Mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua vấn đề tiếp biến cái kỳ ảo từ truyện kể dân gian đến truyện truyền kỳ trung đại

TÓM TẮT

Sau khi nghiên cứu một cách sâu rộng về văn học dân gian truyền thống, folklore học bao

giờ cũng chuyển mối quan tâm của mình từ một xã hội trong quá khứ sang một mối liên

hệ với quá khứ gần, với hiện tại thậm chí là tương lai. Bởi suy cho cùng, nghiên cứu văn

học dân gian là ñể dự ñoán/ñịnh hình hình dạng của văn chương truyền thống. ðiều này

chỉ có thể thực hiện ñầy ñủ khi ñược ñặt trong mối tương quan với các thời kì văn học

khác nhau. ðó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam

quan tâm và luôn muốn tìm hiểu ngày một nhiều hơn về mối quan hệ giữa truyện kể dân

gian với các tác phẩm văn học kỳ ảo. Trong bài viết này, chúng tôi giới hạn sự quan tâm

của mình về mối quan hệ ñặc biệt trên qua trường hợp tiếp biến cái kỳ ảo từ truyện kể

dân gian ñến truyện truyền kỳ thời trung ñại.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua vấn đề tiếp biến cái kỳ ảo từ truyện kể dân gian đến truyện truyền kỳ trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Truyện kể dân gian thường xuyên xuất hiện hiện tượng các nhân vật di chuyển 
một cách tự do giữa thế giới hiện thực và kỳ ảo một cách phi cản trở trong không gian. 
ðây chính là nguyên nhân làm nên thế giới biến ảo, kỳ lạ và thần tiên của các câu 
chuyện cổ. Nguyên nhân của những hành trình kỳ lạ này, trước hết, do truyện cổ tích là 
thể loại có mối quan hệ sinh thành trực tiếp từ cơ cấu xã hội và từ rất nhiều motif thể 
hiện rất rõ các ñịnh chế xã hội mà truyện cổ tích ra ñời. Trong ñó các nghi lễ hiến tế, 
nghi lễ thụ pháp và nghi lễ trưởng thành chiếm một vai trò vô cùng ñặc biệt. Cùng với 
V.IA. Propp, E.M. Melintinsky trong những nghiên cứu theo hướng cấu trúc lịch sử của 
truyện cổ tích cũng dẫn ra rằng: “một số cốt truyện cổ tích chẳng hạn như truyện về 
những người vợ kỳ diệu – những con vật tôtem, truyện về những con vật ăn thịt người, 
những ác thần, về sự ñánh nhau với trăn thần và ñặc biệt là những chuyến viễn du sang 
một thế giới khác ñều có khởi nguồn từ thời kỳ tiền giai cấp và mang dấu vết của các 
nghi lễ hiến tế của người cổ sơ” [7]. Hơn thế nữa, chúng ta biết rằng ñóng vai trò vô 
cùng quan trọng trong những ý niệm của con người thời cổ chính là ý niệm về thế giới 
bên kia, ñặc biệt là những chuyến viễn du ñến những vùng miền xa lạ. Ý niệm này ñã 
ñược chuyển hóa vào trong các nghi lễ hiến tế liên quan ñến cái chết và tử thần rồi ñi 
vào trong thần thoại. Truyện cổ tích kế thừa thế giới quan của thần thoại và do vậy, ñã 
mang theo trong nó nhưng ý niệm xa xôi của con người thời cổ về những cuộc hành 
trình kỳ lạ ñến các vùng ñất xa xôi, mà thực chất là chuyến ñi khám phá ñời sống phía 
sau cái chết. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
53 
Tuy nhiên, trong truyền kỳ, hành trình ñi ñến thế giới khác ñã mang màu sắc 
khác biệt. Việc di chuyển ñến thế giới khác trong truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ gần 
như ñã ñánh mất hoàn toàn các dấu vết liên quan ñến nghi lễ của con người thời cổ, 
trong khi vẫn liên tục kế thừa các motif dịch chuyển không gian từ folklore (như motif 
hành trình lên trời, xuống ñịa ngục, ñến thế giới ở long cung, lạc vào các thế giới khác 
trên mặt ñất) và các cốt truyện kể về việc nhân vật ñi ñến một thế giới khác như Gã 
trà ñồng giáng sinh, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Chuyện ñối tụng ở Long cung, hay 
Phạm Từ Hư lên chơi thiên tào từ trong dân gian. Cái kỳ ảo, như vậy ñã có bước 
chuyển hóa rõ rệt từ chỗ là một ñặc ñiểm về mặt tư duy trong folklore ñã biến thành một 
phương tiện nghệ thuật trong văn học kỳ ảo. Trong khi chuyến phiêu lưu của người anh 
hùng trong cổ tích qua các thế giới khác nhau mang ñậm màu sắc nghi lễ và hành ñộng, 
thì sự dịch chuyển không gian của nhân vật truyền kỳ mang ñậm sắc màu tâm lý với 
những xung ñộng dữ dội về mặt tư tưởng, một thứ dịch chuyển phúng dụ cho những bi 
kịch tinh thần của văn nhân thời bấy giờ. ðó là hệ quả của sự thay ñổi con người chức 
năng trong truyện cổ tích sang sự kết hợp giữa con người cảm nghĩ và con người hành 
ñộng ở thể loại mới này của văn học viết. Các nhà văn trung ñại ñã xây dựng nên những 
cuộc hành trình ñến thế giới khác nhằm mô tả trong hình thức lý tưởng nhất những xung 
ñột sâu sắc nhất của tâm trí con người, giữa thiện và ác, giữa trật tự và rối loạn. ðồng 
thời khai phóng những năng lượng không thể giải tỏa trong cuộc ñời thực ngột ngạt, 
sang một thế giới khác, nơi mà họ tin là công lý có thể ñược thực thi, và mọi sự xoay 
vần ñổi vị trong ñời sống này ñều ñược chứng nghiệm bởi các thế lực thần bí ở thế giới 
khác. 
Qua ñó, chúng ta cũng nhận thấy rằng, không chỉ truyện kể dân gian vốn ñược 
xem là sản phẩm của tầng lớp thất học và những người mù chữ, trong thế ñối lập với 
giới văn nhân, bản thân thể loại truyện truyền kỳ khi mới ra ñời chỉ ñược xem là những 
tiểu diễn ngôn, bên cạnh diễn ngôn chính thống của thời ñại. Vào giai ñoạn mới xuất 
hiện, truyện truyền kỳ tồn tại như những văn bản ngoại biên, ñược viết ra bởi những văn 
nhân không tìm thấy sự hòa giải với các vấn ñề của xã hội, bị sang chấn bởi sự ñổi thay 
triều ñại, chiến tranh, bất công và loạn lạc. Việc tiếp biến cái “kỳ ảo” trong truyện kể 
dân gian ñể tập trung miêu tả một thế giới kỳ quái, nghịch dị trong không gian nghệ 
thuật của truyền kỳ tiết lộ sự khủng hoảng về bản sắc của các nhà văn trung ñại với tư 
cách như là một thành viên ñược ñào tạo bởi hệ tư tưởng Nho giáo. Như thế, thái ñộ lựa 
chọn và tiếp biến các chất liệu từ nghệ thuật folklore - vốn của tầng lớp cấp thấp và bị 
coi thường, có thể xem xét như một ý thức phản biện xã hội mạnh mẽ, một thái ñộ thách 
thức và chống lại diễn ngôn trung tâm ngay chính tại trung tâm của tầng lớp tinh hoa. 
Như vậy, khi cái kỳ ảo ñã hoàn toàn biến thành một phương tiện nghệ thuật, rõ 
ràng, với việc tái thiết lại từ trong các chất liệu dân gian, nhà văn luôn muốn nó phục vụ 
cho những ý ñồ thiết thực của mình. Nếu chúng ta thỏa thuận rằng, thế giới do các nhà 
văn kỳ ảo sáng tạo ra luôn luôn phải tuân theo một nguyên tắc nghiêm nhặt ñó là thế 
giới cùng những ñiều không thể hay nói theo cách của C.S. Lewis, trong Experiment in 
Criticism (Thể nghiệm trong phê bình), truyện kỳ ảo ñó là “bất kỳ câu chuyện nào có 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
54 
hòa lẫn với những ñiều bất khả hoặc siêu nhiên” [8], thì việc sử dụng folklore là ñiều 
hết sức cần thiết. ðơn giản là vì trong khi cố gắng sáng tạo ra một thế giới thứ cấp ñầy 
rẫy những ñiều phi thực, tác giả truyện kỳ ảo vẫn luôn muốn ñộc giả cảm thấy thế giới 
kỳ lạ này trở nên ấm cúng và gần gũi hơn với người ñọc bằng cách sử dụng cái kỳ ảo từ 
trong folklore. Hay nói cách khác, nhà văn viết truyện kỳ ảo ñã sử dụng các chất liệu 
truyền thống, từ các motif ñơn lẻ ñến toàn bộ câu chuyện tự sự dân gian, cho phép ñộc 
giả của họ nhận ra rằng, chiều sâu văn hóa của thế giới không thể ñược tạo ra bởi các 
tác giả, và người ta chỉ có thể khơi dậy khối năng lượng văn hóa vô tận trong tiềm thức 
ấy bằng cách sử dụng các mô thức thẩm mỹ của truyện kể dân gian. Do ñó, không phải 
ngẫu nhiên khi các nền văn học viết, không chỉ ở Việt Nam, ñều khởi ñầu bằng cách sử 
dụng cái kỳ ảo - chất liệu truyền thống của truyện truyền khẩu. 
4. Kết luận 
Trong kho tàng folklore, các câu chuyện truyền khẩu ñược xem là ñặc biệt 
thiêng liêng, có giá trị, luôn ñược yêu cầu kể lại một lần nữa, một lần nữa, và rồi ñược 
truyền thừa sâu rộng trong cộng ñồng qua nhiều thế hệ. Những chủ ñề mà nó quan tâm, 
những kỹ thuật kể chuyện sơ khởi mà nó tạo dựng với rất nhiều các phiên bản khác 
nhau trong văn hóa dân gian, không giới hạn trong phạm vi quan tâm trong tầng lớp ít 
học của xã hội, thậm chí ñã trở thành nền tảng và nguồn cội ban ñầu cho sự hình thành 
nghệ thuật truyện ngắn thời trung ñại, bởi các văn nhân của tầng lớp tinh hoa. Tiếp biến 
cái “kỳ ảo” từ truyện kể dân gian ñến truyện truyền kỳ trung ñại là minh chứng tiêu biểu 
cho một phương thức tư duy, kỹ thuật tường thuật, quy ñịnh kiểu tự sự nhằm tạo ra 
những thế giới kỳ lạ ñã di chuyển vào trong văn học viết. ðiều ñặc biệt là sự thiết lập 
các ñặc trưng tường thuật vốn có từ truyện truyền khẩu này ñã lớn lên như cách mà một 
nền văn hóa trở nên phức tạp theo thời gian. Nó gắn bó mật thiết vào các lớp khác nhau 
câu chuyện văn học, với khán giả liên quan hay nhiều ñiều khác nữa. Cái “kỳ ảo” ñược 
biết ñến rộng rãi ở các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết, sử thi và cổ tích này, sau 
ñó ñã tạo thành một hình thức mà phát triển từ các chất liệu ñó, truyện truyền kỳ trở nên 
quy ước hơn, khán giả trở nên hạn chế hơn, người kể chuyện trở nên tinh vi hơn, các giá 
trị chân lý ngày càng trở thành những biểu tượng và ít thể hiện bằng con chữ, nhưng 
trong tất cả ñều tồn tại những vấn ñề tương ñồng mà chúng ta có thể bắt gặp giữa một 
thể loại thuần túy của folklore và một thể loại của văn học thành văn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007). Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX. 
Tập 1, 2. Nxb Giáo Dục, tr. 683. 
[2]. Nhiều tác giả (2005). Văn học Việt Nam, từ thế kỷ X ñến thế kỷ XVIII. NXB Giáo 
dục, tr. 505. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
55 
[3]. S. Thompson. Motif - index of Folk - Literature, A Classification of Narrative 
Elements in Folk - Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances, Exempla, 
Local Legends. Indiana University Press, 1955-1958, p. 1403-1782. 
[4]. Jason Marc Harris (2008). Folklore and the Fantastic in Nineteenth-Century 
British Fiction. Published by Ashgate Publishing Limited, p. 55. 
[5]. Lixevich X (2000). Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc. Nxb Giáo dục, tr. 249. 
[6]. Maria Nikolajeva (2003). Fairy Tale and Fantasy: From Archaic to Postmodern. 
Wayne State University Press, p. 344. 
[7]. E.M. Meletinsky (2005). Thi pháp của huyền thoại. NXB ðại học Quốc gia Hà 
Nội, tr. 25. 
[8]. Brian Stableford 92005). Historical Dictionaries of Fantasy Literature. The 
Scarecrow Press, p. 276. 
RELATIONSHIP BETWEEN FOLKLORE AND LITERATURE BY TURNING 
IN THE FANTASY FROM FOLK TALES TO MEDIEVAL STORY 
Nguyen Thi Kim Ngan 
Department of Literature, College of Education, Hue University 
Email: nganpedagogy@gmail.com 
ABSTRACT 
After an extensive research on traditional society, folklore always turn their concerns 
from a past society in relation to the recent past, present and future evently. Folklore 
research is to predict/forming the shape of traditional literature. This can only be fully 
realized if it was in the relation to the different literary periods. That is why researchers 
around the world and in Vietnam are always interested to learn more and more about the 
relationship between folk tales with the fantasy literatures. In this article, we limited our 
attention to the special relationship by turning in the fantasy from folk tales to medieval 
story. 
Key words: folklore, folktale, fantasy, medieval story. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_folklore_va_van_hoc_viet_qua_van_de_tiep_bi.pdf