hai sự kiện này có một mối liên hệ 
nhưng rõ ràng không phải là nguyên nhân và kết quả. 
Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng quan hệ gọi là điều kiện – kết quả 
của cấu trúc NẾU...THÌ... rõ ràng đã bị “sứt mẻ” ít nhiều. Vì vậy chúng tôi tạm gọi 
quan hệ giữa mệnh đề trước và mệnh đề sau trong cấu trúc NẾU...THÌ... mà không 
chứa trong đó mối quan hệ nhân quả là quan hệ TIỀN ĐỀ – KẾT LUẬN. 
NẾU đặc biệt có vai trò rất lớn trong những câu tiền đề – kết luận như vậy. Vai 
trò của HỄ tương đối mờ nhạt, thậm chí trong rất nhiều trường hợp HỄ không thể 
dùng được. Các kết từ khác, chẳng hạn MÀ hay THÌ thì thi thoảng lắm mới được 
dùng. (x. bảng phân loại) 
 9 
Khác với câu điều kiện – kết quả, tính hiện thực/không hiện thực có vai trò rất 
quan trọng trong việc xác định nghĩa của câu, câu tiền đề – kết luận tính hiện 
thực/không hiện thực chỉ có vai trò thứ yếu. Tiền đề chỉ là cái cớ để người nói biểu 
hiện thái độ của mình. Cũng có khi tính hiện thực trong loại câu này rất cao vì như 
thế mới giúp người nói biểu lộ thái độ/quan điểm của mình, cũng có khi rất thấp vì 
đó là sản phẩm tưởng tượng của người nói. 
Trong bộ phận câu quan hệ tiền đề – kết luận, chúng tôi tạm chia ra một số tiểu 
loại như sau: 
a. Suy đoán 
Trường hợp thường thấy là người nói dựa vào một sự việc hiển nhiên xảy 
ra/không xảy ra trong thực tế (ở M2) để đưa ra một suy đoán. Tiếng Việt thường 
có các từ như NẾU...THÌ PHẢI..., NẾU...THÌ HẲN LÀ..., NẾU...THÌ SAO..., 
NẾU...LÀM SAO... Chủ ý của người nói là nhằm chứng minh sự việc ở M1 là 
không có thật. 
(37) (–Máy bay Mỹ sắp đến đấy). – Nếu thế thì phải có còi báo 
động.[NBCR-BN] (dẫn lại thí dụ( 19) 
Thực tế không có còi báo động  M1 sai (không phải máy bay Mỹ sắp đến). 
(38) Rõ ràng cậu Chín không ốm. Cậu đã bịa ra cớ ấy để gọi tôi lên Matxcơva. 
Không lẽ bên nhà có tin đột xuất. Nếu có, hẳn mẹ tôi đã đánh điện thẳng 
cho tôi.[NTĐM-DTH] 
Thực tế là mẹ đã không đánh điện  M1 sai (bên nhà không có tin đột xuất). 
(39) Nếu ông ấy tự tử thì ông ấy cởi bỏ áo làm gì?[MCT-HBC]. 
(Người tự tử thường không cần cởi áo), thực tế ông ấy đã cởi áo  M1 sai (ông ấy 
không tự tử). 
b. Sóng đôi 
Mệnh đề trước và mệnh đề sau dùng như hai mệnh đề sóng đôi, có tính chất so 
sánh tu từ hơn là một quan hệ điều kiện–kết quả thông thường. Trong quan hệ 
sóng đôi này, tùy vào các yếu tố tình thái và ngôn liệu ở mỗi mệnh đề mà ý nghĩa 
chung của cả câu sẽ là một sự luân phiên, thay đổi một trạng thái, một hành động, 
một sự việc theo thời gian, không gian, cảnh huống. 
(40) Nếu cách đây mấy phút ông muốn thốt lên “Liệu bây giờ nó ở đâu, rét 
mướt thế này!” thì bây giờ nỗi hậm hực lại muốn trào ra.[TXV-LL] 
Ở câu này, mệnh đề trước biểu thị tâm trạng lo lắng, quan tâm, mệnh đề sau 
biểu thị tâm trạng hậm hực, bực bội. Quan hệ sóng đôi của hai mệnh đề đã nêu lên 
một sự thay đổi hoặc một diễn tiến (tâm trạng) theo trục thời gian (“cách đây mấy 
phút” – “bây giờ”). Tương tự: 
(41) Nếu ở đây ông an ổn phần xác thì ở quê ông an ổn phần hồn hơn. 
[TTTN-NK] 
Quan hệ nghĩa giữa hai mệnh đề thực ra được ẩn chứa sâu hơn rất nhiều dựa trên 
một sự đối lập bề mặt (trước đây – bây giờ, ở đây – ở quê, lúc nghèo – lúc giàu 
 10 
v.v.), tuy nhiên hình thức ngôn ngữ được dánh dấu bằng NẾUTHÌ không đủ để 
bao quát hết những trường hợp cụ thể trong thực tế sử dụng ngôn ngữ. 
c. Dẫn nhập 
Cũng tương tự như loại quan hệ sóng đôi giữa hai mệnh đề, loại quan hệ này 
mang hình thức NẾU...THÌ..., HỄ...THÌ... nhưng nó hầu như không thể hiện chuỗi 
suy lý tiền đề – kết luận, và càng không thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả. 
Cùng với loại sóng đôi ở trên, nó làm thành một nhóm câu điều kiện mà nhiều nhà 
nghiên cứu gọi là câu điều kiện giả. 
(42) a. Người trong nhà, nếu ai có ý cũng đều thấy Bác Ái quyến luyến 
Xuân Hoa lắm.[MCT-HBC]. 
b. Ban đêm ai đi ngang nhà Quảng Giao, nếu liếc mắt dòm thử vô cửa thì 
thường thấy chồng nằm trên ghế đọc sách, vợ ngồi trên ván may, chẳng 
hề chuyện vãn chi hết.[MCT-HBC]. 
c. Nếu có điều gì ở M làm TT không vừa lòng thì đó là tính ít nói của 
anh.[TTTN-NK]. 
Chẳng hạn ở câu (25a), không hề có suy lý nào giữa M1 [ai có ý]  M2 [thấy 
Bác Ái quyến luyến Xuân Hoa]; và người nói cũng không có ý định nói rằng “có 
ý” là điều kiện để thấy sự “quyến luyến” ấy. Rõ ràng M1 chỉ là một lời dẫn nhập 
nhằm tạo ra một tình huống mang tính chất tu từ để người nói đưa ra nhận định 
của mình trong M2. Trọng tâm thông tin là ở M2. 
Chúng tôi cho rằng trong tiếng Việt có những lời dẫn nhập tình huống làm 
thành một khuôn phát ngôn ít nhiều có tính công thức; chẳng hạn: “Nếu có ai 
hỏi...”, “Nếu tôi có...”, “Tôi mà là anh...” v.v.. 
THAY LỜI KẾT LUẬN 
Thử áp dụng hệ thống phân loại trên vào các kết từ NẾU, HỄ, GIÁ, THÌ 
chúng ta thấy rằng bảng phân loại mà chúng tôi vừa đề nghị cũng còn có tác dụng 
làm nổi rõ đặc trưng ý nghĩa của từng kết từ điều kiện đặc biệt.Tất nhiên, khi nhìn 
vào bảng dưới đây, chúng ta không thấy có sự tương ứng 1-1 giữa các kết từ này 
và quan hệ ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề nhưng mức độ nghĩa đặc trưng thì chắc 
chắn có.Vì vậy trong bảng này chúng tôi sẽ đưa ra những quan sát của chúng tôi 
về vị trí của các kết từ trên trong bảng phân loại.Mức độ đặc trưng cao được ký 
hiệu là C, trung bình: TB, thấp: T và không đặc trưng (hầu như không có khả năng 
xuất hiện): K. 
 11 
 Nếu Hễ Giá Thì 
Điều 
kiện – 
kết quả 
Giả định Giả thiết  C TB K TB 
Phản sự thật  C K C TB 
Phi giả định Tất yếu  TB C K C 
Tập quán  TB C K TB 
Tiền đề – 
kết luận 
Suy đoán  C T K T 
Sóng đôi  C K K K 
Dẫn nhập tình huống  C K K K 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Lê, 1992, Cú pháp tiếng Việt, Q 2-Cú pháp cơ sở, Nxb KHXH, Hà Nội. 
2. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb Đại học & Trung học chuyên 
nghiệp, Hà Nội. 
3. Hoàng Tuệ, 1962, Giáo trình về Việt ngữ, T1, Hà Nội. 
4. Nguyễn Anh Quế, 1983, Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
5. Nguyễn Kim Thản, 1977, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
6. Sweetser Eve, 1990, From Etymology to Pragmatics. Cambrige: Cambrige U.P.. 
7. Maeda Naoko, 1991, Jyouken bun funrui no-kousatsu, Nihongo gakuhou 13, Tokyo 
gaikokugo daigaku. 
8. Sakahara Shigeru, 1985, Nichijou Gengo no suuiron, Tokyo daigaku shuppan kai. 
Các truyện ngắn, tiểu thuyết được dùng làm tư liệu: 
1. Trần Nhật Quang, 1999, Tiếng đàn hạc Miến Điện , Nhà xuất bản Văn học.(TĐHMĐ-TNQ). 
2. Dương Thu Hương, 1988, Những thiên đường mù, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.(NTĐM-
DTH). 
3. Bảo Ninh, 1991, Nỗi buồn chiến tranh, Nhà xuất bản Hội nhà văn.(NBCT-BN) 
4. Lê Lựu, 1995, Thời xa vắng, Nhà xuất bản Hội nhà văn.(TXV-LL). 
5. Nguyễn Khải, 1997, Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ.(TTTN-NK) 
6. Nguyễn Nhật Anh, 1990, Phòng trọ ba người, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí 
Minh.(PTBN-NNA). 
7. Hồ Biểu Chánh, 1988, Một chữ tình, Nhà xuất bản Tổng hợp Tiền Giang.(MCT-HBC). 
A SUGGESTION TO CLASSIFY VIETNAMESE CONDITIONALS 
In the world, conditional sentences are greatly concerned by a number of the philosophers and the 
linguists. The linguists of Vietnamese language, however, haven’t sufficiently studied Vietnamese 
conditional sentences that are just presented as a part of complex sentences (involving two clauses, 
superordinate and subordinate clause) in almost of Vietnamese grammar books. 
In this paper, to classify Vietnamese conditionals we base on two criteria: (i) conjunction of causality 
between protasis and apodosis, (ii) () reality of states of affair presented in utterance. Besides, we base on 
frequency of states of affair in question as a minor criterion. 
In our classification of conditionals, Vietnamese conditionals consist of two kernel types: (1) 
conditional – resultant sentences, (2) premise – consequential sentences. The type (1) consists of 
suppositional structure and non-suppositional structure. The type (2) consists of deductive structure, 
parallel structure, and introduction structure. 

File đính kèm:

  • pdfmot_de_nghi_phan_loai_cau_dieu_kien_tieng_viet.pdf