Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996)

Tóm tắt

An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm đầu thực hiện

công cuộc đổi mới, An Giang có chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, khả năng làm việc của

người lao động chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển và đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện

thắng lợi mực tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Để khắc phục tình hình này, Đảng bộ và chính quyền

tỉnh An Giang đã tích cực, chủ động đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao tỷ lệ người

lao động qua đào tạo trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, chú trọng phát triển mạng lưới dạy

nghề và đào tạo đại học. Các giải pháp phát triển giáo dục đào tạo được kết hợp chặt chẽ với

việc sử dụng nguồn nhân lực qua điều động, phân bố trên sở sở khoa học và thực tiễn của từng

địa phương, từng ngành. Những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang trong đào tạo

và sử dụng nguồn nhân lực những năm đầu thực hiện cộng cuộc đổi mới tuy chuyển động còn

chậm, kết quả chưa cao nhưng đã tạo được những tiền đề quan trọng trong việc phát triển

nguồn nhân lực của địa phương khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

pdf8 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 thêm một nghề để giúp học sinh có thể lao động sau khi tốt nghiệp, đồng 
Nguyễn Thị Hồng Nhung Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang... 
 112 
thời định hướng các em vào học các trường trung học chuyên nghiệp, nhất là hệ trung cấp nghề. 
Số học sinh phổ thông được học nghề tăng lên gấp nhiều lần trong vòng 10 năm (1986-1996). 
Từ con số 0 ở năm học 1985-1986, học sinh phổ thông được học nghề đã tăng lên 14.760 em 
trong năm học 1995-1996. 
Biểu đồ 1: Số học sinh phổ thông được học nghề ở An Giang[8] 
Năm 1991, An Giang có 4 trường dạy nghề gồm: Trường Công nhân kỹ thuật – Trung 
tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề, Trường Trung học Nông nghiệp, Trung học 
Y tế, Trung học Sư phạm. Trường Trung học Sư phạm cung cấp giáo viên cho công tác phổ cập 
giáo dục tiểu học, trường Trung học Y tế đáp ứng yêu cầu thầy thuốc cho các địa phương nên 
số lượng tuyển sinh đông hơn trường Trung học Nông nghiệp và Trường Công nhân Kỹ thuật. 
Biểu đồ 2: Số lượng tuyển sinh vào các trường dạy nghề ở An Giang[8] 
Hầu hết những công ty, xí nghiệp ở địa phương đều gặp khó khăn khi tuyển lao động, 
phải tuyển người chưa có chuyên môn, sau đó mới tổ chức dạy nghề tại cơ sở sản xuất kinh 
doanh, vừa mất thời gian vừa ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đó là đối với những cơ sở sản 
xuất kinh doanh có điều kiện dạy nghề tại chỗ (xí nghiệp may, xí nghiệp chế biến thủy sản), 
còn công ty điện nước nông thôn thì không thể tuyển người chưa có chuyên môn. Cách tuyển 
người của công ty là nhận hồ sơ, sau đó cho đi học nhưng không cấp lương. Khi tốt nghiệp mới 
0 239
14760
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
1985-1986 1990-1991 1995-1996
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
 113 
được bố trí công việc và công ty sẽ chi toàn bộ học phí cả khóa học đối với những người tốt 
nghiệp đạt loại khá trở lên. Với phương thức này, phải mất 5 năm, công ty mới tuyển được một 
đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề phù hợp với yêu cầu của công việc[7]. 
3. Bước đầu khắc phục những bất cập trong sử dụng nguồn nhân lực 
Nguồn nhân lực không có việc làm của tỉnh giai đoạn 1986-1995 chiếm khoảng 9,1% lực 
lượng lao động xã hội, cao hơn nhiều tỉnh và mức bình quân chung cả nước. Số lao động có đủ 
việc làm trong các ngành sản xuất, cơ sở tiểu thủ công nghiệp vẫn còn thấp, chủ yếu làm việc 
trong lĩnh vực kinh tế phi chính thức (bán hàng rong, bán vé số, xe đạp ôm, xe lôi thùng), 
thuộc lĩnh vực lao động giản đơn, vốn ít, thu nhập thấp. Tình trạng thiếu việc làm đồng nghĩa 
với việc nguồn nhân lực chưa được sử dụng hết khả năng, gây sức ép đối với nền kinh tế và là 
nguyên nhân tiềm tàng đe dọa sự ổn định của xã hội. Đó là chưa kể đến việc chậm nâng cao 
chất lượng dân số và nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về thể lực, trình độ văn hóa, kỹ 
năng lao động và nhân cách hạn chế không nhỏ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
Qua số liệu điều tra 1/4/1989, toàn tỉnh có 852,6 ngàn người trong tuổi lao động, nhưng 
mới có việc làm ổn định trên 6 tháng là 587,8 ngàn người, có việc làm tạm thời 44,2 ngàn 
người. Nếu loại trừ số người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học, nội trợ, mất khả năng 
lao động thì số người chưa có việc làm là 90,1 ngàn người, bằng 10,6% số người trong độ tuổi 
lao động[2]. Đến năm 1995, nguồn lao động của An Giang có 1.111.857, trong đó nguồn lao 
động dự trữ gồm 16.554 học sinh trong tuổi lao động đang học và 125.262 người trong tuổi lao 
động có khả năng lao động nội trợ và chưa có việc làm[3]. 
Biểu đồ 3: Số lượng nguồn nhân lực ở An Giang từ năm 1991 đến 1995[3] 
972846
1006213
1039351
1069259
1111857
900000
950000
1000000
1050000
1100000
1150000
1991 1992 1993 1994 1995
Giai đoạn 1986-1990, mỗi năm An Giang tăng bình quân 26.753 người, trong đó lao 
động nông nghiệp tăng 18.153 người, chiếm 67,8%. Sang giai đoạn 1990 đến 1994 số lao động 
tăng 74.705 người, bình quân mỗi năm tăng 14.941 người, lao động nông nghiệp tăng bình 
quân 8.775 người và chiếm 58,7%[10]. Như vậy, theo thời gian, tốc độ tăng số lượng lao động 
trong nông nghiệp đã giảm tỷ lệ thuận với cơ cấu kinh tế của tỉnh khi tỷ trọng nông nghiệp 
giảm (từ 87.9% giai đoạn 1980-1985 xuống còn 58.7% giai đoạn 1990-1994). Nhưng về cơ 
bản, đa số lao động tăng đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sau đó trong lĩnh vực 
thương nghiệp. Do sức ép của đà gia tăng dân số trong khi các ngành khác như công nghiệp, 
Nguyễn Thị Hồng Nhung Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang... 
 114 
tiểu thủ công nghiệp không có khả năng thu dụng thêm nhiều lao động. Năm 1980, bình quân 
một lao động nông nghiệp có 0,63 ha đất canh tác, năm 1990 bình quân một lao động còn 0,35 
ha, đến 1994 còn 0,32 ha[10]. 
Biểu đồ 4: Mức độ tăng của lao động trong nông nghiệp An Giang qua các giai đoạn[10] 
87.90%
67.80%
58.70%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1980-1985 1985-1990 1990-1994
Còn về lao động trong khu vực ngoài nông nghiệp, một số nơi đã ứng dụng tiến bộ kỹ 
thuật, dựa vào nguyên liệu tại chỗ và tự chạy thêm nguyên liệu, nên đã phát triển thêm một số 
mặt hàng mới như sản xuất đồ gốm ở Tri Tôn, thị xã Châu Đốc và một số mặt hàng tiêu dùng 
khác. Năm 1986, có 500 cơ sở mới với trên 1.300 lao động tư nhân mở ra sản xuất, chủ yếu là 
dịch vụ, sửa chữa. Một số cơ sở sản xuất tư nhân trước đây đã nghỉ, nay trở lại sản xuất, như 20 
cơ sở đường kết tinh ở Chợ Mới[12]. Năm 1990, khu vực tiểu thủ công nghiệp đã thu hút thêm 
5.500 lao động, khu vực thương nghiệp số người kinh doanh tăng thêm trên 2.884 lao động. 
Đến cuối năm 1990, toàn tỉnh có 57,8 ngàn lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ 
công nghiệp, với 16.565 cơ sở, tăng 155,4% về cơ sở và tăng 147,27% về lao động so với năm 
1986[2]. Nhìn chung, nguồn nhân lực của An Giang trước năm 1996 chủ yếu thuần nông (với 80% 
lao động nông nghiệp), lao động công nghiệp, dịch vụ ít. Chính vì lực lượng nông dân đông đảo, 
xuất thân từ nông dân nên nguồn nhân lực dù không trực tiếp can dự vào đồng áng nhưng họ còn 
nặng tác phong sinh hoạt nông dân, thiếu tác phong lao động công nghiệp. Đây là một yếu điểm 
không chỉ nguồn nhân lực An Giang vướng phải mà là yếu điểm của nguồn nhân lực cả nước. Năng 
suất lao động thấp, lao động giản đơn bằng cơ bắp là chủ yếu. Lao động được đào tạo còn quá thấp, 
trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học chiếm khoảng 3,8% trong tổng số lao động[10]. Tốc độ tăng 
lao động trong độ tuổi trung bình hàng năm cao hơn tốc độ tăng dân số, do đó sử dụng nguồn lao 
động này sao cho hiệu quả và không lãng phí là một vấn đề đặt ra rất gay gắt. 
3. Kết luận 
Xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông nên nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực 
nông nghiệp ở An Giang chiếm số lượng lớn trong cơ cấu nhân lực của tỉnh. Nguồn nhân lực 
nông nghiệp thường có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo. Đây là tình trạng chung của 
nguồn nhân lực An Giang. Trước năm 1996, nguồn nhân lực An Giang đông về số lượng nhưng 
chất lượng còn nhiều hạn chế. Cộng với tình hình kinh tế của tỉnh lúc đó dù đã khởi sắc nhưng 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
 115 
chưa thực sự phát triển nên tỉnh rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực (thiếu thợ có 
trình độ tay nghề cao, thừa người không được đào tạo). Để khắc phục tình trạng này, Đảng bộ, 
chính quyền tỉnh An Giang đưa ra nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo 
và việc làm. Trong buổi đầu tiến hành đổi mới, vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực An 
Giang gặp nhiều khó khăn do sự chuyển đổi cơ chế. Giai đoạn 1986-1995, số học sinh đến 
trường sụt giảm so với giai đoạn trước và số học sinh bỏ học còn nhiều. Nguồn nhân lực qua 
đào tạo của An Giang chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của đồng bằng sông 
Cửu Long và cả nước. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ đại học trở lên còn 
ít. Tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo nghề lại càng thấp hơn vì chính quyền cũng như người dân 
chưa chú trọng đến mảng đào tào nghề. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh 
lần thứ VI, 1996. 
[2] Cục thống kê tỉnh An Giang, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 1986-1990, số 128/TK, 1991. 
[3] Cục thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê tỉnh An Giang 1991-1995, 1996. 
[4] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần V, Lưu hành 
nội bộ, 1991. 
[5] Mai Ngọc Luông, Sự nghiệp giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long (1986-1996), Luận án 
Tiến sĩ Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, 2004. 
[6] Nguyễn Thành Phương, Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An Giang (1975-2000), Luận 
án tiến sĩ lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia 
thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 
[7] Nguyễn Thế Nghĩa, Bùi Quang Huy, Lê Thế Đạt (đồng chủ biên), Đồng bằng sông Cửu Long – 
hội nhập và phát triển, NXB Khoa học Xã hội, 2005. 
[8] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề (1986-1996), 
1996. 
[9] Sở Lao động An Giang, Phương hướng kế hoạch năm 1986 về phân bổ lao động và xây dựng 
các vùng kinh tế xã hội, số 40/KH, Chi cục Lưu trữ An Giang, phông UBND tỉnh An Giang – 
Khối Nội chính 1976-1989, HSS 1040. 
[10] Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh An Giang, Quy hoạch phát triển dân số và nguồn 
nhân lực thời kỳ 1996-2010 tỉnh An Giang. 
[11] Tỉnh ủy An Giang, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang tại Hội nghị 
đại biểu giữa nhiệm kỳ (khóa V), số 57-BC/TU, 1994. 
[12] Tỉnh ủy An Giang, Báo cáo tình hình năm 1986, số 06 - BC/TU, 1987. 
[13] Tỉnh ủy An Giang, Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, nâng cao chất lượng giáo dục 1987-
1988, Số 05/CT-TU, Chi cục Lưu trữ An Giang, Phông UBND tỉnh An Giang – Khối văn hóa – 
xã hội 1976-1989, HSS 398. 
[14] UBND tỉnh An Giang, An Giang 25 năm xây dựng và phát triển, 2000. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_dao_tao_va_su_dung_nguon_nhan_luc_o_an_gian.pdf
Tài liệu liên quan