Mạng lưới xã hội và giải pháp hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương

TÓM TẮT

Mạng lưới xã hội chủ yếu của lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương là hệ thống thân tộc

và đồng hương, nhưng họ thường ít tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội ở nơi làm việc và

nơi tạm trú. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ là cần phải có sự hiệp lực của các tổ chức chính thức và phi

chính thức trong việc tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư.

pdf9 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mạng lưới xã hội và giải pháp hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
phường hằng năm đều tổ chức các ngày lễ tết lớn như Chol Chnam Thmay 
hay Ok Bom Bok, thu hút rất đông sự tham gia của lao động Khmer trong và ngoài phường 
(xem phụ lục 4). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lê Anh Vũ 
161 
Như vậy, có thể thấy việc tham gia vào các hoạt động văn hóa của địa phương hay 
tổ chức lễ tết theo phong tục cổ truyền của người Khmer gắn liền với sự quan tâm của 
chính quyền địa phương. Ở đây, vai trò của các cán bộ Đoàn phường là rất quan trọng 
khi chính họ là những người tư vấn, tham mưu để Đảng ủy Phường hiểu rõ ý nghĩa cũng 
như tầm quan trọng của các ngày lễ tết truyền thống đối với cộng đồng lao động Khmer 
nhập cư. Chính việc đáp ứng nhu cầu này đã giúp bà con cảm thấy gắn bó hơn với vùng 
đất mới, đó cũng là dịp để người dân bản địa và lao động Khmer nhập cư giao lưu văn 
hóa và hiểu nhau hơn. Chính vì thế, những hoạt động như phường Bình Hòa tổ chức rất 
cần được khuyến khích và nhân rộng. Ngoài ra, các chi hội thanh niên công nhân nhà trọ 
hay chi hội phụ nữ cần tổ chức những chương trình thiết thực và phù hợp với nhu cầu 
của lao động Khmer thì mới có thể thu hút sự tham gia của họ. Điều này, không những 
giúp ích đối với lao động Khmer nhập cư mà còn góp phần đảm bảo tình hình an ninh 
trật tự xã hội của địa phương. 
Ở nơi làm việc, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, các công ti luôn có tổ 
chức công đoàn. Tuy nhiên, việc tham gia vào những hoạt động do công đoàn tổ chức đối 
với lao động Khmer trong nghiên cứu này dường như xa lạ. Có lẽ, họ không tin vào tổ 
chức này và ngại tham gia (xem phụ lục 5). Không chỉ trong tham gia các hoạt động công 
đoàn, cách ứng xử trước những sự cố tại nơi làm việc cũng cho thấy một tâm thế “cầu an” 
của họ (xem phụ lục 6). 
Trong những diễn ngôn về thân phận của mình ở nơi làm việc, những ngôn từ mà 
lao động Khmer sử dụng trong nghiên cứu này mang tính “biết thân biết phận” bộc lộ 
trạng thái chấp nhận. Với họ, có lẽ sự yên ổn để có công việc làm là quan trọng hơn việc 
đấu tranh đòi quyền lợi, dù công việc có nặng nhọc, lương thấp nhưng vẫn tốt hơn so với ở 
quê. Những dữ kiện trên cho thấy chính bản thân lao động Khmer đang kiến tạo nên hình 
ảnh an phận, không phản ánh sự bị động mà ngược lại đó chính là chiến lược sống dựa trên 
sự cân nhắc về bản thân và bối cảnh tại nơi làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách 
thức cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người lao động ở những nơi có nhiều lao 
động Khmer đang làm việc trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về lợi ích của 
việc tham gia vào các tổ chức xã hội. Để khắc phục tâm thế này, các công ti có đông lao 
động Khmer làm việc cần tổ chức tuyên truyền về lợi ích khi tham gia các tổ chức như 
Công đoàn. Trong đó, cần phát huy vai trò của những lao động tích cực, năng động có uy 
tín đối với lao động Khmer và nên thuyết phục họ tham gia vào Ban chấp hành Công đoàn. 
3. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy mạng lưới xã hội chính và đóng vai trò quan trọng đối 
với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương là hệ thống thân tộc đồng hương. Điều này thể 
hiện đặc trưng văn hóa về tính cố kết và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng Khmer di cư. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 156-164 
162 
Tuy nhiên, việc ít tham gia các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội ở nơi làm việc và 
nơi ở cũng là một rào cản để lao động Khmer có thể tiếp cận các chính sách, các chương 
trình hỗ trợ chính thức mà tỉnh Bình Dương đã và đang cố gắng triển khai. Thực tế này, 
cũng đòi hỏi các tổ chức đoàn thể xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để 
lao động Khmer hiểu được lợi ích khi tham gia. Mặt khác, khi tổ chức hoạt động cần phải 
đánh giá nhu cầu cũng như phải phù hợp với đặc điểm văn hóa của đồng bào Khmer. Cuối 
cùng, những thực tế nghiên cứu này gợi nhớ đến quan điểm “hiệp lực” của K. Meagher 
(2007, tr.411) khi ông cho rằng, để giúp người dân thích ứng với sự biến đổi xã hội, tạo 
điều kiện cho họ tham gia vào tiến trình dân chủ cần có sự “hiệp lực” giữa định chế chính 
thức và phi chính thức. Trong đó, định chế phi chính thức có khả năng cải thiện hiệu lực 
của các định chế chính thức do chúng có năng lực góp sức vào hệ thống chính quyền địa 
phương, vào việc huy động người dân, việc cung ứng dịch vụ, cũng như vào lĩnh vực giải 
quyết các xung đột. Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu của lao động Khmer nhập cư, cần có 
sự bổ trợ và hợp tác giữa các định chế và mạng lưới thân tộc – đồng hương theo hướng bổ 
sung và phát huy điểm mạnh của nhau. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ngô Phương Lan. (2012). Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông 
Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu con người, 3, 44-54. 
Nguyễn Thị Hòa. (2009). Lao động nữ di cư giúp việc nhà từ đồng bằng sông Cửu Long tới thành 
phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu tại phường 9, thị xã Trà Vinh). Hội thảo Việt Nam học lần 
thứ 3, 350-374. Hà Nội. 
Ngô Thị Thu Trang, Hồ Kim Thi, Châu Thị Thu Thủy, và Ngô Hoàng Đại Long. (2016). Thích ứng 
sinh kế của người nhập cư Khmer tại quận ven đô: Điển cứu tại phường Bình Trị Đông B và 
phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển Khoa học và Công 
nghệ, 19, 89-104. 
Meagher, K. (2007). Introduction: Special issue on'informal institutions and development in 
Africa'. Africa Spectrum, 42(3), 405-418. 
PHỤ LỤC 
1. “Hồi đó, tui về thấy anh S. khó khăn, con bệnh không có tiền cũng thấy thương nên giới thiệu lên 
Bình Dương, lên khu trọ nhà bà Tư đó, tui bảo lãnh cho ở trọ rồi nói với bà Út bán quán để hai vợ 
chồng nó mua chịu đồ, chuyện giúp đỡ này cũng bình thường vì cùng là người mình, mình thương 
nhau chớ, ngay như tui cũng là do bà con giới thiệu lên đây, chứ tui cũng đâu có biết gì trên này 
đâu?” 
 (PVS4, Nam lao động tự do, 37 tuổi, Thuận An) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lê Anh Vũ 
163 
2. “Mới có gia đình hàng xóm ở quê lên mới lên có hai ngày à, chưa mua được đồ xài nên lại 
mượn tô, mượn nồi của em đó, em nói cứ lấy tự nhiên xài, thiếu gì cứ lấy đi, đừng có ngại gì hết 
trơn hết. Mình thấy họ là mình nhớ đến ngày xưa của mình nên cũng thương họ lắm” 
(PVS3, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An) 
3. “Đi làm tối ngày về nhà thì cũng ở trong nhà, chứ không có đi đâu hết, chỉ có chủ nhật được 
nghỉ thì mình cũng trò chuyện vui chơi với chị em trong khu trọ thôi chứ cũng không có đi đâu bên 
ngoài, trong khu này đa số là người dân tộc của mình nên cũng dễ nói chuyện mà bà con tui trên 
đây, gia đình họ Lâm đó cũng có nhiều đến 5-6 người lận nên cũng có bà con đồ. Nói ngay, ở trong 
khu này quen nhau hết nên cũng không có mất mát gì đâu”. 
 (PVS 10, Nữ, công nhân, 48 tuổi, Thuận An) 
4. “Hôm nay là lễ mừng Chol Chnam Thmay do UBND phường phối hợp với chi hội Thanh niên 
công nhân tổ chức. Bản thân tôi cũng có sự bất ngờ trước sự tham gia rất đông của thanh niên 
công nhân Khmer, ước tính có khoảng 3000 người tham gia. Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều 
tiết mục truyền thống như điệu Apsara rồi biểu diễn thời trang trong ngày cưới của người Khmer. 
Các nghi lễ “tắm núi cát” và “tắm phật” đều được thực hiện một cách tôn nghiêm và xúc động. 
Tôi thấy mọi người tham gia rất vui trong tiếng nhạc truyền thống Khmer réo rắt, nhìn ai cũng 
thấy phấn khởi. Tôi hỏi anh Triệu Vi L. là chi hội phó chi hội thanh niên công nhân Khmer cho 
biết: tụi em ở đây cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như bên Đoàn Thanh 
niên cũng hỗ trợ anh em làm lễ tết cho bà con, mọi người cũng phấn khởi tham gia, làm xa quê mà 
những ngày lễ tết được tổ chức trang trọng như vậy là niềm vui của những người con xa quê. Rồi 
tổ chức lễ như vậy cũng là dịp để tụi em giới thiệu truyền thống văn hóa của dân tộc mình đến với 
người dân địa phương để cùng giao lưu, học hỏi” 
 (Trích nhật kí điền dã ngày 15/4/2017) 
5. “Trong công ti cũng có công đoàn chứ nhưng mà họ cũng làm thuê như mình nên cũng nghe lời 
ông chủ thôi hà, mình có gì thì tự chịu cho rồi chứ đi thưa thì cũng không được gì mà còn bị để ý 
nữa”. 
(PVS5, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An) 
6. “ Mình thấy người ta ai cũng không có làm nữa kéo nhau đi ra cổng, rồi la lối tùm lum hết, em 
cũng sợ vì ai cũng đi mà em không đi cũng không được nhưng em muốn qua nhanh nhanh để còn 
yên ổn mà đi làm, với em có công việc như ở công ti là mừng lắm rồi nên chịu thiệt chút không sao, 
không có đòi hỏi gì. Em nhớ, lúc đó vừa sợ vừa vui. Ông chủ thì đứng ở trên la “Bây giờ làm ăn 
thua lỗ, tao còn có cái quần xà lỏn nè! Tụi bây (công nhân) có muốn lấy không? Dưới này, mọi 
người hô lấy luôn cho ông ở trần ở truồng luôn, cười quá trời quá đất! Công ti này tăng lương ít 
quá mà còn tăng theo kiểu xếp hạng A,B,C nữa, hồi năm đó, gần tết bà chị em cưới nên hai vợ 
chồng em về sớm mấy ngày vậy mà ổng tăng lương ít hơn người khác, vợ chồng em người cũ làm 
lâu mà ổng tăng có 10.000đ trong khi người mới lại tăng 15.000đ, chơi sốc hàng, em cũng bức xúc 
nhưng biết làm sao bây giờ! Bây giờ lương mấy người mới còn hơn lương của em luôn! Kì cục 
thiệt”. 
(PVS7, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 156-164 
164 
SOCIAL NETWORK AND SOLUTIONS TO DEVELOPING SOCIAL NETWORK: 
A STUDY OF KHMER IMMIGRANT WORKERS IN BINH DUONG PROVINCE 
Le Anh Vu 
Thu Dau Mot University 
Corresponding author: Le Anh Vu – Email: vula@tdmu.edu.vn 
Received: 17/02/2019; Revised: 10/3/2019; Accepted: 10/4/2019 
ABSTRACT 
The main social network of Khmer immigrant workers in Binh Duong is the system of 
relatives and fellow citizens. However, they do not often participate in activities of social 
organizations in their workplace and temporary residence. Therefore, there should be synergies 
between formal and informal organizations to enhance social networks of Khmer immigrant 
workers 
Keywords: social network, , Khmer immigrant workers, Binh Duong province. 

File đính kèm:

  • pdfmang_luoi_xa_hoi_va_giai_phap_ho_tro_tang_cuong_mang_luoi_xa.pdf
Tài liệu liên quan